An Giang đã ra tay với karaoke lưu động: Cấm toàn tỉnh
Chủ tịch UBND tỉnh An Giang chỉ đạo cấm karaoke lưu động toàn tỉnh và cấm đưa thức ăn vào các khu cách ly, đặc biệt khi biết tin Kiên Giang có thêm 5 ca nhiễm COVID-19.
Chủ tịch UBND tỉnh An Giang Nguyễn Thanh Bình khảo sát tại chốt phòng chống dịch đóng quân ven sông Bình Di giáp biên giới Campuchia – Ảnh: BỬU ĐẤU
Ngày 2-3, ông Nguyễn Thanh Bình – chủ tịch UBND tỉnh An Giang – đã dẫn đầu đoàn công tác UBND tỉnh đến thăm cán bộ, chiến sĩ của 2 chốt phòng chống dịch COVID-19 ven sông Bình Di, thị trấn Long Bình, huyện An Phú và đến khảo sát khu cách ly tại Trường THPT Lương Thế Vinh, thị trấn An Phú.
Đến 16h, đoàn công tác đã làm việc với lãnh đạo các huyện Tri Tôn, Tịnh Biên, An Phú, thị xã Tân Châu và TP Châu Đốc để nghe địa phương và các ngành báo cáo về công tác phòng chống dịch COVID-19 trước tình hình dịch bệnh ở Campuchia đang diễn biến phức tạp.
Lãnh đạo Đồn biên phòng cửa khẩu Long Bình cho biết sông Bình Di rộng khoảng 50m nên nhiều lần người nhập cảnh lội qua sông lén lút giữa đêm gây khó khăn cho phòng chống dịch – Ảnh: BỬU ĐẤU
Video đang HOT
Ông Trần Hòa Hợp – chủ tịch UBND huyện An Phú – cho biết kể từ ngày 20-2, thời điểm Campuchia bùng phát dịch, đến nay huyện đã lập khu cách ly tại Trường THPT Lương Thế Vinh để cách ly những người từ Campuchia về.
“Do điểm có ca nhiễm COVID-19 ở Campuchia nằm gần thị trấn Long Bình nên chúng tôi lo lắng. Vì nguy cơ rất cao, nhiều anh em túc trực thức trắng đêm nhưng vẫn lo. Vì địa hình biên giới ở An Phú rất phức tạp, dễ xảy ra nhập cảnh trái phép thì rất nguy hiểm” – ông Hợp nói.
Chủ tịch UBND tỉnh An Giang Nguyễn Thanh Bình (bìa trái) tặng quà cho các cán bộ, chiến sĩ chốt phòng chống dịch COVID-19 ven sông Bình Di – Ảnh: BỬU ĐẤU
Ông Từ Quốc Tuấn – giám đốc Sở Y tế tỉnh An Giang – khẳng định đơn vị đã chỉ đạo bệnh viện 11 huyện, thị, thành phố xây dựng sẵn phòng chữa trị COVID-19, vì hiện tại người Việt ở Campuchia bị nhiễm khá nhiều, các địa phương cần sẵn sàng chuẩn bị tình huống người Việt về nhiều.
“Phương án chúng tôi đưa ra là nếu có ca nhiễm thì đưa vào phòng điều trị COVID-19 của bệnh viện tuyến huyện. Trường hợp bệnh nặng thì hội chẩn chứ không thể nào đưa về bên trong nội địa được” – ông Tuấn nói.
Khu cách ly Trường THPT Lương Thế Vinh được chia sẵn 2 bên A và B để không cho người cách ly tiếp xúc với nhau – Ảnh: BỬU ĐẤU
Kết luận buổi làm việc, ông Nguyễn Thanh Bình khẳng định tình hình dịch bệnh COVID-19 đang diễn biến phức tạp ở Campuchia nên nguy cơ số người Việt làm ăn ở Campuchia đổ về rất lớn. Hiện một số tỉnh xung quanh An Giang đã có người nhiễm do người nhập cảnh trái phép về. Vì vậy, ông đề nghị các lực lượng chốt chặn biên giới tăng cường giám sát biên giới, nhất là sông, kênh, rạch để hạn chế nhập cảnh trái phép.
“Sau buổi làm việc này, các huyện sẽ họp với các xã, thị trấn. Sau đó, các địa phương họp lại với khóm, ấp và tổ tự quản để phát động phong trào toàn dân phòng chống dịch.
