An Giang giãn cách xã hội toàn tỉnh theo chỉ thị 15 từ 0h ngày 11-7
Ngày 10-7, Chủ tịch UBND tỉnh An Giang Nguyễn Thanh Bình đã ký thông báo số 408 về việc thực hiện giãn cách xã hội theo chỉ thị số 15 trên phạm vi toàn tỉnh trong vòng 15 ngày, kể từ 0h ngày 11-7 để tập trung toàn lực khống chế, ngăn chặn dịch.
Đến nay tỉnh An Giang có 6 huyện, thị, thành phố có ca nhiễm COVID-19. TP Châu Đốc đã thực hiện giãn cách xã hội kể từ ngày 8-7 để phòng chống COVID-19 – Ảnh: BỬU ĐẤU
Theo đó, trước tình hình diễn biến phức tạp của dịch COVID-19, một số huyện trong tỉnh đã xuất hiện nhiều ca lây nhiễm trong cộng đồng; để kiềm chế, kiểm soát hiệu quả sự lây lan, chủ tịch UBND tỉnh – trưởng Ban chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 tỉnh An Giang chỉ đạo toàn tỉnh thực hiện giãn cách xã hội theo chỉ thị số 15 của Thủ tướng Chính phủ trong vòng 15 ngày, kể từ 0h ngày 11-7.
Cụ thể: tạm dừng các hoạt động hội nghị, họp, các sự kiện tập trung trên 20 người (trong 1 phòng); tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin để trao đổi làm việc, hội họp trực tuyến; đối với các cuộc họp dưới 20 người yêu cầu bố trí khoảng cách chỗ ngồi giữa các đại biểu tối thiểu 1,5m và thực hiện các biện pháp phòng dịch theo quy định.
Không tụ tập từ 10 người trở lên ngoài phạm vi công sở và trường học, bệnh viện; yêu cầu thực hiện khoảng cách tối thiểu 2m giữa người với người tại các địa điểm công cộng. Tạm dừng các loại hình văn hóa, tôn giáo, dịch vụ vui chơi giải trí…
Nhiều hàng quán đóng cửa, chỉ bán mang đi tại TP Châu Đốc – Ảnh: BỬU ĐẤU
Các nhà hàng, quán ăn, cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống chuyển hoạt động kinh doanh theo hình thức mua mang đi hoặc giao hàng tại nhà; yêu cầu chủ cơ sở kinh doanh không phục vụ quá 10 người cùng một lúc, khoảng cách giữa các bàn ăn uống thích hợp và phải tuân thủ các quy định về vệ sinh phòng dịch và an toàn thực phẩm của ngành chức năng.
Video đang HOT
Đối với các chợ, trung tâm thương mại, siêu thị trên địa bàn tỉnh chủ động nguồn hàng, không để xảy ra tình trạng thiếu, khan hàng, tăng giá, đảm bảo hàng hóa dồi dào đáp ứng đủ nhu cầu của người dân trong tình hình hiện nay…
Hạn chế di chuyển của người dân, nhất là từ các tỉnh, thành phố đang có dịch đến địa phương khác. Các cơ sở sản xuất, công trường, công trình giao thông, xây dựng; cơ sở kinh doanh dịch vụ, hàng hóa thiết yếu (như: lương thực, thực phẩm, dược phẩm; xăng, dầu; điện, nước; nhiên liệu,…); dịch vụ vận chuyển hàng hóa thiết yếu, khám bệnh, chữa bệnh, tang lễ… được tiếp tục hoạt động.
Các siêu thị, chợ tập trung chuẩn bị hàng hóa bán hàng online cho người tiêu dùng và giao tận nơi – Ảnh: BỬU ĐẤU
Sở Y tế chỉ đạo các cơ sở y tế chuẩn bị đầy đủ thuốc, hóa chất, vật tư, sinh phẩm xét nghiệm, trang thiết bị y tế, đảm bảo phục vụ công tác phòng, chống dịch theo phương châm “4 tại chỗ”; điều phối tốt các cơ sở y tế có chức năng xét nghiệm đáp ứng nhu cầu truy vết thần tốc, khoanh vùng, cách ly, dập dịch hiệu quả.
