An Giang: Kiếm nửa tỷ mỗi năm nhờ mê nuôi bồ câu kiểng
Gần đây, nuôi chim bồ câu thương phẩm dần được mở rộng, giúp nhiều hộ gia đình không những thoát nghèo mà còn làm giàu. Tại vùng Bảy Núi, tỉnh An Giang có một trang trại bồ câu với quy mô hơn 2.000 con giống.
Chủ nhân của trang trại này cũng chính là người đam mê và khởi xướng nghề nuôi bồ câu kiểng, bồ câu thịt thương phẩm tại địa phương.
Chủ nhân của trang trại này chính là ông Lê Giang Nam, ngụ xã Vĩnh Trung, huyện Tịnh Biên, An Giang. Chọn giống bồ câu Hà Lan và Pháp để khởi nghiệp, với đặc tính dễ nuôi, phù hợp với điều kiện nuôi trong lồng, lại có sức đề kháng cao, ít xảy ra dịch bệnh, chỉ sau 1 năm, trang trại bồ câu của ông Giang thu về hàng trăm triệu mỗi năm.
Vốn đam mê bồ câu kiểng từ khi lên 10 tuổi, suốt thời gian sau đó, ông Giang luôn tìm tòi học hỏi về cách nuôi bồ câu. Tận dụng diện tích trống vỏn vẹn 300m2 quanh nhà, một trang trại bồ câu với quy mô 2.000 con đã được thành lập.
Trang trại bồ câu với khoảng 2.000 con của ông Giang được xem là lớn nhất nhì vùng Bảy Núi, An Giang. Ảnh: M.A.
Ông Giang cho PV Dân Việt biết: “Theo mình nghiên cứu, giống bồ câu Hà Lan và Pháp có khả năng tăng trưởng gấp đôi so với bồ câu của mình. Ngoài ra, các giống này nuôi trong lồng được, còn như bồ câu của mình khi nhốt thì việc sinh sản không thuận lợn”.
Ban đầu, ông Giang chỉ nuôi chừng chục cặp bồ câu kiểng chơi. Dần dà, tình yêu đặc biệt với những chú chim bồ câu này ngày càng lớn dần. Vào cuối năm 2015, nhận thấy việc nuôi bồ câu không cần phải có diện tích lớn, lại có sẵn kinh nghiệm nuôi bồ câu kiểng, nên ông Giang đã chuyển dần qua nuôi bồ câu thịt thương phẩm.
Giống bồ câu Hà Lan và Pháp có đặc điểm dễ nuôi, sức đề kháng cao, được ông Giang chọn nuôi. Ảnh: M.A.
Video đang HOT
Từ 200 cặp bồ câu bố mẹ có nguồn gốc Pháp và Hà Lan. Chỉ sau một thời gian ngắn, quy mô trang trại của ông Giang đã đạt đến hàng ngàn con. Thành công ban đầu đã tạo động lực để ông Giang tiếp tục nhân đàn và phát triển thành trang trại.
Cũng theo ông Giang, để nuôi 1 cặp bồ câu giống (gồm 1 trống, 1 mái), ông thiết kế lồng theo quy cách sàn rộng 0,6×0,6m, cao 0,6m. Các lồng được ông chất chồng lên để không chiếm diện tích trại. Theo ông Nam, trong quá trình nuôi, cần giữ chuồng trại sạch sẽ, thoáng mát và thức ăn đảm bảo dinh dưỡng. Thức ăn của chúng cũng rất đơn giản, gạo lứt phối trộn với thức ăn cho gà, tỷ lệ phối trộn mỗi thứ 50%, như vậy sẽ đảm bảo bồ câu có sức đề kháng tốt, ít mắc bệnh và sinh sản liên tục.
Mỗi tháng sau khi trừ chi phí ông Nam có thu nhập gần 50 triệu đồng từ bồ câu. Ảnh: M.A.
Thông thường 1 năm, 1 cặp bồ câu bố mẹ Hà Lan và Pháp sẽ sinh sản 10 lứa, mỗi lứa 2 con. Trải qua 16 ngày ấp nở và 14 ngày nuôi là có thể xuất bán bồ câu thịt hay còn gọi bồ câu ra rang với giá bán 80.000 đồng/cặp. Còn đối với bồ câu giống ông dưỡng đến 6 tháng tuổi sẽ bán với giá hơn 250.000 đồng/cặp. Mỗi tháng sau khi trừ chi phí ông Nam có thu nhập gần 50 triệu đồng từ bồ câu.