Còn khu cách ly phải cách ly phòng với phòng, giường phải cách ly giường; nghiêm cấm đưa thức ăn vào. Bây giờ cấm hết các hoạt động karaoke lưu động trên phạm vi toàn tỉnh. Vì karaoke rất dễ lây dịch bệnh, ảnh hưởng sức khỏe nhân dân” – ông Bình nói.
TP HCM mở lại nhà hàng, tiếp tục đóng karaoke
Trung tâm tiệc cưới, nhà hàng, phòng trà, rạp chiếu phim, điểm vui chơi... ở TP HCM được hoạt động từ ngày 1/3, còn vũ trường, bar, karaoke, phòng gym tiếp tục đóng cửa để phòng dịch.
Quyết định cho hoạt động trở lại một số dịch vụ không thiết yếu được Phó chủ tịch UBND TP HCM Dương Anh Đức ký chiều 24/2, trong bối cảnh đã 14 ngày thành phố không ghi nhận ca nhiễm trong cộng đồng. Việc mở cửa một số dịch vụ nhằm thực hiện mục tiêu kép chống dịch hiệu quả và phát triển kinh tế.
Quán nhậu trên đường Phạm Văn Đồng, quận Gò Vấp, ngưng hoạt động trưa 9/2. Ảnh: Hà An.
Các hoạt động du lịch, giao thông vận tải, dịch vụ ăn uống; siêu thị, trung tâm thương mại; bảo tàng, di tích, thư viện, phòng đọc sách; tập luyện của đơn vị thể dục thể thao... cũng được hoạt động trở lại. Các nơi này phải đảm bảo khoảng cách giữa 2 người tối thiểu một mét. Cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống không phục vụ quá 30 người.
Quán bar, vũ trường, pub, beer club, karaoke, các cơ sở thể thao trong không gian kín (gym, fitness, bida, yoga..) tiếp tục bị dừng. Người dân thành phố phải áp dụng biện pháp 5K, đeo khẩu trang nơi công cộng, rửa tay sát khuẩn...
Riêng các hoạt động, nghi lễ tôn giáo được tổ chức nhưng không tụ tập quá 50 người cùng một thời điểm; đảm bảo các biện pháp phòng dịch, khoảng cách giữa 2 người từ một mét trở lên.
Trước đó, sau khi ghi nhận 31 ca nhiễm ở 8 quận, chính quyền TP HCM đã yêu cầu dừng tất cả hoạt động văn hoá, thể thao, vui chơi giải trí, thẩm mỹ viện, karaoke, vũ trường, quán nhậu, quán bar, pub, beer club, massage, xông hơi, các điểm kinh doanh trò chơi điện tử; các trung tâm tiệc cưới; phòng trà, sân khấu- kịch, rạp chiếu phim; các cơ sở kinh doanh thể thao, yoga, phòng tập gym, bida từ 12h ngày 9/2 để tránh dịch lây lan.
Các nghi lễ tôn giáo và các hoạt động từ 20 người trở lên ở cơ sở tôn giáo, thờ tự cũng phải dừng để phòng chống dịch.
Liên quan chùm ca bệnh ở sân bay Tân Sơn Nhất, thành phố đã tổ chức nhiều biện pháp khẩn cấp nhằm kiểm soát dịch. Cụ thể, ngành y tế nhanh chóng điều tra truy vết xác định 2.946 ca F1, F2 để cách ly y tế; phong toả 36 địa điểm. Đến nay tất cả điểm phong toả được gỡ do tình hình ổn định.
Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP HCM, đến nay thành phố ghi nhận tổng cộng 210 ca Covid-19, trong đó 194 trường hợp khỏi bệnh, 16 người đang điều trị. Hiện 1.311 người cách ly tập trung, 376 người cách ly tại nhà và nơi lưu trú.
Cần Thơ tạm đóng cửa các quán karaoke, massage, vũ trường từ 29 Tết Cần Thơ tạm đình chỉ hoạt động của các cơ sở kinh doanh dịch vụ không thiết yếu (karaoke, massage, quán bar, vũ trường) bắt đầu từ 10/2 đến khi có thông báo mới. Ngày 9/2, Chủ tịch UBND TP Cần Thơ có công văn về việc thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 trước, trong và sau Tết Nguyên đán....