An Giang: Cổng cưới thôn quê làm say mê cả nhà giàu, đại gia
Những chiếc cổng cưới lá dừa bình dị một thời tưởng chừng bị lãng quên trước sự xuất hiện của cổng cưới hoa giả đa dạng về mẫu mã, tiện lợi lắp ghép.
Thế nhưng, bằng niềm đam mê nghệ thuật tạo hình cổng cưới, các chàng trai xứ cù lao Chợ Mới ( tỉnh An Giang) đã đưa hình tượng quen thuộc của miền Tây dần thịnh hành trở lại…
Vẫn là những chiếc cổng cưới, nhưng nay được tái hiện với hình ảnh sinh động, rực rỡ, giàu tính nghệ thuật hơn.
Nhóm làm cổng cưới của anh Trần Văn Ngọt ( xã Hội An) chỉ tập trung “chạy sô” vào mùa cưới. Để làm ra một cổng cưới long phụng hay đơn thuần là cổng kết bằng lá dừa, nhóm của anh gồm 4 người cùng quê ở Chợ Mới phải mất 2-3 ngày mới hoàn thiện.
Video đang HOT
Để tạo nên những cổng cưới đẹp mắt, hàng ngàn trái ớt, đậu bắp, lá khóm, vảy quả khóm, hoa cúc, hoa lan… được nhóm của anh Ngọt kết thành những hình mẫu sinh động, mang ý nghĩa tốt đẹp chúc phúc cho đôi uyên ương.
Lá dừa, với mùi thơm nhẹ, màu tự nhiên giữ được trong nhiều ngày được xem là nguyên liệu chủ đạo để anh Ngọt làm những cổng cưới giản dị, nhưng không kém phần độc đáo, với những bông hoa khổng lồ hoặc đan thành vách cổng vững chắc…
Vì tính công phu, cầu kỳ trong cách làm, nên giá thành mỗi chiếc cổng cưới làm bằng lá dừa, hoa, quả… có giá dao động từ vài triệu đến hơn chục triệu đồng cho những ai muốn tạo ấn tượng đặc biệt cho lễ cưới của mình.
Theo Mỹ Hạnh (Báo An Giang)
Những bóng hồng trên đường biên cột mốc
Dọc theo hơn 200km đường biên giới trên bộ của hai tỉnh An Giang và Kiên Giang tiếp giáp với nước bạn Campuchia, đến đâu chúng tôi cũng thấy sự có mặt của các tổ phụ nữ tự quản đường biên, mốc quốc giới và an ninh trật tự khu vực biên giới (tổ tự quản).
Đóng góp thầm lặng của "những bóng hồng" giỏi việc nước, đảm việc nhà đã đóng góp tích cực cùng cán bộ, chiến sĩ Bộ đội Biên phòng (BĐBP) bảo vệ chủ quyền, an ninh biên giới quốc gia.
Những ngày tháng 10, miền Tây Nam bộ đang vào mùa đỉnh lũ, con nước tràn đồng khiến vùng biên giới thuộc 2 xã Vĩnh Xương và Phú Lộc, thị xã Tân Châu, tỉnh An Giang mênh mông nước; một số cột mốc biên giới quốc gia nằm dọc bờ sông cũng bị ngập. Thế nhưng hàng tuần, các thành viên trong Tổ phụ nữ tự quản đường biên, mốc Quốc giới đều tự giác bơi xuồng đến kiểm tra, dọn dẹp vệ sinh.
Thành viên tổ phụ nữ tự quản đường biên, mốc quốc giới và an ninh trật tự khu vực biên giới cùng với cán bộ, chiến sĩ Đồn BPCKQT Vĩnh Xương dọn vệ sinh khu vực cột mốc.
Có dịp cùng Tổ phụ nữ giữ gìn đường biên, cột mốc xã Vĩnh Xương và các cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng CKQT Vĩnh Xương tuần tra đường biên, cột mốc, chúng tôi mới biết về những cống hiến, đóng góp của chị em phụ nữ trong những năm qua. Giữa cái nắng hanh hao khiến mồ hôi ướt đầm lưng áo và xung quanh là mênh mông biển nước nhưng ai nấy đều nhiệt tình, hăng hái khi cùng BĐBP tuần tra dọc biên giới và kiểm tra vị trí các cột mốc trên địa bàn xã. Chị Phạm Thùy Trang, thành viên Tổ phụ nữ giữ gìn đường biên, cột mốc xã Vĩnh Xương chia sẻ: "Mỗi lần đứng nghiêm chào cột mốc của nước mình, chị cảm thấy rất tự hào, xúc động. Sinh ra và lớn lên tại đây, tôi và mỗi người dân trong xã đều hiểu, bảo vệ đường biên, cột mốc là nhiệm vụ thiêng liêng và là trách nhiệm của mỗi người, biên giới bình yên thì bà con mới yên tâm lao động, sản xuất. Mặc dù cùng BĐBP đi tuần tra đường biên, cột mốc nhiều lần, nhưng mỗi lần đi lại mang đến cho tôi những cảm xúc khác nhau. Những công việc đơn giản như: Phát quang cây cỏ ở vị trí cột mốc và đường biên, kiểm tra thân mốc... làm tôi nhận thấy được ý nghĩa và trách nhiệm của mình".
