An Giang mùa này đẹp, lạ: Cây bún trổ bông trắng khúc sông quê
Với tên gọi ngộ nghĩnh, ai nghe qua cũng đều ngạc nhiên nhưng cây bún rất đổi thân quen với những vị cao niên ở vùng sông nước Cửu Long. Tại tỉnh An Giang sau Tết Nguyên Đán cũng là thời điểm hoa bún nở rộ, tạo không gian đẹp lạ trên những nhánh sông quê. Cây bún mọc hoang có nhiều ở các xã Phú Hưng, Phú Xuân và một số nơi khác ở huyện Phú Tân.
Theo người dân địa phương, cây Bún có độ cao từ 7- 20 mét, thân gỗ, được những bậc lão làng làm cán dao, cán cuố. Ngoài ra lá cây Bún có hình mũi mác, cụm hoa trổ dày đặc ở ngọn các nhánh vì cây sống thích nghi ở vùng nhiệt đới.
Thời điểm sau Tết Nguyên đán, những cây bún ở miền Tây vào kỳ bung bông rực rỡ.
Vào thời điểm tháng 2 trở đi, cây bún trổ hoa đẹp lạ tạo thành nét đặc trưng của vùng sông nước miền Tây, có nơi cây bún mọc trước sân nhà, hay đình chùa cũng tạo thêm cảnh hoang đặc sắc. Ông Lê Văn Võ, người dân ở xã Phú Hưng cho biết: “Không biết tự đời nào, lâu lắm rồi. Cây bún này thì nó mọc hoang vu theo mé sông, quanh vườn, có điều là thấy nó cũng ngồ ngộ là trổ bông chứ mọi lần thấy có trái”.
Hoa cây bún
Theo các vị lương ly ở vùng đất Phú Hưng, huyện Phú Tân thì cây bún còn có tên khác là cây cần sen, là dược liệu quý lá có vị đắng, hoa màu trắng, trái to như trứng gà. Lá cây bún được người xưa lót đệm để tạo mùi thơm và màu sắc cho các loại hoa quả.
Video đang HOT
Hoa bún tuy không thơm nhưng có thể ăn luộc như rau. Trong y học cổ truyền, vỏ cây bún có thể bào chế thành thuốc viên làm dịu viêm, dễ tiêu hoá hay trị sỏi hoặc rối loạn đường tiết niệu.
Cây bún ở miền Tây là cây dược liệu quý, có thể chế biến thành nhiều món ăn vị thuốc, là nguyên liệu của nhiều bài thuốc Nam chữa bệnh…
Phát huy sử dụng dược liệu sẵn có ở địa phương thời gian tới, ông Nguyễn Thiện Chủng – Chủ tịch Hội Đông y xã Phú Hưng, huyện Phú Tân, tỉnh An Giang nói: “Dược liệu ở đây thì cây nào cũng sử dụng làm thuốc được.
Cây bún này cũng là cây mọc hoang chứ cũng không ai trồng nhưng nhìn lại những cây bún ở đây là cây cổ thụ hết sức to, cho nên từ chỗ đó, sắp tới địa phương sẽ phát huy dược liệu Việt Nam để nghiên cứu đưa vào trị bệnh cho hiệu quả cao nhất”.
Theo Danviet
Tấm lòng người dân với chủ trương xây dựng nông thôn mới
"Ai có tiền góp tiền, ai không có tiền thì góp công", là tinh thần phổ biến ở các địa phương khi huy động sức dân xây dựng nông thôn mới (NTM) ở huyện Phú Tân (An Giang).
Bên cạnh những công trình mang giá trị cụ thể bằng số tiền lớn do nhà nước, nhà hảo tâm hỗ trợ thì trong thành quả chung của NTM không thể bỏ qua mồ hôi, công sức của những người trực tiếp đóng góp ngày công lao động.
Nhân dân tham gia đóng góp ngày công miễn phí thực hiện các công trình cầu, đường nông thôn
Từ xây cầu, làm đường, cất nhà, giặm vá mặt đường xuống cấp... người dân có thể đóng góp bằng nhiều hình thức, như: góp tiền, hiến đất, lao động trực tiếp tại các công trình, gián tiếp giúp đỡ các tổ từ thiện bằng việc lo cơm ăn, nước uống để giảm chi phí tối đa.
Không câu nệ nhiều hay ít, mức độ đến đâu, quan trọng là ai cũng thấy mình phải có một phần trách nhiệm góp phần xây dựng quê hương và khi thụ hưởng thành quả chung, niềm vui, niềm tự hào được san sẻ như nhau.
Qua nhiều năm xây dựng NTM, ở xã Bình Thạnh Đông, trên bảng vàng tri ân người đóng góp, mọi công trình đường dân cư, cầu bê-tông đều thống kê rất chi tiết, kể cả số tiền 5.000 đồng của 1 cá nhân trong công trình trị giá hơn 1 tỷ đồng.
