An Giang: Chợ bò Tà Ngáo độc đáo ở vùng biên mùa nước nổi
Để tạo điều kiện cho người dân biên giới và nước bạn có nơi buôn bán, tỉnh An Giang đã thành lập chợ bò Tà Ngáo. Mùa nước nổi, chợ bò vùng biên hoạt động hết sức nhộn nhịp. Từ đây, bò được kiểm dịch rồi lên xe tỏa khắp các tỉnh tiêu thụ.
Trước đây, xuất phát từ việc nuôi bò vỗ béo và sử dụng làm sức kéo gở vùng Bảy Núi, nên đến ngày mùa hoặc lễ hội người dân tộc lại sang Campuchia mua bò tốt. Dần dà trâu, bò được chuyển sang giao dịch tại khu vực biên giới.
Người dân biên giới đến chợ bò giao dịch.
Ban đầu, việc mua bán bò ở đây cũng ít, sau đó những lái bò chọn khu đất trống ở ấp Phú Tâm (xã An Phú, huyện Tịnh Biên) để làm điểm giao dịch. Từ đó đã hình thành phiên chợ bò nổi tiếng khắp vùng mang tên Tà Ngáo
Ông Chau Thon (54 tuổi), một hộ nuôi bò đồng thời cũng là dân lái bò có tiếng ở xứ này cho biết: “Hồi ấy, trong phum, sóc ở vùng Bảy Núi nhu cầu chăn nuôi bò rất lớn. Trong khi đó nguồn giống bò tốt ở nơi đây khá hiếm đành phải sang tận tỉnh Tà Keo mua.
Đặc biệt đến khi lễ hội đua bò mừng ngày mùa, để được ông Lục trong chùa khen người dân còn sang tậm Nam Vang, có khi cả Lào hoặc Thái Lan tìm bò tốt về huấn luyện. Từ việc mua bán chỉ đôi ba cặp thì đến nay lên đến hàng trăm con”.
Một góc chợ bò Tà Ngáo.
Thế là phiên chợ bò buôn bán ngày lớn mạnh, với cả trăm con bò được các mối lái nước bạn chuyển qua biên giới. Năm 2006, chợ bò Tà Ngáo hay còn gọi là “sàn giao dịch bò” được thành lập.
Từ đây, chợ bò Tà Ngáo hoạt động theo phương thức chuyên doanh. Hiện tại mỗi ngày có hàng trăm con được trao đổi, mua bán.
Bò bán không hết thuê chuồng rọng lại.
Video đang HOT
Ngoài việc mua bán, chợ bò Tà Ngáo còn kéo theo các dịch vụ như: cắt cỏ, chăn dắt bò, thuê chuồng “rọng” bò… đã giải quyết việc làm cho hàng trăm lao động trong và ngoài huyện.
Đang giao dịch bò tại chợ, ông Trần Văn Phi (60 tuổi) cho biết: “Đã nhiều năm trong nghề buôn bán bò nên tôi rất rành về chợ này. Nếu ai có nhu cầu mua bò mổ thịt hoặc vỗ béo thì có thể xuống tận bến tập kết để chon mua.
Bò vỗ béo 3 – 4 tháng có thể xuất chuồng bán kiếm lời vài triệu đồng/con. Số lượng đến chợ bò rất nhiều nên mặc sức lựa chọn, mà giá cũng thấp hơn những chỗ khác”.
“Sàn giao dịch bò” Tà Ngáo nằm tiếp giáp Quốc lộ 91, rất thuận tiện cho việc vận chuyển bò về khắp các tỉnh, thành trong cản nước. Trao đổi mua bán bò với lái nước bạn nên hầu hết người làm nghề đều biết tiếng Campuchia.
Gông bò qua kênh Vĩnh Tế. Kiếm sống nhờ dắt bò thuê
Trước đây, các lái bò ở Việt Nam vượt biên giới cả chục cây số, vào lùng sục tận nhà dân nước bạn kiếm mua từng con bò, cầm dây mũi dẫn chúng đi tắt trên bờ đê về kênh Vĩnh Tế. Đến bờ kênh, người dân sẽ cột bò vào chiếc đò rồi kéo phì phò theo sau. Người ta gọi đó là gông bò qua kênh. Tuy nhiên bây giờ việc này đa phần do lái và người dân Campuchia đảm nhận.
Tờ mờ sáng, chúng tôi thấy từng tốp bò lũ lượt nối đuôi nhau vượt kênh Vĩnh Tế đến chợ Tà Ngáo. Đường ruộng từ huyện Kirivong (Tà Keo) sang Tà Ngáo chỉ ngăn bởi con kênh Vĩnh Tế và cách vài cây số.
Dắt bò sang chợ để tiến hành giao dịch.
Vừa dắt đôi bò lên chợ với bộ quần áo ướt sũng, anh Chau Chang (30 tuổi, ngụ huyện Kirivong) cho biết: “Khi thương lái mua xong bò thì họ thuê mình dắt từ Campuchia về chợ Tà Ngáo. Mỗi chuyến đi một người dắt được từ 2 – 3 con và được chủ trả từ 150 – 170 ngàn đồng. Tuy nhiên do mối quen biết nên nếu bò không bán được mình phải dắt về sẽ không công.