Đồn BPCKQT Vĩnh Xương là đơn vị đầu tiên trong BĐBP tỉnh An Giang thành lập tổ phụ nữ tham gia tự quản đường biên, mốc Quốc gia. Đến nay đã có 2 tổ đi vào hoạt động có nền nếp, phát huy hiệu quả cao. Định kỳ hàng tháng, tổ phụ nữ đều phối hợp với cán bộ, chiến sĩ Đồn BP tuần tra bảo vệ biên giới 2 lần. Vì vậy, tình cảm quân dân trên địa bàn xã Vĩnh Xương, Phú Lộc, thị xã Tân Châu luôn gắn bó, tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn luôn giữ vững.
Còn tại huyện biên giới Giang Thành, tỉnh Kiên Giang, trước đây tình hình ANTT trên địa bàn tương đối phức tạp. Để chung tay cùng với cán bộ, chiến sĩ BĐBP giữ gìn bình yên biên giới, năm 2017, tổ tuyên truyền, vận động hội viên phụ nữ tham gia bảo vệ đường biên, cột mốc ấp Hòa Khánh, xã Tân Khánh Hoàn, huyện Giang Thành được thành lập. Sự ra đời của mô hình Tổ tuyên truyền, vận động hội viên phụ nữ tham gia bảo vệ đường biên, cột mốc ấp Hòa Khánh đã phát huy hiệu quả trong việc vận động chị em phụ nữ tích cực tuyên truyền, giải thích cho bà con trong ấp, xã về gìn giữ, bảo vệ chủ quyền, an ninh biên giới quốc gia. Đặc biệt, các thành viên trong tổ luôn nhiệt tình, không ngại khó khăn, gian khổ, cùng cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng cửa khẩu Giang Thành bảo vệ đường biên, cột mốc và giữ gìn an ninh trật tự trên địa bàn.
Chị Võ Thị Phương, Tổ phó Tổ tuyên truyền, vận động hội viên phụ nữ tham gia bảo vệ đường biên, cột mốc cho biết: "Mỗi quý, 15 thành viên trong tổ sẽ sinh hoạt 1 lần để trao đổi tình hình địa bàn và phối hợp với cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng cửa khẩu Giang Thành tuần tra bảo vệ đường biên, cột mốc. Ngoài ra, các thành viên trong Tổ còn thường xuyên phối hợp với cán bộ Biên phòng và Chi hội phụ nữ ấp tổ chức các buổi họp dân để triển khai chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đến với người dân, cụ thể là Luật Biên giới quốc gia, Luật Phòng, chống mua bán người qua biên giới... Đặc biệt là tuyên truyền, vận động nhân dân nâng cao nhận thức và tự giác tham gia tự quản đường biên và an ninh trật tự xóm, ấp biên giới, phòng chống mua bán phụ nữ và trẻ em, bạo lực gia đình, xây dựng và giữ vững danh hiệu Gia đình văn hóa...
Nhận xét về hiệu quả của Tổ tuyên truyền, vận động hội viên phụ nữ tham gia bảo vệ đường biên, cột mốc ấp Hòa Khánh, Trung tá Danh Phương, Chính trị viên phó Đồn Biên phòng cửa khẩu Giang Thành cho biết, chị em phụ nữ đều rất tích cực, chủ động trong công tác đã cung cấp cho Đồn BP nhiều thông tin quan trọng về tình hình địa bàn, biên giới. Những nguồn tin của chị em có vai trò rất quan trọng đối với chúng tôi trong việc xử lý nhanh chóng, chính xác, dứt điểm các vụ việc xảy ra trên tuyến biên giới được đảm nhiệm. "Từ kết quả hoạt động thực tiễn, các chị em đã góp phần cùng đơn vị xây dựng vững chắc thế trận biên phòng. Những hoạt động thường xuyên, thầm lặng của chị em phụ nữ trong Tổ tuyên truyền, vận động hội viên phụ nữ tham gia bảo vệ đường biên, cột mốc đã đóng góp tích cực vào việc giữ vững bình yên trên khu vực biên giới quốc gia", Trung tá Danh Phương nói.
Bài, ảnh: THÚY AN- CHIẾN KHU
Theo QĐND Online
An Giang: Trồng thứ chanh không hạt, sai trĩu quả, rủng rỉnh tiền Thử nghiệm trồng chanh không hạt với mục đích cải tạo đất vườn tạp kém hiệu quả, sau 2 năm, ông Nguyễn Văn Lệ (xã Phú Bình, huyện Phú Tân, tỉnh An Giang) đang có thu nhập đều đặn từ vườn chanh năng suất mà không phải bỏ nhiều công chăm sóc... Ông Nguyễn Văn Lệ cho biết, trồng chanh không hạt chỉ...