An Giang đề nghị Chính phủ cho phép chỉnh trị dòng chảy sông Hậu
Chiều 24/5, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang Nguyễn Thanh Bình cùng đoàn công tác của tỉnh đã đến khảo sát tình hình rạn nứt mặt đường, nguy cơ xảy ra sạt lở trên tuyến Quốc lộ 91, đoạn qua ấp Bình Tân, xã Bình Mỹ, huyện Châu Phú, tỉnh An Giang.
Nguyên nhân bước đầu được xác định là do chế độ dòng chảy thay đổi qua khúc sông cong, dòng chảy áp sát bờ, mái sông thẳng đứng, nền đất yếu gây ra hiện tượng rạn nứt.
Chủ tịch UBND tỉnh An Giang Nguyễn Thanh Bình cùng đoàn công tác khảo sát thực tế khu vực xuất hiện các vết rạn nứt, nguy cơ sạt lở Quốc lộ 91, đoạn qua ấp Bình Tân, xã Bình Mỹ, huyện Châu Phú.
Trước nguy cơ xảy ra sạt lở nguy hiểm trên tuyến Quốc lộ 91 (cặp bờ sông Hậu), đoạn qua ấp Bình Tân, xã Bình Mỹ, huyện Châu Phú, tỉnh An Giang, đe dọa đến 7 nhà dân và các phương tiện giao thông lưu thông theo hướng thành phố Long Xuyên đi huyện Phú Tân, thị xã Tân Châu và ngược lại, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang Nguyễn Thanh Bình yêu cầu lãnh đạo huyện Châu Phú và xã Bình Mỹ khẩn trương thiết lập vùng không an toàn; tiến hành kéo dây, lắp đặt biển báo nguy hiểm, tổ chức phân luồng giao thông (cả đường thủy và đường bộ) nhằm giảm tải trọng trên đoạn đường rạn nứt. Đồng thời, cắt cử lực lượng túc trực 24/24 để hướng dẫn bà con không đi vào khu vực nguy hiểm.
Video đang HOT
Bên cạnh đó, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang yêu cầu Ủy ban nhân dân huyện Châu Phú lên phương án di dời các hộ dân trong vùng, cảnh báo nguy hiểm để đảm bảo an toàn tính mạng và tài sản cho nhân dân. Về lâu dài, huyện Châu Phú cần chủ động các phương án bố trí chỗ ở mới đối với các hộ dân có nhà nằm trong vùng cảnh báo nguy hiểm khẩn cấp dọc theo tuyến Quốc lộ 91.
Theo Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang Nguyễn Thanh Bình, vị trí xuất hiện vết rạn nứt, nguy cơ sạt lở mới này cách vị trí sạt lở hiện tại (sạt lở vào năm 2019) khoảng 80m, tuy vẫn nằm trong vùng cảnh báo sạt lở của tỉnh nhưng không được chủ quan; Sở Tài nguyên và Môi trường cần phối hợp với các bên liên quan để tiến hành quan trắc, theo dõi khu vực xuất hiện các vết rạn nứt một cách cụ thể, chi tiết, từ đó đề xuất các phương án xử lý một cách triệt để, tiết kiệm, hiệu quả nhất.
Đáng lưu ý, hiện nay An Giang đang vào mùa mua, nguy cơ sạt lở có thể xảy ra bất cứ lúc nào, nhất là trên sông Hậu đoạn đi qua xã Bình Mỹ, huyện Châu Phú; khu vực này dài khoảng 3km nhưng chiều rộng lòng sông Hậu đã bị bãi bồi sông Hậu ở bờ huyện Phú Tân thu hẹp khoảng 300m, giảm đi một nửa so với đoạn ở thượng lưu và hạ lưu liền kề (khoảng 600m) làm gia tăng vận tốc dòng chảy gây xói lở ở bờ huyện Châu Phú.
“Trong lúc chúng ta đang tập trung xử lý hậu quả vụ sạt lở Quốc lộ 91 vào tháng 8/2019 chưa xong thì lại tiếp tục xuất hiện các dấu hiệu sạt lở mới. Do đó, để xử lý sạt lở một cách căn cơ, triệt để, sớm ổn định dân cư và hoàn trả lại mặt đường Quốc lộ 91, đoạn thuộc xã Bình Mỹ của huyện Châu Phú thì cần phải thực hiện việc nạo vét, thông luồng, chỉnh trị dòng chảy sông Hậu. Tỉnh An Giang đã có văn bản đề nghị Thủ tướng Chính phủ cho phép An Giang thực hiện xã hội hóa Dự án chỉnh trị dòng chảy sông Hậu bảo vệ Quốc lộ 91, đoạn thuộc xã Bình Mỹ, huyện Châu Phú với chiều dài khoảng 3km (đoạn bị thắt hẹp còn khoảng 300m (do phù sa) so với đoạn thượng lưu và hạ lưu liền kề (khoảng 600m); việc chỉnh trị, nạo vét thông luồng kết hợp tận thu cát”- Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang Nguyễn Thanh Bình nhấn mạnh.
