An Giang: Được Giáo sư nổi tiếng “xui” trồng cây ăn trái trên Núi Dài, nông dân khá giả hẳn
Những năm qua, nông dân các các xã Châu Lăng, Lương Phi, Ba Chúc, Lê Trì thuộc huyện Tri Tôn (An Giang) đã đẩy mạnh việc chuyển đổi cây trồng, chuyển dần sang canh tác các loại cây ăn trái có giá trị kinh tế cao.
Nhờ vậy mà đời sống hội viên, nông dân ngày càng được cải thiện.
Được sự hỗ trợ của Hội Nông dân (ND) huyện Tri Tôn (An Giang), Hội ND và chính quyền các xã Châu Lăng, Lương Phi, Ba Chúc tập trung tuyên truyền, vận động bà con trồng cây ăn quả trên Núi Dài.
Đất núi lửa phù hợp trồng cây ăn trái
Trước kia, người dân ở đây thường lên núi làm rẫy trồng xoài thanh ca hiệu quả kinh tế mang lại không cao.
Ông Đào Văn Đua – hội viên, nông dân xã Lê Trì, một trong những nông dân định cư lâu năm ở khu vực núi Dài chia sẻ, khi ông mới bắt đầu lên đây định cư, kinh tế gia đình ông chủ yếu phụ thuộc vào việc trồng su su, xà lách xoong. May mắn ông được GS-TS Võ Tòng Xuân giới thiệu, hỗ trợ các loại cây giống để trồng thí điểm như sầu riêng, bơ, bưởi…
Nông dân huyện Tri Tôn (An Giang) trao đổi với nhau về kinh nghiệm trồng cây ăn trái trên Núi Dài. ảnh Kim Son
Sau một thời gian thử nghiệm ông nhận thấy vùng đất này thích hợp các loại cây trồng trên nên quyết định cải tạo vườn, phát triển các loại cây ăn trái. Ông thông tin, nhiều nhà khoa học đến tham quan vườn của gia đình ông cho biết, đây là vùng đất bazan, đất núi lửa thích hợp trồng các loại cây: Bưởi, bơ, sầu riêng, xoài.
Tuy nhiên, do thời tiết khắc nghiệt nên việc canh tác cũng gặp nhiều khó khăn. Đó là vào mùa khô bắt đầu từ tháng 10 cho đến tháng 3 âm lịch. Đây là thời điểm thời tiết khắc nghiệt trong năm nên thường thiếu nước tưới, không đủ nước cung cấp cho cây trồng dẫn đến tình trạng rụng trái, làm giảm năng suất. Để khắc phục tình trạng này, người dân thường xây những hồ chứa để trữ nước mưa.
Video đang HOT
Nhưng lượng nước mưa tích trữ chỉ sử dụng được trong thời gian rất ngắn nên nông dân gặp rất nhiều khó khăn.Dù vậy, theo ông Đua, nhờ thổ nhưỡng thích hợp đã giúp cho việc canh tác các cây ăn trái ở Núi Dài huyện Tri Tôn cho năng suất và chất lượng không thua sản phẩm trái cây miệt vườn nổi tiếng như ở Tiền Giang, Bến Tre…
Ngoài ra, với đặc thù trồng trên đồi núi cao, hầu như không sử dụng phân, thuốc hóa học, trái cây Bảy Núi được nhiều người ưa chuộng không chỉ bởi phẩm chất thơm ngon mà còn đảm bảo an toàn thực phẩm.
Nông dân liên kết sản xuất
Những năm gần đây, nhờ xây dựng tuyến đường chạy dài từ chân núi đến đỉnh núi với chiều dài khoảng 3km đã giúp đời sống người dân các xã vùng Núi Dài có nhiều thay đổi rõ rệt.
Hiện nay, gia đình ông Đua canh tác khoảng 7 công đất vườn, trồng các loại cây ăn trái như: Bơ, sầu riêng (Ri 6, Monthong), bưởi da xanh, xoài… Bình quân mỗi năm, gia đình ông Đua thu nhập từ vườn cây ăn trái đem về cho gia đình ông từ 70 – 100 triệu đồng, góp phần ổn định cuộc sống.
Giờ đây, bà con có thể chạy xe máy lên thăm vườn trồng cây ăn trái, vận chuyển nông sản tập kết xuống bến để thương lái đến thu mua. Trước đây, sau mỗi lần thu hoạch trái cây, người dân phải gánh trái xuống chân núi để bán. Đoạn đường khá xa và vất vả nên phải mất hàng giờ, bà con mới đưa trái cây đến được điểm tập kết.
Từ khi con đường được mở, xe máy có thể dễ dàng lên núi, đến từng khu vườn của các hộ gia đình để giao dịch vật tư, phân bón hoặc thu mua trái cây. Việc vận chuyển nông sản được dễ dàng, tiện lợi hơn đã khuyến khích bà con nông dân các xã Châu Lăng, Lương Phi, Ba Chúc, Lê Trì phát triển nhiều loại cây ăn trái có giá trị kinh tế cao hơn.