Các địa phương thực hiện chỉ thị 16 tại Long An dừng luôn quán ăn, giải khát bán mang về
Một chốt kiểm tra người vào chợ tại huyện Đức Hòa, Long An – Ảnh: AN LONG
Ngày 10-7, UBND TP Tân An và UBND huyện Bến Lức (Long An) cùng có văn bản yêu cầu tạm dừng tất cả các hoạt động, dịch vụ trên địa bàn, kể cả dịch vụ nhà hàng, cơ sở dịch vụ ăn uống, giải khát bán mang về.
Tại TP Tân An, điều này được áp dụng từ 0h ngày 11-7.
Còn tại Bến Lức, việc triển khai được thực hiện ngay khi ban hành văn bản. Bên cạnh đó, Bến Lức cũng yêu cầu các chợ truyền thống trên địa bàn phải tạm dừng ngay các sạp hàng, quầy hàng không cần thiết, chỉ cho mua bán các hàng hóa thiết yếu.
Trước đó, UBND huyện Cần Đước và Cần Giuộc cũng đã có văn bản yêu cầu quán ăn, giải khát ngưng hoạt động từ ngày 10-7.
Riêng với Cần Giuộc, huyện này còn yêu cầu lập ngay các chốt kiểm soát người ra, vào tại các chợ để kiểm soát. Chỉ người có giấy chứng nhận xét nghiệm âm tính (PCR hoặc test nhanh) được cơ quan có thẩm quyền cấp không quá 5 ngày tính đến thời điểm kiểm tra thì mới được vào chợ.
Trong khi đó, huyện Đức Hòa đã triển khai tạm dừng đối với các quán ăn, giải khát từ khi UBND tỉnh Long An thực hiện áp dụng chỉ thị 16 đối với Đức Hòa, Cần Giuộc, Cần Đước, Bến Lức và TP Tân An từ ngày 8-7.
Hiện các địa phương này cũng đang siết chặt kiểm soát y tế, kiểm tra xử lý nghiêm những trường hợp ra khỏi nhà khi không có lý do cần thiết.
Tính đến nay, Long An đã được Bộ Y tế cấp mã số cho 314 bệnh nhân mắc COVID-19 trong cộng đồng tại tất cả 15 huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh này.
Phát huy ý chí tự lực, tự cường và khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc
Đây là nội dung quan trọng trong chuyên đề toàn khóa về "Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh" - nhiệm kỳ Đại hội XIII của Đảng, vừa được Ban Bí thư Trung ương Đảng tổ chức nghiên cứu, học tập.
Hội nghị nghiên cứu, học tập chuyên đề toàn khóa về "Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh" - nhiệm kỳ Đại hội XIII của Đảng - chuyên đề năm 2021 tại điểm cầu tỉnh An Giang
Chuyên đề "Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh về ý chí tự lực, tự cường và khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc" gồm 2 phần: "Tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh về ý chí tự lực, tự cường, khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc" và "Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh về ý chí tự lực, tự cường và khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc trong giai đoạn hiện nay".
Trong đó, nội dung cốt lõi là làm thế nào để khơi dậy được quyết tâm, nghị lực của dân tộc, lấy sức ta để phát triển đất nước; làm cho đất nước mạnh lên, giàu lên bằng chính sức mạnh của mình, sánh vai với các cường quốc trên thế giới. Chuyên đề nhằm cung cấp cho cán bộ, đảng viên, nhân dân những nhận thức mới, kiến thức mới, quyết tâm mới, để có thêm cơ sở, động lực hoàn thành Nghị quyết Đại hội Đảng các cấp (nhiệm kỳ 2020-2025), nhất là Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng.
Phát huy ý chí tự lực, tự cường và khát vọng phát triển đất nước là nội dung quan trọng trong tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Đó là việc không phụ thuộc vào lực lượng bên ngoài, có quan điểm độc lập trong quan hệ quốc tế, là quyết tâm bảo vệ và giữ vững nền độc lập dân tộc và chú trọng phát huy vai trò, sức mạnh của nhân dân. Đó là khát vọng xây dựng, phát triển đất nước giàu mạnh, cường thịnh, nâng cao dân trí, bồi dưỡng nhân tài, mưu cầu hạnh phúc, ấm no cho nhân dân.