Đón nhận tất cả tấm lòng và phát huy tối đa các tổ, đội từ thiện trên địa bàn, chính quyền và nhân dân xã Bình Thạnh Đông đã hoàn thành chương trình xây dựng NTM với tinh thần không trông chờ, ỷ lại.
Tại xã Phú Thành, chỉ riêng việc xây dựng cầu bê-tông, năm 2019 đã hoàn thiện được 3 cây cầu. Phó Bí thư Đảng ủy xã Phú Thành Lý Thị Lệ Hằng cho biết, ngoài nguồn kinh phí thì nhân công đóng vai trò rất quan trọng. Nếu không có đội ngũ này, mỗi cây cầu phải tốn thêm chi phí khoảng 200 triệu đồng.
Trên địa bàn xã có Tổ từ thiện ấp Phú Quới do ông Nguyễn Văn Tre làm tổ trưởng và hơn 40 thành viên. Tổ hoạt động rất rộng rãi, tham gia xây dựng tất cả cây cầu trên địa bàn huyện, mỗi đợt huy động từ 150-200 lao động trong những ngày đổ trụ, đổ mâm, đổ đà.
Theo ông Tre, nhiều năm qua, sự đổi mới của làng quê đều ghi dấu của tất cả người dân, "kẻ công, người của", ai cũng có vai trò của mình. Do còn lo làm việc đồng áng, mọi người phân công nhau để giữ lực lượng xây cầu. Đàn ông đảm nhận lao động chính; phụ nữ hỗ trợ cơm nước hàng ngày, rau màu cũng do bà con đem tới nên không phát sinh thêm chi phí, cứ như vậy tự đến làm, tự lo ăn uống đến khi hoàn thành công trình.
Năm 2009, ông Nguyễn Văn Bay tập hợp một số người có lòng hảo tâm thành nhóm tự nguyện sửa chữa đường trên địa bàn xã Phú Hưng. Sau 4 năm, UBND xã thành lập nhóm của ông thành tổ sửa chữa cầu, đường với 24 người. Ông Bay cho biết, hầu hết thành viên là nông dân, đại đa số anh em có đời sống còn khó khăn.
"Mỗi người có 1 mớ ruộng đủ để sống qua ngày, khấm khá thì chưa nhưng không đến nỗi thiếu thốn, chủ yếu đi tham gia tiếp công. Anh em tranh thủ việc đồng áng để làm việc xã hội, có thể sáng theo tổ giặm vá đường rồi chiều ra đồng hoặc ngược lại. Cứ như vậy, dành tổng cộng khoảng 20 ngày/tháng đóng góp công lao động cho công việc từ thiện - xã hội. Vì vậy, thời gian qua chuyện sửa đường, sửa cầu khó khăn không đáng kể, còn thuận lợi thì rất nhiều, đi đến địa phương nào cũng được Đảng, chính quyền địa phương hỗ trợ tối đa"- ông Bay chia sẻ.
Gần đây nhất, tổ của ông Bay đã hoàn thành việc bắc cầu qua bờ tây kênh Thần Nông - một trong những cầu bê-tông cuối cùng hoàn thiện chương trình xây dựng NTM trên địa bàn xã Phú Hưng. Cầu trị giá 650 triệu đồng và trên 100 ngày công của thợ, kinh phí nguyên liệu phần lớn được xã hội hóa.
Thường ngày, tổ còn đi vòng khắp các xã để kiểm tra mặt cầu, đường, phát hiện hư hỏng chỗ nào lập tức huy động lực lượng đến sửa chữa. Các "ổ voi", "ổ gà" được khắc phục kịp thời, đảm bảo việc đi lại của bà con. Tổ chủ trương không thực hiện vận động kinh phí trong người dân, chỗ nào đến sửa, bà con thấy thì đóng góp tùy điều kiện và tấm lòng, nếu không đã có quỹ của Ban Trị sự Phật giáo Hòa Hảo xã tiếp trợ.
Bằng những việc làm thực tế, không đợi khấm khá mới có thể đóng góp cho quê hương, từng người dân ở xứ đạo đều phấn khởi đồng lòng với địa phương chung tay xây dựng NTM. Mỗi công trình dân sinh vì vậy càng thêm ý nghĩa.
MỸ HẠNH
Theo AGO
Phú Tân: Nhân rộng mô hình trồng rau nhà lưới ở các trường THPT Mô hình do Sở Khoa học và Công nghệ phối hợp UBND huyện Phú Tân triển khai trong năm học này ở 4 trường THPT, gồm: Nguyễn Chí Thanh, Chu Văn An, Bình Thạnh Đông, THCS và THPT Phú Tân. Ảnh minh họa Chi phí đầu tư mỗi nhà lưới khoảng 60 triệu đồng, trong đó Trường THPT Bình Thạnh Đông được hỗ...