An Giang: Đến năm 2020 có 61 xã đạt chuẩn
Đây là một trong những mục tiêu của Chương trình hành động của BCH Đảng bộ tỉnh An Giang thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM) giai đoạn 2016-2020.
Năm 2011, toàn tỉnh chỉ có 2 xã đạt 10 tiêu chí, có 36 xã đạt từ 6 – 9 tiêu chí và 81 xã đạt từ 5 tiêu chí trở xuống. Bình quân đạt 4,8 tiêu chí/xã so năm 2010.
TP Long Xuyên ngày càng phát triển
Đến 2015, có 10,32 tiêu chí/xã, tăng 2,1 lần; hiện không còn xã đạt dưới 5 tiêu chí, có 13/119 xã đạt 19 tiêu chí (10,92%) và được công nhận xã NTM. Thu nhập bình quân đầu người/năm khu vực nông thôn năm 2011 đạt 16,6 triệu đồng thì nay tăng lên 27,56 triệu đồng/năm. Tỷ lệ hộ nghèo khu vực nông thôn từ 10,5% giảm còn 2,8%.
Video đang HOT
Theo Chương trình hành động của Đảng bộ tỉnh An Giang, đến năm 2020, toàn tỉnh có 61/119 xã đạt chuẩn NTM (tỷ lệ 51,2%). Bình quân toàn tỉnh đạt ít nhất 15 tiêu chí/xã. Phấn đấu xây dựng huyện Thoại Sơn thành huyện NTM. TP Long Xuyên và Châu Đốc hoàn thành xây dựng NTM và các xã đạt chuẩn NTM được duy trì và nâng chất các tiêu chí.
Để đạt mục tiêu đề ra, Đảng bộ tỉnh An Giang lấy phát triển kinh tế – xã hội, xây dựng, củng cố an ninh – quốc phòng, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người dân nông thôn là mục tiêu trọng tâm, xuyên suốt trong quá trình xây dựng NTM, từ đó đề ra những kế hoạch, giải pháp thật cụ thể để thực hiện.
Thực hiện xây dựng NTM phải đúng với chủ trương, linh hoạt, phù hợp với nguyện vọng của người dân và điều kiện cụ thể của địa phương. Đẩy mạnh các giải pháp huy động các nguồn lực xã hội đóng góp vào quá trình xây dựng NTM. Không huy động quá sức dân và không cào bằng trong huy động.
Đồng thời tái cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn nông nghiệp với phát triển nhanh công nghiệp, dịch vụ; gắn phát triển nông thôn với đô thị theo quy hoạch; xã hội nông thôn dân chủ, văn minh, giàu bản sắc văn hóa dân tộc; môi trường sinh thái được bảo vệ; an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội được giữ vững; đời sống vật chất và tinh thần của người dân ngày càng được nâng cao…
Tổng nguồn vốn huy động sau 5 năm của tỉnh đạt khoảng gần 6.000 tỷ đồng, trong đó vốn nhân dân đóng góp hơn 596 tỷ đồng. Ngoài ra, nhân dân còn đóng góp trên 163.365 ngày công lao động để xây dựng cầu, làm đường giao thông nông thôn, cất nhà tình nghĩa…,hiến trên 767.566 m2 đất ở, đất sản xuất.
Theo Hương Huệ (Nông Nghiệp Việt Nam)
Huyện phải chủ động giúp dân tiêu thụ sản phẩm
Ông Lê Minh Dũng - Chủ tịch UBND huyện Cần Giờ cho biết, 6 tháng đầu năm 2016, tình hình kinh tế - xã hội của huyện phát triển khả quan với tổng giá trị sản xuất ước đạt gần 4.000 tỷ đồng (tăng hơn 12%).