Tuy là con đường nhỏ hẹp, tráng ximăng nhưng lại là mơ ước của nhiều người. Ông Đua cho biết, phải mất khoảng 3 năm để hoàn thành xong con đường này với tổng chi phí khoảng 1 tỷ đồng (chưa tính ngày công lao động). Hiện nay, ông Đua đang tích cực vận động mở rộng thêm tuyến đường này lên 2m (chiều rộng) để người dân đi lại được an toàn hơn. Đồng thời, giúp việc vận chuyển nông sản, hàng hóa của người dân được dễ dàng, thuận tiện hơn.
Ông Nguyễn Văn Hữu Phước – Phó Chủ tịch Hội ND xã Lê Trì, huyện Tri Tôn (An Giang) cho biết: “Thời gian qua, địa phương đã tích cực vận động, hỗ trợ bà con trong việc chuyển đổi cây trồng. Sắp tới, Hội ND xã Lê Trì sẽ vận động bà con nông dân canh tác trên khu vực núi Dài thành lập các Tổ liên kết trồng cây ăn trái. Việc ra đời Tổ liên kết để nông dân có điều kiện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm sản xuất. Từ đó hướng tới xây dựng thương hiệu cho nông sản núi Dài có chỗ đứng trên thị trường”.
Đắk Lắk: Cây đàn hương Ấn Độ quý hiếm như thế sao chuyên gia lại cảnh báo đừng để "vỡ mộng"?
Thời gian gần đây ở huyện Buôn Đôn (tỉnh Đắk Lắk) đã xuất hiện giống cây trồng mới, đó là cây đàn hương. Đây là loại cây bán ký sinh được du nhập từ Ấn Độ, đang được trồng xen trong các vườn cà phê, cam, quýt của nhiều hộ nông dân ở xã Ea Nuôl.
Ông Nguyễn Quang Tòa (thôn Hòa An, xã Ea Nuôl) là người đầu tiên đưa cây đàn hương về trồng thí điểm ở Buôn Đôn. Ông Tòa kể, năm 2015 khi được nghe về cây đàn hương Ấn Độ, loại cây được mệnh danh là "vàng xanh" của tự nhiên, ông đã ra Hà Nội tìm gặp Tiến sĩ Vũ Thoại, người có nhiều năm học tập, làm việc tại Ấn Độ và đã đưa cây đàn hương về Việt Nam trồng thí nghiệm.
Vườn ươm giống cây đàn hương của ông Nguyễn Quang Tòa (thôn Hòa An, xã Ea Nuôl, huyện Buôn Đôn, tỉnh Đắk Lắk).
Được Tiến sĩ Vũ Thoại giúp đỡ, ông Tòa đã đưa cây đàn hương về trồng xen canh vào 2,5 ha vườn cam, quýt của gia đình.
"Sau 4 năm trồng tôi thấy cây đàn hương phát triển rất tốt, thân đã bắt đầu hình thành lõi gỗ, trong khi ở Ấn Độ phải 7 - 8 năm mới được như vậy. Hiện nay vườn đàn hương của tôi đã được đưa vào diện theo dõi của Viện Nghiên cứu cây đàn hương và thực vật quý hiếm (ISAF) để chuẩn hóa thành vườn cung cấp cây giống đầu dòng sau này"- ông Tòa nói.
Năm 2016, ông Y Krih Hwing (buôn Niêng, xã Ea Nuôl) cũng đã trồng xen 250 cây đàn hương vào vườn cà phê của gia đình. Ông Y Krih Hwing cho biết, ông có 1,5 ha cà phê đã hơn 20 năm tuổi, cây già cỗi, mỗi vụ thu chưa đến 2 tấn cà phê nhân.
Nghe nói cây đàn hương là loại thực vật quý hiếm, mang lại hiệu quả kinh tế cao, đặc biệt phù hợp với đất đai, khí hậu, thổ nhưỡng ở địa phương nên ông mạnh dạn trồng xen 250 cây đàn hương vào vườn cà phê của gia đình.
Cây đàn hương của ông Y Krih Hwing nay đã được gần 4 năm, chiều cao đã trên 3 m, đường kính gốc 10 cm. Năm vừa rồi, ông đã thu trên 1 tạ hạt đàn hương, bán với giá 400 nghìn đồng/kg, thu được 40 triệu đồng. Ngoài ra ông còn bán lá non và búp với giá 200 nghìn đồng/kg. Năm nay gia đình ông sẽ tiếp tục đưa cây đàn hương trồng xen canh trong vườn cây điều.