Thấy vậy chứ nghề này cực hơn làm ruộng, do ngày ngày lội sình, trầm mình dưới nước, đứt chân khi đạp phải ốc, gặp những con bò lì phải mất nhiều thời gian xỏ mũi, cột chân, dắt hoài chẳng đi, thậm chí tấn công lại mình. Dù vậy nghề này có nguồn thu nhập ổn định do được thuê làm quanh năm”.
Cứ 4 giờ sáng là anh Chang cùng hàng chục người khác phải dắt bò lội bộ với đoạn đường 6 cây số từ bên kia biên giới đến chợ Tà Ngáo. Anh đến với nghề này bởi nhà có 10 công ruộng nhưng làm chẳng có dư. Vì thế tận dụng thời gian rảnh rỗi dắt bò để kiếm thêm khoản thu nhập trang trải cuộc sống gia đình.
Cảnh mua bán ở chợ bò Tà Ngáo sôi động nhất là khi mùa lũ về và kéo dài đến Tết Nguyên đán, với hàng trăm con bò được mua bán mỗi phiên. Số này chủ yếu được các chủ nậu chuyển về mổ cung ứng cho thị trường nội địa. Số còn lại nông dân mua về vỗ béo hoặc làm giống sinh sản.
Bò bán tại chợ bò có nhiều loại.
Theo quan sát cách giao dịch ở “sàn bò” có nhiều điều độc đáo. Bò đến chợ đủ loại to nhỏ, béo gầy, trắng vàng. Người bán, kẻ mua, đặc biệt là lái buôn đến đây giao dịch từ rất sớm. Xem xét ngã giá từng con xong, người mua dắt về chuồng hoặc dùng xe tải chở đi.
Hiện giá mỗi con bò có giá dao động từ 8 – 30 triệu đồng, tùy thuộc vào yếu tố gầy hay béo, đực hay cái, đẹp mã hay không, để cày hay lấy thịt… Mặc dù việc mua bán bò thường diễn ra bằng cách “nhìn mặt bắt hình dong”, ước trọng lượng là xỉa tiền. Tuy nhiên đối với những con bò được mua về làm sức kéo người ta phải xem tướng mạo, xoáy, đuôi.
Người mua xem đuôi, xoáy, lưng trước khi mua.
Đứng ở chợ bò giữa cái nắng gắt, anh Trần Công Linh, cho biết: “Vừa đảm nhận việc dắt bò chúng tôi phải đứng giữ bò, khi nào có người mua thì điện báo chủ đến. Những con bò không bán được một dắt về, hai là gửi lại các trại gần đó nhưng phải trả phí. Mùa nước lớn những người làm nghề dắt bò mướn đỡ vất vả hơn vì bò được chở bằng trẹt. Việc giao dịch qua lại chỉ duy nhất là tiền Ria”.
Tiền giao dịch chủ yếu là Ria – Campuchia.
Từ một xóm heo hút, người dân sống bằng nghề hái trái và làm đường thốt nốt giờ sóc Tà Ngáo đã “thay da đổi thịt”, bởi có nhiều đường giao thông cho xe tải ra vào mua bán trâu bò ì xèo, đời sống người khấm khá hơn.
Ngoài bò trâu cũng được mua bán.
Theo Nguyễn Nhân (Công an TP HCM)
Mùa nước nổi An Giang, cất vó được 30 ký cá, có cá heo kêu éc éc
Khi nước lũ "nhuộm trắng" những cánh đồng ở An Giang cũng là lúc nghề cất vó vào vụ bội thu nhất trong năm với nhiều loài cá như cá heo kêu éc éc, cá trèn, các loại cá hủn hỉn. Thời điểm này, những cánh vó trở thành niềm hy vọng về một cuộc sống sung túc hơn cho những ai theo nghề "bà cậu" này trong mùa nước nổi. Cá cất vó bỏ vô trong vèo bán lúc nào cũng được.
Cánh đồng ven tuyến kênh Tha La, Trà Sư (An Giang) mùa nước nổi năm nay đã ngập quá với tay người. Cá từ những cánh đồng giáp biên giới đi qua cửa ngõ đập tràn Tha La, Trà Sư rồi theo con nước bơi xuống phía hạ lưu và trở thành nguồn sống của dân câu lưới.
Cởi chiếc nón lưỡi trai đã bạc màu, lão ngư Nguyễn Văn Chín (người dân xã Nhơn Hưng, huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang) nheo nheo đôi mắt nhìn xa xăm, nơi có mấy chiếc xuồng con lặng lẽ, âm thầm mưu sinh với lũ. Ông Chín thật tình: "Mùa nước nổi năm nay, cá mắm đỡ hơn nên từ tháng 7 (âm lịch) đến giờ, tui đã đóng vó ở cặp tuyến kênh để bắt cá. Nền vó này có từ lâu, thời ông nội tui đưa lại cho tía, rồi bây giờ tui tiếp tục khai thác. Những người không có nền thì họ đóng vó dọc theo kênh hay sông lớn, chỗ nào thấy cá ít họ dời đi, còn mình có nền sẵn nên đóng một chỗ tới nước rút thì thôi".
Đóng vó bắt cá ven kênh Tha La tỉnh An Giang trong mùa nước nổi tràn đồng.