Trước đó, vào khoảng 6 giờ 10 phút sáng 23/5, mặt đường Quốc lộ 91 đoạn đi qua ấp Bình Tân, xã Bình Mỹ (cách vị trí sạt lở hiện nay – sạt lở vào tháng 8 năm 2019 khoảng 80m về hướng thành phố Long Xuyên) xuất hiện nhiều vết rạn nứt trên mặt đường Quốc lộ 91. Vị trí các vết rạn nứt mới nằm ở khu vực ngã 3 giao giữa đường tránh khu sạt lở Quốc lộ 91 năm 2010 và Quốc lộ 91; vết rạn ăn sâu vào 1/3 mặt đường với chiều dài khoảng 20m, bề rộng vết rạn nứt từ 0,1 đến 1,2 cm chạy dài cặp theo bờ sông Hậu, có nguy cơ sạt lở xuống Sông Hậu, de dọa đến 7 nhà dân ở phía trong Quốc lộ 91; qua khảo sát vết rạn nứt có dấu hiệu tiếp tục mở rộng.
Rạn nứt mặt đường, nguy cơ xảy ra sạt lở trên tuyến Quốc lộ 91, đoạn qua ấp Bình Tân, xã Bình Mỹ, huyện Châu Phú.
Theo ghi nhận của phóng viên, đến chiều 24/5, các vết nứt tiếp tục mở rộng gần 2cm và có thêm nhiều vết nứt mới, nguy cơ sạt lở rất cao. Ủy ban nhân dân huyện Châu Phú đã tiến hành chặt bỏ cây xanh ở khu xuất hiện các vết rạn nứt, đồng thời gắn hàng rào, biển báo không cho phương tiện giao thông đi qua đoạn đường này (phân luồn qua tuyến tránh khu sạt lở, đoạn từ cầu Bình Mỹ tới cầu Cây Dương) nhằm giảm tải trọng đường bộ, hạn chế sạt lở.
Ông Trần Thanh Nhã, Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện Châu Phú (An Giang) cho biết, khu vực xuất hiện các vết rạn nứt mới, có nguy cơ sạt lở rất cao, đe dọa tới 7 hộ dân có nhà ở phía trong Quốc lộ 91 và ảnh hưởng đến 21 hộ xung quanh; nếu sạt lở xảy ra thì vùng ảnh hưởng sẽ mở rộng, có thể lên tới 80 hộ dân.
Đến nay, huyện Châu Phú đã tổ chức di dời đường điện, cáp quang dọc theo Quốc lộ 91 (đoạn bị ảnh hưởng); đồng thời, tiến hành kiểm đếm trong phạm vi hành lang an toàn 40m (tính từ vết nứt) để tính toán phương hướng xử lý nếu sự cố sạt lở xảy ra.
An Giang quyết liệt bảo vệ tính mạng, tài sản người dân vùng sạt lở
Ngày 17-2, thông tin từ UBND tỉnh An Giang, trước tình hình sạt lở đang diễn biến phức tạp trên địa bàn, lãnh đạo UBND tỉnh cùng các sở, ngành đã khảo sát thực tế tại các địa phương trong tỉnh, đánh giá tình hình sạt lở, tìm ra các giải pháp khắc phục căn cơ, lâu dài. Trong đó, việc đảm bảo tính mạng, tài sản của người dân vùng sạt lở là ưu tiên hàng đầu.
Theo Sở TN-MT tỉnh An Giang, sở đã tiến hành khảo sát, đo đạc thực địa, hiệu chỉnh, tính toán và phân tích số liệu nội nghiệp tổng chiều dài 169.330m đối với các tuyến sông, kênh, rạch chính như: sông Tiền, sông Hậu, sông Vàm Nao, sông Bình Di, sông Châu Đốc, sông Cái Vừng, kênh xáng Tân An, rạch Ông Chưởng, rạch Cái Sắn...
Kết quả, có 52 đoạn sông cảnh báo nguy cơ sạt lở từ mức độ bình thường đến rất nguy hiểm. Số đoạn cảnh báo không tăng, không thay đổi về vị trí so với quan trắc trước nhưng có xu hướng tăng về chiều dài và gia tăng về mức độ nguy hiểm; xảy ra sạt lở nhiều hơn ở các sông, kênh, rạch nhỏ. Trong đó, có 6 đoạn được cảnh báo ở mức độ đặc biệt nguy hiểm, 41 đoạn ở mức độ nguy hiểm, 5 đoạn ở mức độ bình thường.
Do đó, các sở, ngành liên quan và chính quyền địa phương cần thường xuyên theo dõi, cảnh báo người dân, thông báo ngay khi phát hiện dấu hiệu sạt lở; có giải pháp bảo vệ đường bờ tại các khu vực, đoạn cua cong; cắm biển báo cảnh báo khu vực sạt lở; có kế hoạch đề xuất nạo vét khơi thông chỉnh trị dòng chảy, hạn chế sạt lở, di dời người dân khỏi nơi xung yếu...
Năm 2019, toàn tỉnh An Giang đã xảy ra 46 điểm sụp lún, sạt lở đất bờ sông, kênh, rạch, với chiều dài sạt lở 3.470m (trong đó có 4 căn nhà sụp hoàn toàn và 1 căn bị sụp một phần xuống sông), ảnh hưởng đến 146 căn nhà phải di dời khẩn cấp đến nơi an toàn. Ước thiệt hại về đất khoảng 32,68 tỷ đồng.
PHAN THANH
Theo SGGP
Lại tiếp tục sạt lở Quốc lộ 91 ở An Giang Tối 3-1, UBND huyện Châu Phú (An Giang) cho biết, tình trạng sạt lở ở Quốc lộ 91 (đoạn qua ấp Bình Tân, xã Bình Mỹ) tiếp tục diễn ra. Cụ thể, vào khoảng 20 giờ ngày 2-1, tại khu vực sạt lở cũ (ấp Bình Tân, xã Bình Mỹ) người dân phát hiện 2 đoạn đất bị nứt. Đoạn thứ nhất, vết...