An Giang: Cả nhà 40 năm sống chung với xác con trai
Chết năm 1968, lúc đó mới 17 tuổi, xác của Đinh Công Hạo (xã Phú Thạnh, huyện Phú Tân, An Giang) được đem chôn nhưng sau đó 3 ngày thì đào lên nhưng vẫn không hôi thối nên người nhà quyết định bỏ vào quan tài mới rồi cất trong nhà từ đó đến nay.
Ngôi nhà có “xác chết hơn 40 năm không bị hủy” này nằm ở ven Tỉnh lộ 954, hướng thị trấn Chợ Vàm về TX. Tân Châu (tỉnh An Giang). Đây là một ngôi nhà cổ đã hơn 100 năm tuổi mà ông Đinh Hữu Trí (em trai của Đinh Công Hạo) đang sống.
Xác của Đinh Công Hạo hơn 40 năm nay vẫn không bị phân hủy
Theo ông Đinh Hữu Trí, khoảng năm 1968, trong một lần đi thi vào trung học trên quận Tân Châu, Hạo bất ngờ bị hoa mắt rồi sau đó thì không còn thấy đường nữa. Mặc dù gia đình đã tận tình mời các thầy thuốc cứu chữa nhưng cũng không cứu được tính mạng của Hạo, Hạo mất vào một ngày gần Tết Mậu Thân 1968.
Cũng như những người đã chết khác, gia đình làm lễ an táng rồi chôn Hạo sau vườn nhà. Sau đó 3 ngày, được báo mộng (?) nên gia đình cho đào lên thì phát hiện xác của Hạo không có bất kỳ mùi hôi thối nào. Thấy lạ nên gia đình quyết định mang xác của Hạo bỏ vào quan tài kín cất giữ trong nhà xem như Hạo vẫn còn sống với gia đình.
Đó là một chiếc quan tài gỗ, được kê cao ngang gối, bao quanh có quét dầu chai để cho nắp và thân quan tài dính lại, nắp đậy bằng kính nên có thể trông thấy toàn bộ xác bên trong. Quan tài được đặt trên gác nhà cao khoảng 2m, kế bên có thờ tượng Phật Thích Ca.
Chiếc quan tài chứa xác 40 năm không hủy đang được cất giữ trong nhà ông Trí
ở xã Phú Thạnh, huyện Phú Tân, An Giang
Thời gian qua đi, xác của Hạo dần khô, teo tóp lại nhưng vẫn không có biểu hiện của mùi hôi thối hay rục rữa. Theo ông Trí, vấn đề giữ xác một cách tự nhiên chứ không dùng bất cứ loại thuốc nào. Ông Trí cho biết dù để xác chết trong nhà đã hơn 40 năm nhưng khu vực quan tài vẫn không có kiến hay côn trùng nào xuất hiện, cuộc sống gia đình của ông vẫn bình thường, người trong nhà không có biểu hiện của bệnh gì.
Hằng ngày, con dâu ông Trí có nhiệm vụ quét bụi và cúng cơm thường xuyên cho người đã khuất. Những thành viên trong gia đình ông Trí cho biết, dù quan tài nằm đó nhưng vẫn thấy rất bình thường chứ không thấy sợ sệt.
Video đang HOT
Hình chân dung của Đinh Công Hạo khi còn sống
Trao đổi với PV Dân trí vào ngày 18/4, ông Trịnh Văn Lắng – Phó Chủ tịch UBND xã Phú Thạnh khẳng định, ở địa phương có chuyện này. Ông Lắng cho hay, nhà ông ở gần nhà ông Trí nên ông cũng mấy lần có đến xem xác khô để trên gác nhà của ông Trí.
Theo ông Lắng, đây là vấn đề tâm linh của riêng gia đình ông Trí. Chính quyền địa phương cũng đã nhiều lần vận động ông Trí mang xác đi chôn lại theo đúng tập tục mai táng, tuy nhiên phía gia đình ông Trí không đồng ý. “Địa phương chỉ vận động chứ không có bất cứ một chế tài nào nên không thể buộc gia đình ông Trí mang xác đi chôn” – ông Lắng nói.
Ông Lắng cho biết thêm, ông cũng là người sống cố cựu ở địa phương và từ trước đến giờ ông không nghe ai phản ánh gì đến chuyện ô nhiễm môi trường xung quanh hay có hiện tượng gì đó bất thường liên quan đến xác chết khô này. “Cách đây cả chục năm, chỉ có xuất hiện một số tin đồn liên quan đến xác chết như thấy lửa xẹt trên gác nhà, có bóng người đi trên mái nhà ông Trí… nhưng khi kiểm tra lại thì không có một bằng chứng nào chứng thực những chuyện này” – ông Lắng cho hay.
Cũng theo Phó Chủ tịch xã Phú Thạnh, cách đây 3-4 năm, địa phương nhận được thông tin liên hệ từ một Việt kiều ở bên Đức muốn về xem xác chết để nghiên cứu nhưng phía gia đình không chịu mở nắp quan tài nên họ không về. Ngoài ra, cũng có một số nhà nghiên cứu đến tìm hiểu nhưng vẫn chưa có kết luận nào về hiện tượng xác chết khô cứng mà không bị phân hủy này.
Theo Dân Trí
Sự thật về người chết 6 năm không phân huỷ
Người dân làng Khoai hoang mang vì hiện tượng nhiều ngôi mộ không phân hủy để làm thủ tục cải táng cho người thân.
Người chết cũng bị... bức tử?
