An Giang: Cảnh báo ngộ độc chết người khi ăn nhầm con So biển
Mới đây, trên địa bàn tỉnh An Giang đã xảy ra 1 vụ ngộ độc thực phẩm với 4 người mắc và 1 người chết do ăn con Sam biển (nghi con So biển).
Không ăn hải sản lạ, đặc biệt con So biển
Ngày 07/5/2019, Ban Chỉ đạo liên ngành về vệ sinh an toàn thực phẩm tỉnh An Giang đề nghị Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn An Giang đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến quy định của pháp luật về an toàn thực phẩm, cách nhận biết, không kinh doanh các loại thủy, hải sản có độc tố đặc biệt là con So biển và tăng cường công tác kiểm tra, giám sát các cơ sở kinh doanh thủy, hải sản mà đặc biệt là các cơ sở kinh doanh nhỏ lẻ (trên vỉa hè).
Ban Chỉ đạo liên ngành vệ sinh an toàn thực phẩm 11 huyện, thị, thành phố của tỉnh An Giang chỉ đạo các đơn vị tuyến huyện, xã tăng cường tuyên truyền về an toàn thực phẩm, cách nhận biết các loại thủy, hải sản có độc tố; không sử dụng các loài thủy, hải sản lạ đặc biệt là con So biển và tăng cường kiểm tra các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống có sử dụng thủy, hải sản tươi sống; xử lý nghiêm tổ chức, cá nhân vi phạm an toàn thực phẩm và công khai vi phạm trên các phương tiện thông tin đại chúng.
Phân biệt giữa con Sam và con So biển:
Con Sam (tên khoa học Tachypleus tridentatus) có hình dạng lạ mắt, vỏ cứng như mai cua, mình tròn vẹt, đường kính khoảng một gang tay (20cm), dưới bụng có 8 chân càng nhỏ, bơi rất chậm và bò như cua. Sam cái nặng khoảng 1kg, Sam đực nhỏ, chỉ nặng bằng nửa Sam cái. Đuôi Sam có gờ mặt lưng rất rõ, hình tam giác. Sam biển sống từng cặp, mỗi cặp làm tổ để sinh sống cùng nhau, Sam trưởng thành nặng từ 1,5kg – 2kg. Người ta bắt Sam để lấy trứng ăn lá chính, do đó thường vứt bỏ Sam đực đi vì Sam đực không có trứng và không nhiều thịt.
Video đang HOT
Con So (tên khoa học Carcinoscorpius rotunicauda) loài này sống ở ven biển, nơi các lạch nước ngọt. Chúng có hình dạng rất giống con Sam biển nhưng kích thước nhỏ hơn và không đi theo thành từng cặp. Đuôi không có gờ mặt lưng, tiết diện cắt ngang của đuôi có dạng hình trứng hay tròn. Kích thước tối đa của con So là 25cm, trọng lượng dưới 1kg.
Theo Cục An toàn thực phẩm – Bộ Y tế, trứng con Sam là thức ăn ngon và bổ, còn trứng con So rất độc, nếu ăn phải sẽ bị ngộ độc và nguy hiểm đến tính mạng con người. Chất độc này được hấp thu nhanh qua đường tiêu hóa trong khoảng 10-15 phút, đạt nồng độ cao nhất trong máu sau 20 phút và chỉ sau mấy giờ sau khi ăn các triệu chứng ngộ độc sẽ xuất hiện. Liều tử vong đối với người là 1-2miligam độc chất Tetrodotoxin.
Độc tố Tetrodotoxin là một độc tố thần kinh mạnh, có khả năng gây liệt cơ hô hấp, ngưng thở, gây tử vong nhanh với liều độc rất thấp, đặc biệt hiện nay chưa có thuốc giải độc. Độc tố này cũng chứa trong cá Nóc, có khả năng tan trong nước, không bị nhiệt phá hủy (nấu chín hay phơi khô, sấy, độc chất vẫn tồn tại). Để đề phòng ngộ độc, Cục An toàn thực phẩm khuyến cáo người dân tuyệt đối không được ăn con So biển, kể cả trứng và thịt của chúng.
Theo Danviet
Ninh Bình xuất hiện thêm một ổ dịch tả lợn châu Phi
Ngày 18/4, UBND thành phố Ninh Bình ban hành quyết định công bố bệnh dịch tả lợn châu Phi tại một hộ chăn nuôi trên địa bàn. Như vậy, trong gần 2 tháng tại Ninh Bình đã xuất hiện 3 ổ bệnh dịch tả lợn châu Phi, trước đó là các huyện Hoa Lư và Nho Quan.
Người chăn nuôi rắc vôi bột quanh khu vực chăn nuôi để phòng chống dịch. Ảnh: Thùy Dung/TTXVN
Theo báo cáo nhanh của UBND thành phố Ninh Bình, ngày 16/4, nhận được tin báo tại hộ chăn nuôi của bà Nguyễn Thị Thơm, phố Trung Nhì, phường Tân Thành phát hiện lợn ốm, chết, Chi cục chăn nuôi Thú y tỉnh Ninh Bình cùng các đơn vị hữu quan UBND thành phố cùng UBND phường Tân Thành tiến hành kiểm tra tại hộ kể trên. Chủ hộ nuôi 5 con lợn (có trọng lượng từ 20 đến 50kg), lợn ốm với các biểu hiện: Sốt cao, bỏ ăn, đi ngoài ra máu.