Mạnh tay kéo sợi dây to bản để nâng mặt lưới của chiếc vó rộng 11m, lão ngư có tên trùng với thứ của mình cứ huyên thuyên kể về thời cá ăn không hết, khi ông cùng cha ngủ ngoài lều canh vó suốt đêm.
"Hồi đó, mỗi lần cất vó lên là mấy chục ký cá, đủ loại, đủ cỡ như cá heo nước ngọt, cá trèn, các loại cá hủn hỉn rẻ tiền. Có khi tía tui lấy vợt xúc không kịp, phải xả vó vì sợ gãy càng. Thời đó cá dữ lắm, người ta bắt ăn không hết nên chẳng mấy ai đem ra chợ bán. Dính cá nhiều quá nên tía kêu má mần khô, không hết thì ủ mắm. Nếu còn dư thì cho lối xóm hoặc kêu xe ngựa chở vô sóc, phum để người ta ăn tiếp. Ham cá thì bắt, chứ nguồn thu từ cất vó hồi mấy chục năm trước chẳng có bao nhiêu".
Mùa lũ năm nay, ông Chín đã đầu tư khoảng 15 triệu đồng để đóng giàn vó mới. Ông Chín cho biết, mỗi giàn vó có thể sử dụng trên 5 mùa nước nên vốn đầu tư không phải là chuyện quá khó với những ai theo nghề.
"Nghề này bắt cá theo kiểu tự nhiên, gặp luồng cá chạy thì mình kéo miết. Có khi cá "chạy" ban đêm, lắm lúc lại "chạy" ban ngày nên tui cứ ở ngoài vó suốt. Cá ngơi, mình nằm võng nghỉ rồi nhấp chén trà. Hiếm có nghề "bà cậu" nào thư thả như kéo vó nên thu nhập cũng thất thường. Hiện tại, tui cất vó mỗi ngày được hơn chục ký cá đủ loại, có nhiều cá heo. Bạn hàng vô gom lúc 4-5 giờ sáng, nếu bán đắt họ còn lấy cá vào buổi trưa. Vì tui vớt cá từ vó lên rồi rọng trong vèo nên ai muốn mua giờ nào cũng được" - ông Chín hào sảng.
Giữa cơn gió đồng trưa mát phả vào khuôn mặt của 2 người 1 già, 1 trẻ, câu chuyện về nghề cất vó cứ dài ra. Với người đã gần 70 tuổi như ông Chín, cất vó là truyền thống gia đình và ông sẽ đưa lại cho 1 trong 4 đứa con "nối nghiệp". Bên chén trà đắng chát, ông Chín cảm nhận cái ngọt ngào của mùa lũ với những con cá óng ánh sẽ mang đến nguồn thu khá hơn cho dân câu lưới. Dù đã ở hàng "thất thập cổ lai hy" nhưng đôi tay của lão ngư này vẫn còn rắn rỏi để kéo vó mỗi mùa nước lũ như lời hứa thủy chung, son sắt với mẹ thiên nhiên.
Cùng nghề với ông Chín, bà Nguyễn Thị Lài (người dân xã Vĩnh Tế, TP. Châu Đốc, tỉnh An Giang) đã có 30 mùa lũ mưu sinh với chiếc vó càng. "Những dịp mùng 10 hay 25 (âm lịch) cá chạy dữ lắm, sản lượng có thể gấp 2-3 lần ngày thường. Với lại, nhờ nước năm nay lớn nên nhà tui cũng kiếm kha khá. Chỉ mong "bà cậu" thương mình cho cá vô vó thiệt nhiều để gỡ gạc lại mấy năm trước thất thu" - bà Lài chia sẻ.
Thời điểm này, chiếc vó càng của bà Lài cứ cất lên hạ xuống liên tục bởi lượng cá về nhiều. "Hổm rày, sắp nhỏ kéo được hơn 30 ký cá mỗi bữa nên kiếm được 300.000 - 400.000 đồng/ngày. Cá từ vó kéo lên được chia thành 2 loại. Những loại ngon có giá cao như: cá heo nước ngọt, cá kết, cá trèn thì tui đem ra chợ Tha La từ lúc 4 giờ sáng. Còn lại mớ cá hủn hỉn thì đợi bạn hàng chạy xuống tới vó cân về ủ mắm với giá 7.000 đồng/kg" - bà Lài cho hay.
Với diễn biến của mùa lũ năm nay, bà Lài và dân câu lưới đang nóng lòng chờ đến tháng 10 (âm lịch), khi những cơn gió bấc non vi vu thổi qua những cánh đồng nước rút là thời điểm cá về sông, mang đến những mẻ vó đầy ắp niềm vui cho bà và những ai theo nghề câu lưới.
Theo Thanh Tiến (TTMT)
An Giang: Nước tràn đồng, bắt 30 ký cá linh/ngày vẫn không có lời Năm nay lũ về, nước tràn đồng sớm, ông Hồ Văn Đại, xã Phú Hữu, huyện An Phú (tinh An Giang) dăng hơn 1.000m dớn ở cánh đồng ấp Phú Hiệp (xã Phú Hữu). Tuy nhiên, do con nước lên nhanh bất ngờ, ngập lút đường đăng, cá không đi vào đú mà thoát ra ngoài nhiều khiến ông thất thu. Mỗi ngày...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Cháy ô tô trên cao tốc Nội Bài - Lào Cai, 1 người tử vong