Ông Lê Minh Dũng - Chủ tịch UBND huyện Cần Giờ cho biết, 6 tháng đầu năm 2016, tình hình kinh tế - xã hội của huyện phát triển khả quan với tổng giá trị sản xuất ước đạt gần 4.000 tỷ đồng (tăng hơn 12%). Trong đó, thế mạnh của huyện là phát triển thủy sản với giá trị sản xuất ước đạt 732 tỷ đồng. Toàn huyện hiện có 4.111ha thả nuôi thủy sản, trong đó có 1.234ha thả nuôi ao, tăng 52% so cùng kỳ. Kết quả, có 70% diện tích thu hoạch có lãi với mức lãi bình quân 151,6 triệu đồng/ha, tăng 2,4% so cùng kỳ.
Ảnh minh họa
Tuy nhiên, Chánh Văn phòng UBND TP.HCM Võ Văn Hoan chỉ ra nhiều chỉ tiêu phát triển kinh tế huyện Cần Giờ không đạt, như: Tổng giá trị sản xuất chỉ đạt 43% kế hoạch năm; phát triển thủy sản được 35%; nông nghiệp 41%... Trước tình hình này, Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thành Phong đã yêu cầu lãnh đạo huyện Cần Giờ phải có biện pháp chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo đúng định hướng mà Đảng bộ huyện đã xác định: Dịch vụ, du lịch và thủy sản. "Phải làm kế hoạch cụ thể, sát với thực tế, không nói dịch vụ chung chung mà cần tạo cơ chế thu hút đầu tư để Cần Giờ phát triển"- ông Phong nhấn mạnh.
Một thực trạng khác mà Chủ tịch thành phố cũng yêu cầu huyện giải quyết là tiêu thụ muối cho diêm dân. Nửa đầu năm 2016, diêm dân trúng mùa với sản lượng thu hoạch đạt trên 140.000 tấn, tuy nhiên giá muối lại giảm liên tục nên hiệu quả sản xuất giảm nhiều so với năm trước. Tính đến tháng 6, chỉ có gần 35.000 tấn được tiêu thụ, chưa bằng 25% lượng muối dân sản xuất. Ông Nguyễn Phương Đông - Phó Giám đốc Sở Công Thương TP.HCM phân tích, thành phố đang có 10 triệu dân, mỗi năm tiêu thụ khoảng 18.000 tấn muối, trong khi Cần Giờ lại sản xuất hơn 140.000 tấn, cao gấp 7 lần. Vì vậy, Cần Giờ nên xem lại quy hoạch phát triển ngành muối của địa phương.
Ông Nguyễn Thành Phong không đồng ý với ý kiến của đại diện Sở Công Thương. Sản lượng muối Cần Giờ dồi dào thì cần phải kết nối, mở rộng thị trường, kết nối doanh nghiệp với diêm dân để tiêu thụ muối. Chính quyền phải chủ động và nỗ lực tìm đầu ra, hướng đến thị trường cả nước và chế biến xuất khẩu. "Chủ tịch các xã phải hết sức chủ động, có gì khó khăn thì điện thoại thẳng cho chủ tịch huyện vào cuộc để phục vụ dân cho tốt. Thay vì thảo văn bản rồi chờ đợi, chủ tịch huyện hãy gọi điện thẳng cho tôi, để tôi cùng với các anh giải quyết khó khăn cho người dân" - Chủ tịch UBND TP.HCM chỉ đạo.
Ông Phong cũng lưu ý huyện cần tiếp tục đẩy mạnh xây dựng NTM để nâng cao đời sống người dân. Muốn vậy, cần phải tổ chức lại khâu sản xuất để người dân có thu nhập ngày càng cao. Huyện cũng cần có giải pháp căn cơ để hỗ trợ, giúp đỡ 39% số hộ nghèo trên địa bàn...
Theo Danviet
Đồng bào Ca Dong hiến đất làm đẹp bản làng Chỉ riêng năm 2015, trong tổng số 46 trường hợp được UBND huyện Sơn Tây (Quảng Ngãi) đề nghị tỉnh khen thưởng vì đã hiến đất xây dựng các công trình nông thôn mới, thì xã Sơn Bua chiếm đến 34 trường hợp. "Làng được, mình cũng lợi" Trong ngôi nhà nằm ngay bên tuyến đường Trường Sơn Đông, đoạn đi qua thôn...