An Giang: Châu Đốc sẵn sàng cho mùa hành hương
Từ tháng Giêng đến hết tháng 4 (âm lịch) hàng năm, thành phố Châu Đốc (tỉnh An Giang) bước vào mùa du lịch lớn nhất trong năm.
Để phục vụ tốt nhu cầu tham quan, vui chơi của du khách, thành phố Châu Đốc sẵn sàng cho mùa hành hương năm 2024.
Tượng Bà Chúa Xứ núi Sam trong chính điện. (Ảnh: Phương Nghi)
Lễ hội vía Bà Chúa Xứ núi Sam là lễ hội có thời gian kéo dài nhất, nhì cả nước (từ đầu tháng Giêng đến cuối tháng 4 âm lịch hàng năm). Lễ hội chính diễn ra từ ngày 19 đến 27/4 âm lịch, thu hút hàng triệu lượt khách đến tham quan, nghỉ dưỡng và cúng viếng.
Là lễ hội truyền thống được giữ gìn và thực hành qua nhiều thế hệ tại Châu Đốc, ngày 19/12/2014, Lễ hội vía Bà Chúa Xứ núi Sam được Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch đưa vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia thuộc loại hình lễ hội truyền thống.
Miếu Bà Chúa Xứ núi Sam là một trong những điểm du lịch tâm linh nổi tiếng, thu hút đông đảo khách hành hương từ mọi miền đất nước. Những ngày này, Miếu Bà Chúa Xứ núi Sam luôn tấp nập, đông đúc, người lẫn xe nhích từng chút một. Dòng xe đổ về khu vực núi Sam đa số là khách hành hương đến từ các tỉnh lân cận đến cúng trả lễ và xin lộc đầu năm.
Khu vực phía trước chánh điện là nơi để lễ vật cúng, trả lễ bà, với đủ loại trái cây, gạo, muối, heo quay, nhang đèn, trầu cau, áo mão… được bày biện trang trọng trên những chiếc bàn cùng với hoa ly ly, huệ, cúc thơm nức. Tùy vào khả năng của mỗi người mà khách hành hương dâng lễ, cúng bà. Có khi đơn giản chỉ là bó nhang, người có điều kiện thì cúng heo quay, áo mão, khánh vàng, tiền mặt…
Video đang HOT
Lễ phục hiện rước tượng Bà Chúa Xứ từ đỉnh núi Sam xuống miếu tại Lễ hội vía Bà Chúa Xứ. (Ảnh: Phương Nghi)
Anh Nguyễn Thanh Hoàng (ở TP. Hồ Chí Minh) đã có mặt ở Châu Đốc từ sáng sớm. Anh tâm sự: “Cứ đến đầu tháng 2 âm lịch hằng năm, gia đình tôi lại đến viếng Bà Chúa Xứ núi Sam để “trả lễ” và cầu mong một năm bình an, mua may bán đắt. Năm nào không tới viếng Bà, cảm thấy lòng bất an và tiếc lắm. Vì vậy, dù công việc bận đến đâu, tôi cũng cố gắng đến An Giang một chuyến. Nếu có thời gian thì đến bái Phật ở những ngôi chùa nổi tiếng vùng Bảy Núi và thăm cảnh vật yên bình nơi này. Mỗi lần thắp nén hương dâng lên Bà Chúa Xứ, tôi cảm thấy lòng mình nhẹ nhàng và tin tưởng cho chặng đường dài trong năm mới”.
Không kém phần đông đúc, quá tải là khu vực phát lộc bà miễn phí (bên phải khu vực chánh điện). Hầu như khách hành hương đến đây sau khi dâng hương, khấn vái xong cũng đến quầy phát lộc để xin lộc bà. Dù mồ hôi đầm đìa trên mặt nhưng khi nhận được miếng lộc đỏ, người nào cũng tươi rói.
Trưởng ban Quản trị lăng miếu núi Sam, ông Nguyễn Phúc Hoan cho biết, tâm lý chung của mọi người đến cúng bà là cầu mong cho năm mới được bình an, làm ăn thuận lợi, gia đình khỏe mạnh, sung túc, hạnh phúc. Do đó, lượng khách hành hương năm sau cao hơn năm trước. Sau khi cúng bà, du khách sẽ đến thắp hương ở lăng Thoại Ngọc Hầu, chùa Tây An… – những điểm tham quan nổi tiếng trong quần thể di tích núi Sam.
“Hiện nay, lượng khách đến viếng Bà tăng lên khá cao, bình quân 30.000 – 40.000 người/ngày và có thể tăng lên hơn 80.000 người/ngày vào dịp cuối tuần. Do đó, chúng tôi đã tăng cường đảm bảo an ninh trật tự và thường xuyên phát thanh cảnh báo du khách, giúp người hành hương yên tâm hơn; vệ sinh cảnh quan môi trường để phục vụ du khách…”, ông Hoan nói.
Kiến trúc độc đáo ở Tây An cổ tự. (Ảnh: Phương Nghi)
Điểm đến đầu tiên không nên bỏ qua là khu du lịch núi Sam, địa điểm không chỉ lý tưởng cho chuyến du lịch hành hương, mà còn là nơi để bạn có thể tận hưởng không khí trong lành của núi Sam ở độ cao gần 300m. Trên đỉnh núi Sam, có bệ đá sa thạch, nơi đặt tượng Bà Chúa Xứ lúc xưa, ở đây, du khách có thể nhìn toàn cảnh thành phố Châu Đốc và kênh Vĩnh Tế. Dưới chân núi Sam, có chùa Tây An (còn được gọi là Tây An cổ tự). Năm 1980, ngôi chùa được Bộ Văn hóa – Thông tin (nay là Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch) xếp hạng là di tích “kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia”.
