An Giang: Chợ đầu nguồn mùa lũ, rắn bông súng bán đắt hàng
11 giờ trưa, tại khu chợ cá nhỏ ở xã Vĩnh Hội Đông (huyện An Phú, tỉnh An Giang) đã thấy tâp nâp ngươi mua, ke ban.
Những mẻ cá linh, cá rô, cá lóc, các chạch… được ngư dân mang ra đây bán. Trong đó, mặt hàng được chú ý nhiều nhất là cá linh.
Thời điểm này, khi mực nước các sông đã dâng lên, nhiều diện tích đất bị nước bao phủ báo hiệu 1 mùa nước nổi nữa lại về. Mỗi khi vào mùa nước nổi, chợ quê nhộn nhịp hẳn với nhiều đặc sản như: cá linh, bông điên điển, bông súng… Năm nay, tuy nước không cao so với năm trước, lượng thủy sản đánh bắt không nhiều nhưng cũng đã giúp người dân nghèo vùng đầu nguồn đỡ vất vả hơn.
Cá linh- món quà thiên nhiên mùa nước nổi.
Theo ngư dân nơi đây, cá linh đầu mùa đã xuất hiện cách đây khoảng nửa tháng, được đánh bắt ở nhiều địa phương và được thương lái vận chuyển bằng ghe đục về đây để bán và bạn hàng sử dụng bình sục khí ô-xy để phân phối, bán lẻ lại.
Theo cô Huỳnh Thị Lê (bạn hàng cá ở xã Vĩnh Hội Đông), thời điểm này, cá linh cũng như cá đồng không nhiều như những năm trước. “Nếu năm ngoái, khoảng 10 giờ sáng là ngư dân, bạn hàng, thương lái từ khắp nơi kéo đến rất đông. Năm nay do cá đồng ít, nên bạn hàng từ nhiều địa phương khác đến với chợ vắng hơn, sức mua không nhộn nhịp như những năm trước” – cô Lê chia sẻ.
Cô Lê cho biết thêm, hiện nay, cá linh được đánh bắt chỉ bằng ngón tay út người lớn trở xuống. Giá bán tại chợ dao động từ 120.000-150.000 đồng/kg (cá làm sẵn). Các loại cá trắng khác cũng dao động vài chục ngàn đồng. Không chỉ phục vụ người dân địa phương, nhiều bạn hàng ở các địa phương khác cũng đến trực tiếp mua cá về để bán lại.
Anh Nguyễn Văn Luyến (thương lái ở huyện Châu Thành) cho biết, khoảng 12 giờ mỗi ngày anh lên đây cân một ít cá về bán. Mỗi lần cân khoảng 30kg cá linh, 30-40kg các loại cá đồng khác như: cá rô, cua… đây là những món đặc sản, rất hút hàng.
Sản lượng cá chưa nhiều
Tại chợ Vĩnh Hội Đông, nước về muộn, sản lượng cá, tôm đánh bắt được không nhiều. Chị Nguyễn Thị Vân, ngụ ấp 2, xã Vĩnh Hội Đông, thông tin: “Năm nào cũng vậy, lũ về là gia đình tôi chuẩn bị ngư cụ để kiếm thêm thu nhập. Ban ngày đi đặt lọp, thả lưới, tối đi thăm cho đến sáng rồi đem ra chợ bán. Thời điểm này, cá bắt được khá ít, 1 ngày bắt chừng vài ký, có người bắt được chuc ký la nhiều lắm rồi. Số lượng cá bắt được một phần để lại dùng, số còn lại đem ra chợ bán để kiếm thêm thu nhập”.
Video đang HOT
Chợ Vĩnh Hội Đông nổi tiếng với các loại đặc sản như: rắn, chuột…
Tại chợ biên giới Khánh An, ngay từ sáng sớm đã nghe tiếng rao mời, tiếng ngả giá như chào ngày mới. Ngư dân từ nhiều địa phương như: Đồng Tháp, Hậu Giang, Kiên Giang về đây thả lưới, giăng câu, đặt lọp…với đầy đủ các loại sản vật mùa nước nổi như: cá, rắn, cua, chuột…Sau khi đánh bắt được, ngư dân thường đem lên bán ở các chợ nơi đây. Ngoài ra, xã Khánh An còn là chợ đầu mối phân phối các loại ốc đồng (ốc bươu, ốc lác, ốc gạo…) cho các chợ đi các tỉnh, TP. Hồ Chí Minh.
Bên cạnh các loại cua, ốc thì rắn là một trong những loại đặc sản mùa nước nổi rất dễ tìm tại các chợ đầu nguồn. Năm nay rắn ít, giá cao hơn so với năm rồi. Cụ thể, các loại rắn như: bông súng, rắn nước, rắn lãi… có giá từ 130.000-350.000 đồng/kg tùy theo loại.