Cây đàn hương được trồng xen vườn cà phê của gia đình ông Y Krih Hwing (buôn Niêng, xã Ea Nuôl, huyện Buôn Đôn, tỉnh Đắk Lắk).
Hiện nay, người dân ở các xã Ea Nuôl, Tân Hòa và Ea Wer đã trồng xấp xỉ 50 ha cây đàn hương. Ông Nguyễn Quang Tòa đã thành lập Công ty Cổ phần Phát triển cây đàn hương và thực vật quý hiếm Tây Nguyên.
Công ty của ông đã ươm 100 nghìn cây đàn hương giống chuẩn bị xuất bán ra thị trường. Số cây này đủ để trồng trên diện tích 300 ha. Một cây đàn hương giống đạt chuẩn được công ty bán với giá 80 nghìn đồng, để trồng 1 ha, số tiền mua cây giống tốn từ 30 - 36 triệu đồng.
Bà Trần Thị Thủy, Phó Trưởng Phòng Nông nghiệp - Phát triển nông thôn huyện Buôn Đôn (tỉnh Đắk Lắk) cho biết, đơn vị đã kiểm tra thực tế, thấy cây đàn hương phát triển tốt. Tuy nhiên đây chỉ là sự chuyển dịch cây trồng mang tính tự phát của người dân.
Hiện chưa thể đưa cây đàn hương vào cơ cấu cây trồng, bởi chưa được đánh giá, khảo nghiệm một cách khoa học. Về tương lai thì huyện mong muốn đưa cây này vào khảo nghiệm để đánh giá kết quả bước đầu, sau đó mới nhân rộng mô hình trên địa bàn toàn huyện.
Theo Tiến sĩ Trần Vinh, Quyền Viện trưởng Viện Khoa học kỹ thuật nông lâm nghiệp Tây Nguyên, cây đàn hương mới nổi lên hai năm gần đây, hiện đơn vị chưa nghiên cứu về loại cây này. Đây là loại cây lâm nghiệp, có tác dụng bảo vệ môi trường và có giá trị dược liệu là chính.
"Nếu liên kết với doanh nghiệp để trồng thì phải thông qua chính quyền địa phương để ký cam kết đảm bảo đầu ra cho sản phẩm, tránh trường hợp trồng ồ ạt như cây sa chi, chanh dây... trước đây...", Tiến sỹ Trần Vinh.
Do đó, muốn phát triển cây đàn hương, bà con nông dân nên tìm hiểu kỹ về loại cây trồng này, nên trồng thử nghiệm xen canh với số lượng ít trên vườn rẫy của gia đình, không nên trồng ồ ạt, làm ảnh hưởng đến cây trồng khác.
Về giống cây đàn hương, hiện do một số cá nhân, đơn vị tự ươm và nhập từ nơi khác về để bán, Nhà nước chưa kiểm soát được. Trong khi đó, giống đảm bảo là giống phải qua khảo nghiệm và được Nhà nước quản lý.
Với những nhận định của các nhà chuyên môn, thiết nghĩ ngành chức năng cần sớm có đánh giá, định hướng cụ thể để nông dân không đánh mất cơ hội làm giàu, nhưng cũng không lâm vào tình cảnh trồng ra sản phẩm rồi không biết bán cho ai. Đó là chưa nói đến việc họ mua phải giống cây kém chất lượng, bởi trên thị trường giống cây trồng này bắt đầu có hiện tượng bát nháo.
Theo Thạc sĩ Huỳnh Thị Thanh Thủy - Viện Khoa học kỹ thuật nông lâm nghiệp Tây Nguyên - người nghiên cứu sâu về cây đàn hương, đây là loại cây trồng quý, cho giá trị kinh tế cao và là cây đa tác dụng, vừa lấy gỗ, vừa làm dược liệu, phục vụ ngành mỹ phẩm cao cấp...
"Giá trị sản phẩm chính của đàn hương là tinh dầu và lõi gỗ. Tuy nhiên, để đánh giá hiệu quả kinh tế của loài cây này còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như năng suất và chất lượng sản phẩm, thị trường đầu ra... Và cần phải có thời gian theo dõi, đánh giá mới có đủ cơ sở chứng minh..."
Thạc sĩ Huỳnh Thị Thanh Thủy - Viện Khoa học kỹ thuật nông lâm nghiệp Tây Nguyên.
Bình Thuận: Tha hồ ngắm, chọn lựa những con ốc biển nhiều càng và hải sâm lạ mắt ở đảo Phú Quý Đến đảo tiền tiêu Phú Quý (Bình Thuận), ngoài việc khám phá những vẻ đẹp hoang sơ của bãi biển trong vắt, bãi cát mịn trải dài ven biển, du khách có thể trải nghiệm chợ cá ở bãi Lạch Thế (thôn Đông Hải, xã Long Hải). Vào mùa nam, khá nhiều tàu thuyền cập vào bãi này và hoạt động mua bán...