Xe buýt chạy ngược chiều trên quốc lộ 1A ở Đồng Nai

Chuyển hồ sơ dự án Bệnh viện Bạch Mai, Việt Đức cơ sở 2 tới Bộ Công an

Cháy ở chung cư HH1A Linh Đàm lúc nửa đêm, hàng trăm người hoảng loạn tháo chạy

Người đàn ông tử vong tại hồ bơi ở TPHCM

Phát hiện 40 mỏ vàng ở Tây Bắc với trữ lượng gần 30 tấn

Phát hiện thi thể nam giới dưới mương nước ở Hải Dương

Bãi rác ở Lâm Đồng vẫn cháy âm ỉ, phát tán khói độc ra môi trường

Tài xế ô tô cầm gậy đánh người đàn ông đang chở con đi học ở Bình Dương

Nam sinh lớp 9 đi xe máy chở em trai lao thẳng vào đầu ô tô tải

Người đàn ông tử vong bất thường trong nhà nghỉ ở Bình Dương

Hà Nội: Cột khói khổng lồ vẫn xả mù mịt, người dân dán băng dính chắn cửa
Có thể bạn quan tâm

Cận cảnh mặt cỏ sân Mỹ Đình xuống cấp trầm trọng khiến hàng loạt cầu thủ ĐT Việt Nam dính chấn thương
Netizen
10:46:29 01/04/2025
Chứng khoán lao dốc vì thuế dồn dập từ Mỹ
Thế giới
10:45:20 01/04/2025
Những bí kíp diện đồ công sở thoải mái trong ngày hè
Thời trang
10:42:26 01/04/2025
Tiểu thư Harper chỉ cần thay đổi kiểu tóc đã chiếm trọn spotlight trong bữa tiệc toàn siêu sao của David Beckham
Sao thể thao
10:41:44 01/04/2025
Đây là 2 nữ ca sĩ làm nên điều chưa từng có của nhạc Việt trên Top Trending toàn cầu!
Nhạc việt
10:16:54 01/04/2025
Cặp đôi bị "Dispatch Việt Nam" Trường Giang làm lộ bí mật đám cưới, đàng gái gấp rút viết thư tay thừa nhận 1 điều
Sao việt
10:11:31 01/04/2025
Từng bị đuổi khỏi nhà, Lee Jung Jae giờ là ngôi sao đắt giá nhất Hàn Quốc
Sao châu á
10:07:02 01/04/2025
Đạo diễn Bùi Thạc Chuyên: Địa đạo là tình yêu với mảnh đất Củ Chi và đất nước
Hậu trường phim
09:44:16 01/04/2025
"Cha tôi, người ở lại" tập 20: Nguyên bối rối khi An vẫn nhớ thói quen của mình
Phim việt
09:40:30 01/04/2025
Vụ án ở Trạm CSGT Suối Tre hé lộ nhiều bí mật
Pháp luật
09:29:24 01/04/2025