"Phát huy ý chí tự lực, tự cường và khát vọng phát triển đất nước phồn vinh hạnh phúc là tư tưởng nhất quán và là phẩm chất cao quý của Bác Hồ. Chính vì vậy, việc chúng ta tiếp tục kế thừa, vận dụng tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh chính là học tập và làm theo tấm gương cao đẹp của Bác" - GS.TS Phùng Hữu Phú, Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng Lý luận Trung ương giải thích.
Trong văn kiện Đại hội XIII của Đảng, quan điểm về phát huy ý chí tự lực, tự cường, lòng yêu nước, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc và khát vọng vươn lên xây dựng đất nước phồn vinh, hạnh phúc được nhấn mạnh xuyên suốt, từ chủ đề đại hội. Đại hội đã xác định chiến lược phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2030 và tầm nhìn phát triển đất nước đến năm 2045, định hướng và lãnh, chỉ đạo toàn bộ các hoạt động của Đảng, nhà nước và xã hội.
Trong quan điểm chỉ đạo thực hiện đường lối đổi mới giai đoạn tới, Nghị quyết Đại hội đã khẳng định: "Kiên định và vận dụng, phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh; kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và CNXH; kiên định đường lối đổi mới của Đảng; kiên định các nguyên tắc xây dựng Đảng để xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam XHCN".
Đồng thời chỉ rõ: "Động lực và nguồn động lực phát triển quan trọng của đất nước là khơi dậy mạnh mẽ tinh thần yêu nước, ý chí tự cường dân tộc, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc và khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc" . Vì vậy, tư tưởng tự lực, tự cường và khát vọng vươn lên trong mỗi cán bộ, đảng viên và tầng lớp nhân dân có ý nghĩa quyết định đến việc hoàn thành mục tiêu này. Bởi, chúng ta đã thực hiện hội nhập quốc tế sâu rộng, việc nêu cao ý chí tự lực, tự cường là yếu tố quan trọng trong việc giữ vững độc lập tự chủ.
Muốn thực hiện được khát vọng phát triển vì một nước Việt Nam phồn vinh, hạnh phúc, cần có hệ thống giải pháp được tiến hành đồng bộ, sáng tạo, đồng thời nhận thức sâu sắc, đầy đủ ý nghĩa, tầm quan trọng của việc học tập tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Đặc biệt, cần đề cao việc phát huy vai trò, trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, nhất là người đứng đầu. Đây là yếu tố quan trọng, vì người đứng đầu có trọng trách, chức vụ càng cao phải càng gương mẫu về lập trường chính trị, bản lĩnh, phong cách, nhất là ý chí khát vọng vươn lên, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm, đi đầu trong các lĩnh vực.
Vấn đề quan trọng và rất mới trong nhiệm kỳ này là việc xây dựng các chuẩn mực, phẩm chất của người cán bộ, đảng viên, đặc biệt là chuẩn mực của người Việt Nam XHCN, trong đó có tư tưởng nêu khát vọng tự chủ, tự lực, tự cường và xây dựng đất nước phồn vinh, hạnh phúc. Thực hiện tốt chuyên đề "Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh về ý chí tự lực, tự cường và khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc" là giải pháp hữu hiệu, góp phần thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ Đại hội lần thứ XIII của Đảng đã đề ra.
Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa đề nghị, thời gian tới, các cấp ủy Đảng, địa phương, đơn vị tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến nội dung chuyên đề "Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh về ý chí tự lực, tự cường và khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc" cũng như các nội dung trọng tâm trong việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh đến từng cán bộ, đảng viên. Gắn với việc thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI, XII) về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong nội bộ. Qua đó, nâng cao chất lượng hoạt động của các tổ chức Đảng, đảng viên, góp phần xây dựng, bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam XHCN.
Giá lúa gạo hôm nay 27/6: Giá lúa gạo đi ngang Giá lúa gạo hôm nay tại các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long duy trì ổn định. Trong tuần giá lúa tăng giảm trái chiều khi điều chỉnh tăng đầu tuần và giảm vào các ngày cuối tuần. Tại An Giang, giá lúa hôm nay duy trì ổn định. Cụ thể nếp vỏ (khô) vững giá 6.800 - 6.900 đồng/kg; Lúa IR 50404...