Chi cục Chăn nuôi thú y tỉnh đã lấy mẫu bệnh phẩm của 3/5 con lợn bị ốm, chết gửi xét nghiệm bệnh dịch tả lợn châu Phi; đồng thời tiến hành tiêu hủy toàn bộ đàn lợn của hộ dân theo quy định. Mặt khác, UBND phường Tân thành đã chỉ đạo các thành viên của phường triển khai công tác vệ sinh tiêu độc khử trùng khu vực chuồng nuôi và các hộ gia đình lân cận; thống kê, rà soát lại các hộ chăn nuôi, giết mổ lợn trên địa bàn phường Tân Thành; cắt cử lực lượng túc trực tại hiện trường để theo dõi, giám sát tránh để xảy ra tình trạng bán chạy lợn ốm, chết, đồng thời để cánh báo, hạn chế người và phương tiện ra vào hộ có lợn ốm, chết.
Ngày 18/4, Chi cục Thú y vùng I xác định 3 mẫu dương tính với bệnh bịch tả lợn châu Phi. Ngay sau khi có kết quả xét nghiệm, Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh đã cùng địa phương kiểm tra trực tiếp tại hộ gia đình chăn nuôi, hướng dẫn phường Tân Thành và thành phố Ninh Bình khẩn trương triển khai ngay các biện pháp ứng phó theo kế hoạch của UBND tỉnh và UBND thành phố đã xây dựng và ban hành.
Cụ thể, UBND thành phố Ninh Bình đã Họp Ban chỉ đạo phòng chống dịch bệnh nguy hiểm ở động vật để triển khai các biện pháp ứng phó diễn biến dịch theo kế hoạch đã ban hành; cấp phát ngay 400 lít hóa chất cho phường Tân Thành để thực hiện yêu cầu chống dịch trên địa bàn; thành lập 3 chốt kiểm dịch tạm thời quanh khu vực phát hiện ổ dịch để ngăn chặn không cho vận chuyển lợn và sản phẩm từ lợn ra vào vùng dịch; tuyên truyền và hướng dẫn các hộ chăn nuôi, giết mổ trên địa bàn ký cam kết không mua bán con giống, vận chuyển, giết mổ lợn, sản phẩm lợn phải rõ nguồn gốc, an toàn dịch bệnh, có giấy kiểm dịch của cơ quan thú y; không giết mổ, buôn bán lợn và sản phẩm của lợn ốm, lợn chết; yêu cầu tạm ngừng việc buôn bán thịt lợn tại chợ Trung Nhì...
Trước đó, UBND thành phố đã tiếp nhận, cấp phát 3.040 lít hóa chất, 37 tấn vôi cho các xã, phường để triển khai công tác vệ sinh, tiêu độc khử trùng môi trường chăn nuôi ngay trong tháng 3 và tháng 4/2019; đồng thời, tổ chức vệ sinh tiêu độc khử trùng tại các chợ, các hộ chăn nuôi lớn và hướng dẫn các hộ chăn nuôi tự mua vôi bột rắc khu vực chăn nuôi và khu vực xung quanh chuồng trại để phòng chống dịch.
Để ngăn chặn bệnh dịch, tránh lây lan trên diện rộng, UBND thành phố Ninh Bình yêu cầu các phòng chuyên môn của thành phố và lực phường Tân Thành tập trung mọi nguồn lực để nhanh chóng khoanh vùng và dập dịch, không để dịch bệnh lây lan; triển khai các công tác ứng phó khẩn cấp theo kế hoạch đã ban hành; tiếp tục yêu cầu các xã, phường thực hiện các biện pháp phòng, chống, ứng phó diễn biến bệnh dịch tả lợn châu Phi, không chủ quan lơ là, mất cảnh giác để phát sinh, lây lan dịch bệnh; phân bổ, cấp phát hóa chất và chỉ đạo các xã, phường tiến hành tiêu độc, khử trùng theo quy định; tăng cường công tác tuyên truyền vận động nhân dân chủ động khai báo khi có dịch bệnh trên đàn lợn và thực hiện các biện pháp phòng chống dịch bệnh trên đàn lợn; tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát giết mổ, vận chuyển, buôn bán lợn, sản phẩm từ lợn trên địa bàn xã, phường; kiên quyết xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm theo quy định của pháp luật.
Theo thống kê, trên địa bàn thành phố Ninh Bình có khoảng 5.500 con lợn được chăn nuôi tại 592 hộ gia đình. Hoạt động chăn nuôi trên địa bàn thành phố chủ yếu là chăn nuôi nhỏ lẻ, một số địa phương có đàn con nuôi lớn như xã Ninh Nhất, Ninh Phúc, Ninh Tiến... có hộ chăn nuôi với quy mô trên 100 con lợn thịt, tuy nhiên số lượng này rất ít. Tổng số hộ có hoạt động giết mổ lợn là 57 hộ, số hộ kinh doanh buôn bán thịt lợn là 271 hộ.
Đến nay, Ninh Bình có 3 địa phương xuất hiện bệnh dịch tả lợn châu Phi, gồm thành phố Ninh Bình, huyện Hoa Lư và huyện Nho Quan; trong đó huyện Hoa Lư đã công bố hết dịch sau 30 ngày không phát sinh thêm ổ dịch mới.
Đức Phương (TTXVN)
Theo Tintuc
Vụ trẻ dương tính với sán lợn: Chủ động tiếp nhận và điều trị miễn phí cho học sinh Chiều 19/3, đại diện Bộ Y tế và Bộ giáo dục đã có buổi làm việc với huyện Thuận Thành về việc hơn 200 trẻ trên địa bàn huyện nhiễm sán dây lợn sau khi đi xét nghiệm tại Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng Trung ương và Bệnh biện Bệnh nhiệt đới Trung ương. Ông Nguyễn Thanh Phong...