Mùa nước nổi về vừa mang phù sa phục vụ sản xuất, vừa mang nguồn lợi thủy sản cho người dân vùng đầu nguồn của huyện An Phú, tỉnh An Giang. Đây là một trong những sản vật mà thiên nhiên ban tặng cho những hộ nghèo có thêm thu nhập để trang trải cuộc sống cũng như có tiền lo cho con học hành…
Tuy nhiên, năm nay nước về muộn, mực nước đang ở mức thấp đã ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất nông nghiệp, đặc biệt, đối với các hộ dân quanh năm sống bằng nghề đánh bắt thủy sản rơi vào hoàn cảnh khó khăn. Mong rằng, từ đây đến cuối con nước (khoảng tháng 10 âm lịch), bà con sẽ thu được khoản lợi lớn từ mùa lũ, giúp trang trải cuộc sống hàng ngày được tốt hơn.
Theo Đức Toàn (Báo An Giang)
Đầu nguồn mùa nước nổi: Lũ lên cao, cá linh, cua đồng có nhiều hơn
Sau nhiều tháng thấp thỏm lo lũ không về, người dân đầu nguồn ĐBSCL vui mừng khi nước từ thượng nguồn tràn đến, mang theo phù sa và cá, tôm.
Dù mùa nước nổi đến hơi muộn so với mọi năm nhưng con nước cũng kịp thời mang đến nhiều sản vật giúp người dân đầu nguồn Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) mưu sinh trong những tháng nông nhàn.
Ông Nguyễn Hoàng Nhung - Trưởng phòng Nông nghiệp huyện Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp, cho biết huyện có 1.1042 ha đất nông nghiệp. Năm nay, Hồng Ngự chỉ giữ 2640 ha đất trong đê bao khép kín để sản xuất lúa vụ ba. Các khu vực còn lại được xả lũ để lấy phù sa, vệ sinh đồng ruộng.
Đi dọc các tuyến đường của xã Thường Thới Hậu A và xã Thường Thới Hậu B, đâu đâu cũng thấy tất bật các hoạt động mưu sinh nhờ con nước mùa lũ. Dù lượng cá, tôm bắt được không nhiều như năm ngoái nhưng ai cũng vui hẳn lên.
Anh Trương Văn Hùng (46 tuổi) cho biết: "Tháng trước không thấy lũ về, ai cũng sốt ruột. Người dân ở đây trồng lúa 2 vụ nên mùa này trông chờ lũ về để khai thác thủy sản, kiếm thêm thu nhập. Giờ lũ về, ai cũng phấn khởi hết".
Ông Đặng Văn Đoàn (52 tuổi) cho biết, đa phần người dân khai thác thủy sản bằng phương pháp đặt dớn (dụng cụ dùng để đón bắt luồng cá, tôm) nên phải thức từ 1h- 2h để đi thăm dớn. Người nào đặt dớn nhiều thì phải ra đồng từ 20h. Dù công việc vất vả nhưng ai cũng vui vì có thu nhập tốt.
"Cá khai thác được mang về là có thương lái đến thu mua tận nhà. Tôi có 25 công ruộng, thu hoạch lúa thời điểm có giá thì lời lắm cũng tầm 25 triệu. So với đặt dớn mùa này thì không bằng vì mỗi ngày có thể kiếm 400 đến 500 ngàn", ông Đoàn chia sẻ.
Thời điểm này, những cánh đồng "rốn lũ" các xã Nhơn Hội, Phú Hữu, huyện An Phú, tỉnh An Giang cũng tràn đầy nước.
Bà Nguyễn Thị Tuyết, chủ một vựa thu mua cua đồng (một trong những đặc sản mùa nước nổi) cho biết, kể từ khi nước lũ về, mỗi ngày tổng cộng bà thu mua hàng tấn cua.
Số cua đồng này được thương lái đến thu gom và phân phối các chợ trong vùng và tận Bình Dương, TP.HCM.
Theo ghi nhân, đặc sản cá linh năm này không còn dồi dào như trước. Tuy nhiên, nhờ được giá nên người dân cũng có thu nhập khá từ việc khai thác loài cá này.
Công việc sơ chế cá linh giúp cho nhiều phụ nữ có thêm thu nhập lúc nông nhàn.
Theo những phụ nữ làm cá thuê, mỗi kg cá linh chị làm sẵn được trả công 25.000 đồng. Mỗi ngày một người có thể làm được khoảng 10kg cá trở lên.
Ngoài cá linh, cua đồng thì chuột đồng, bông điên điển cũng là một trong những sản vật mang lại thu nhập cho người dân miền Tây trong mùa nước nổi.
Theo Thanh Tiến (VTC News)
Long An: Nước lên cá linh non lại về, mang ra phố bán 250 ngàn/ký Thời điểm này, nước lũ bắt đầu tràn về trên các tuyến sông đầu nguồn ở khu vực Đồng Tháp Mười, tỉnh Long An. Nước lên là mùa cá linh lại về. Cá linh, sản vật mùa nước nổi, ai cũng ngóng trông. Nếu như thời điểm này, ở các chợ thuộc các huyện Tân Hưng, Vĩnh Hưng có nhiều tiểu thương bán...