Cách Miếu Bà Chúa Xứ núi Sam 50m là lăng Thoại Ngọc Hầu, với kiến trúc cổ đặc trưng vừa mang đậm dấu ấn tâm linh, vừa lưu giữ nhiều huyền thoại gắn liền với các nhân vật hào kiệt thời khẩn hoang mở đất.
Rời lăng, du khách đến với chùa Hang (còn gọi là Phước Điền tự) để ngắm nhìn toàn cảnh thành phố. Nét độc đáo của ngôi chùa không chỉ ở kiến trúc cổ, mà còn ở thế đứng. Chùa được chia thành nhiều tầng dọc theo lối cầu lộ thiên như được “treo” bên vách núi.
Tiếp đến, một trong những ngôi chùa thu hút đông đảo du khách, dân địa phương là chùa Bồ Đề, còn có tên gọi “Bồ Đề Đạo Tràng (Châu Đốc)”. Đây là điểm du lịch tâm linh quý của Việt Nam, bởi chùa là một trong những chùa trên thế giới có đến 3 Phật tích.
An Giang: Các khu du lịch tâm linh chật kín người đến du xuân, chiêm bái
Hàng ngàn người từ khắp nơi đổ về Miếu Bà Chúa Xứ núi Sam (TP.Châu Đốc), chùa Kim Tiên (thị xã Tịnh Biên), tỉnh An Giang trong ngày mùng 4 Tết.
Theo ghi nhận của phóng viên Một Thế Giới, sáng 13.2 (mùng 4 Tết) tại Miếu Bà Chúa Xứ núi Sam, hàng ngàn người hầu như không chen vào được khu chánh điện để cúng vái đành phải đứng từ xa hoặc phải ra các băng đá ngoài khuôn viên để nghỉ ngơi, chờ đợi.
Tại khu vực trước cổng ra vào Miếu Bà tuy có lực lượng công an, bảo vệ đứng trực nhưng dòng người đi bộ quá đông khiến lực lượng này phải nhắc nhở liên tục.
Nhiều người không chen vào được khu chánh điện Miếu Bà Chúa Xứ núi Sam (TP.Châu Đốc, An Giang) để cúng viếng nên đành phải đứng chiêm bái từ xa - Ảnh: Tô Văn
Chị Trần Thị Kim Trang (38 tuổi, ngụ TP.Long Xuyên) cho biết, gia đình chị đến đây vào mùng 4 Tết với suy nghĩ "sẽ ít người nên dễ vào cúng viếng". Tuy nhiên, khác hẳn suy nghĩ của chị, sáng nay, người đến chiêm bái Miếu Bà Chúa Xứ quá đông nên gia đình không thể chen chân vào khu chánh điện, đành phải đứng đứng lạy từ xa.
Khu chánh điện Miếu Bà Chúa Xứ núi Sam kín người cúng viếng - Ảnh: Tô Văn
Khu vào xin lộc vía Bà Chúa Xứ cũng chật kín người - Ảnh: Tô Văn
Dòng người chật kín các khu vực ở Miếu Bà Chúa Xứ núi Sam - Ảnh: Tô Văn
Còn tại ngôi chùa Kim Tiên (xã An Phú, thị xã Tịnh Biên), dù đã gần 17 giờ chiều 13.2 (mùng 4 Tết) nhưng lượng du khách vẫn đổ về tham quan, cúng viếng chùa rất đông.
Anh Nguyễn Văn Dương (ngụ huyện Tân Hiệp, tỉnh Kiên Giang) cho biết gia đình anh ở cách nơi này hơn 100km nhưng nghe đồn ngôi chùa này đẹp nên anh đã cùng gia đình thuê xe 7 chỗ đến đây tham quan.
"Sau khi sắp xếp công việc xong, tôi cùng gia đình quyết định ghé chùa Kim Tiên. Nơi này cảnh đẹp lắm. Ngôi chùa có tượng phật A Di Đà cao 24 mét được xây dựng trên nóc rất ấn tượng", anh Dương nói.
Cũng theo anh Dương, khuôn viên ngôi chùa Kim Tiên rất rộng. Ngoài việc để người dân đến đây chiêm bái, cúng viếng như phong tục thì chùa còn giữ xe, đãi cơm ăn và nước uống miễn phí cho người dân sau khi cúng viếng.
Ông Lê Trung Hiếu - Giám đốc Trung tâm Xúc tiến thương mại và đầu tư tỉnh An Giang cho biết: "Chỉ trong 4 ngày tết, những khu du lịch tâm linh trên địa bàn tỉnh An Giang đã đón chân gần hàng trăm ngàn lượt du khách đến tham quan, hành hương".
Ông Hiếu cho biết thêm, ngoài Miếu Bà Chúa xứ Núi Sam nổi tiếng hay chùa Kim Tiên, An Giang có một số khu du lịch, danh lam thắng cảnh nổi tiếng như lăng Thoại Ngọc Hầu, chùa Tây An, chùa Hang, Thiền viện Đông Lai (chùa bánh xèo)...
Du lịch tâm linh hành hương Núi Cấm - An Giang Là ngọn núi cao nhất trong dãy Thất Sơn với 715m so với mặt nước biển (vùng Bảy Núi), tỉnh An Giang, Núi Cấm hay còn gọi Thiên Cấm Sơn không chỉ kỳ vĩ về cảnh sắc "bồng lai tiên cảnh", mà còn chứa đựng nhiều câu chuyện huyền bí. Nơi đây là một trong những điểm du lịch tâm linh hành hương...