Chia sẻ với Dân Việt, ông Giang cho biết: “Bồ câu nuôi sinh sản hiệu quả nhất là từ 5-7 năm. Thường chim bồ câu mới sinh nuôi rất cực, chăm sóc y như con mọn. Khi bồ câu đẻ không nên lấy trứng ấp bằng máy mà phải cho bồ câu ấp tự nhiên. Tuy vậy, muốn bồ câu ấp hiệu quả, cần lấy cát để vô rổ trước”.
Hiện, trang trại bồ câu của ông Giang là điểm tham quan và chia sẻ kinh nghiệm với những ai muốn tìm hiểu và cùng chung đam mê về loài vật này. Ảnh: M.A.
Mặc dù, sở hữu trang trại bồ câu thuộc loại quy mô lớn nhất nhì tại vùng Bảy Núi, thế nhưng mỗi ngày ông Giang chỉ cần mất khoảng 3 giờ để chăm sóc và vệ sinh chuồng trại. Theo ông Giang, mô hình nuôi bồ câu không tốn nhiều diện tích, lại nhẹ công, những người lớn tuổi vẫn có thể làm được.
Hơn chục năm chọn bồ câu làm hướng đi riêng của mình, giờ đây đàn bồ câu của ông Giang phát triển tốt và cứ ngày càng phát triển thêm. Với mô hình này, hàng năm gia đình ông có thu nhập trên 500 triệu đồng từ việc bán bồ câu giống và thịt cho bà con các tỉnh khu vực ĐBSCL.
Theo Danviet
An Giang mùa thốt nốt và nghề ăn cơm dưới đất làm việc trên trời
Mùa mưa vừa kết thúc, hàng ngàn người dân ở huyện Tri Tôn và huyện Tịnh Biên (tỉnh An Giang) lại tất bật chuẩn bị dụng cụ để đi hái trái thốt nốt, lấy nước nấu đường thốt nốt. Trời chưa hửng sáng đã thấy những bóng người xuất hiện dưới gốc cây thốt nốt, thoăn thoắt trèo lên và mất hút trong tán lá xum xê.
Trèo hái thốt nốt được gọi là nghề mưu sinh giữa lưng trời hoặc "ăn cơm dưới đất làm việc trên trời".
Vùng Bảy Núi nổi tiếng với những rừng thốt nốt bạt ngàn. Cây thốt nốt là nguồn thu nhập chính của rất nhiều gia đình Khơ-me nơi đây. Ngoài lấy nước nấu đường, người dân còn thu hoạch trái để bán như là một đặc sản.
Ở huyện Tri Tôn, những người mưu sinh bằng nghề trèo thốt nốt sinh sống thành một xóm biệt lập tại ấp An Lợi (xã Châu Lăng). Những bậc cao niên tại đây cho biết, nghề leo thốt nốt có tính "thời vụ", chỉ làm từ đầu tháng 11 âm lịch cho đến tháng 5 năm sau. Đây là thời điểm nước thốt nốt ngọt, sản lượng đường thu được sau khi nấu cũng nhiều hơn.
Người dân chở thốt nốt giao cho các quán nước ven đường
Mờ sáng đã leo cây
Ông Chau Đốk (50 tuổi) cho biết: "Hầu hết những người leo thốt nốt đều thuê cây của người khác. Mỗi cây thuê với giá từ 100.000-200.000 đồng/năm tùy đực hay cái. Cây cái thường có giá cao hơn, vì ngoài lấy nước còn hái được trái".
Anh Châu Xem (34 tuổi) hiện đang thuê 40 cây thốt nốt với giá 4.000.000 đồng/năm. Dừng lại trước một cây thốt nốt cao hơn 20m, dọc thân cây được cột sẵn cây tre nhiều mắt, anh Xem cứ bám theo mắt tre mà thoăn thoắt leo lên. Anh Xem dùng chiếc kẹp tre kẹp bông thốt nốt rồi dùng dao cắt gọt bông, dẫn nước từ bông thốt nốt chảy thẳng vào 2 chai nhựa được đặt sẵn. Và cũng nhanh như khi trèo lên, thoắt cái đã thấy anh Xem xuống đất.
Anh Châu Xem đang leo cây thốt nốt cao hơn 20m
Ngồi dưới bóng cây thốt nốt hơn 40 năm tuổi, anh Xem kể: "Đây là nghề của người nghèo, những người khá hơn không ai đi leo thốt nốt vì nếu sơ suất là đổi cả tính mạng. Nhưng gia đình 4 miệng ăn nhà tôi nhờ nó mà sống". Theo anh Xem, vùng này còn nghèo, đất đai không thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp nên chỉ có nghề leo thốt nốt là dễ kiếm sống.
Vậy là từ năm 15 tuổi, anh đã bắt đầu đi leo thốt nốt thuê. Sau khi lập gia đình, anh đã thuê vườn thốt nốt rồi tự leo lấy nước nấu thành đường bán. Do ở chung với gia đình vợ, nên đến mùa "trèo thốt nốt", vợ chồng anh ra vườn cất chòi để tiện cho việc thu hoạch.
Hiện vùng Bảy Núi có đến hàng trăm người leo thốt nốt, trong đó có nhiều người có thâm niên hơn 30 năm. Anh Chau Khum nói: "Chúng tôi ngán nhất là leo xuống vì vừa mệt vừa còn phải mang theo đồ nặng, nếu không cẩn thận rất dễ rơi tự do, nhẹ thì gãy chân còn nặng hơn thì...".
Khác với leo dừa, những người leo thốt nốt phải chuẩn bị những cây tre có mắt lớn cột chặt vào thân cây thốt nốt làm thang. Thường những người trèo cây thốt nốt không có đồ bảo hộ lao động mà chỉ có con dao, chiếc kẹp tre và những chai nhựa. Anh Châu Lanh (40 tuổi) tâm tình: "Sức mình leo chừng 50 cây thốt nốt trong một ngày là vừa, nếu cứ tiếp tục ráng thêm sẽ rất nguy hiểm, lỡ có sơ suất ai sẽ nuôi vợ, nuôi con".
Nhà nhà đỏ lửa nấu đường thốt nốt
Những ngày đầu mùa khô này đi khắp vùng Bảy Núi nơi nào cũng thấy các lò nấu đường thốt nốt đỏ lửa. Đi trên các con đường ở các phum, sóc của xã An Lợi, Châu Lăng, Văn Giáo, An Cư... dễ dàng ngửi được hương thơm ngào ngạt của đường thốt nốt. Năm nay, bà con phấn khởi vì giá đường bán tại lò cao hơn so với năm trước, cuộc mưu sinh cũng vì thế thêm phần náo nhiệt.
Người dân Tri Tôn (An Giang) nấu đường thốt nốt
Nhờ nghề nấu đường thốt nốt mà gia đình anh Chau Sóc Dên (xã Châu Lăng) có cuộc sống ổn định. Anh phấn khởi nói: "Từ khi được tham gia lớp tập huấn kỹ thuật khai thác và chế biến, đường do gia đình nấu có giá bán cao hơn. Hiện mỗi ngày gia đình cung cấp từ 25-30kg đường, với giá bán 35.000 đồng/kg. Trước đây có 10 nhà leo thốt nốt nay chỉ còn lại 2 - 3 nhà trong ấp, họ đã bỏ nghề vì ngại nguy hiểm hoặc đã kiếm nghề ổn định hơn".
Theo thống kê của các ngành chức năng, thốt nốt tập trung ở huyện Tri Tôn và Tịnh Biên với số lượng trên 60.000 cây, mỗi năm thu hoạch khoảng 6.000 tấn đường. Sản lượng đường hàng năm tăng khoảng 10% do tuổi thọ cây càng cao lượng đường nấu được càng nhiều. Đường thốt nốt có 2 loại là đựng trong keo và đường tán tròn, giá bán là 50.000 đồng/kg.
Thời điểm này về vùng Bảy Núi không khó để thấy sản phẩm từ thốt nốt có mặt khắp nơi từ hàng quán, chợ hay chỉ là chòi nhỏ ven đường.
Theo Kim Thoa (giaoducthoidai)
Loài rắn hổ mây Núi Cấm: Khi rình mồi im phăng phắc như chết Không còn là giai thoại mà câu chuyện về rắn hổ mây là hoàn toàn có thật và nhanh chóng chiếm sóng của nhiều diễn đàn mạng. Cho đến nay, cặp rắn do một tập đoàn lớn đầu tư xây dựng công trình thành phố điện mặt trời ở chân Núi Cấm (An Giang) có cơ may bắt được vẫn còn độ "hot"...