Người dân thôn Tây Minh Khai (xóm 2, thị trấn Như Quỳnh, Văn Lâm, Hưng Yên) đang hoang mang và bức xúc về hiện tượng, nhiều ngôi mộ an táng tại nghĩa trang làng từ 5 - 6 năm nhưng vẫn không phân hủy được để họ làm thủ tục cải táng cho người thân.
Đường vào nghĩa trang thôn Tây Minh Khai.
Nhiều gia đình, khi gặp phải tình huống trên đã phải đậy lại nắp huyệt để... mai táng tiếp, đợi thêm thời gian cho người chết phân hủy hết mới tiến hành cải táng lại.
Không ít gia đình lo lắng về mặt tâm linh, kiêng kỵ việc "đào lên, lấp lại" nên phải dùng biện pháp... róc những bộ phận chưa phân hủy để cải táng cho người thân.
Anh Đinh Văn Ngọc, một người dân trú tại thôn Tây Minh Khai xác nhận: "Rất nhiều trường hợp các gia đình tiến hành cải táng cho người chết, nhưng vì cốt vẫn chưa phân hủy hết, họ phải lấp lại!". Chính gia đình anh Ngọc cũng gặp phải trường hợp như vậy.
"Trường hợp gia đình ông giáo Sáng, ông Bính... khi tiến hành sang cát, vẫn còn nguyên hiện trạng như lúc đã mất, thậm chí vẫn còn nguyên râu, tóc..." - ông Tứ, một người dân sống gần nghĩa trang thôn Tây Minh Khai, kể lại.
Nghĩa trang làng Khoai nằm lọt thỏm giữa bốn bên là các nhà máy CN.
Anh Phùng Văn Kiêu, quản trang nghĩa trang thôn Tây Minh Khai gần chục năm, nhà ở ngay lối vào nghĩa trang, xác nhận: "Trong thời gian tôi làm quản trang, rất nhiều gia đình đã gặp phải trường hợp trớ trêu không ai muốn!".
"Ban đầu, nhiều gia đình nghĩ rằng đó là "mộ kết", gia đình có phước lớn. Thế nhưng, quá nhiều trường hợp lặp lại hiện tượng trên khiến người dân hoang mang. Hiện tượng này xảy ra khoảng 6 - 7 năm nay. 10 ngôi mộ thì có tới 7 - 8 trường hợp người chết không hoặc chưa phân hủy hết!" - anh Kiêu cho hay.
Cũng theo anh Kiêu, trước đó, chưa bao giờ người dân làng Khoai gặp phải hiện tượng "oái oăm" như thế. Trong khi đó, tại nghĩa trang xóm Đông Minh Khai (cùng thuộc làng Khoai), người chết chỉ chon 2 - 3 năm đã hoàn toàn phân hủy sạch sẽ, chưa xảy ra hiện tượng mộ "kết giả" như nghĩa trang Tây Minh Khai.
Trước hiện tượng trên, nhiều gia đình khi có người thân mất, đã chọn phương án hỏa táng để "an toàn".
Bán tín bán nghi!?
Trước hiện tượng trên, người dân làng Khoai cho rằng, nguyên nhân là do ảnh hưởng bởi ô nhiễm nguồn nước thải từ nhiều nhà máy xung quanh nghĩa trang, đã xả trực tiếp vào nghĩa trang. Các hóa chất độc hại đã khiến người chết không phân hủy được.
Cửa đường ống xả thải từ nhà máy may Nguyễn Hoàng đổ thẳng ra phía rảnh nước của nghĩa trang làng Khoai.
Nghĩa trang Tây Minh Khai nằm lọt thỏm giữa 3 nhà máy xây xung quanh, gồm Nhà máy kính Việt Hưng, Công ty may Nguyễn Hoàng và Cty TNHH sản xuất phụ tùng xe máy Việt Nam (VAP).
Con đường mòn chạy vào nghĩa trang dài chừng 300 mét. Có lẽ, đây là điểm khô ráo, sạch sẽ nhất ở nghĩa trang.
Song song với con đường là rãnh nước thải ngả màu đen kịt, và sủi ngầu bọt. Anh Kiêu cho hay, vào những ngày nắng nóng, mùi hôi thối bốc lên từ rãnh nước thải không thể chịu được. Hai đường ống xả thải từ công ty may Nguyễn Hoàng vẫn trực tiếp xả nước thải ra rãnh nước.
Trưởng thôn xóm Tây Minh Khai, anh Nguyễn Đức Thăng xác nhận: "Hiện tượng trên xảy ra từ 6, 7 năm nay. Nhiều người dân khi có người thân mất đã không dám địa táng, mà mang sang mãi Hà Nội để làm dịch vụ hỏa táng.".
Rãnh nước nằm men theo bờ tường của nhà máy may Nguyễn Hoàng.
Theo anh Thăng: nhiều năm nay, các nhà máy xung quanh nghĩa trang đã xả nước thải, trong đó có nhiều loại hóa chất độc hại, đã ngấm xuống lòng đất và trực tiếp ảnh hưởng đến khu mộ trong khu vực.
Trước kia, nghĩa trang làng Khoai nằm giữa khu cánh đồng, địa hình cùng cao bằng mặt ruộng. Từ khi các nhà máy xây dựng quanh nghĩa trang, đã làm mặt bằng nền móng cao hơn khiến nghĩa trang làng Khoai trở thành khu đất thấp nhất, lại bị bao bọc bốn xung quanh tường xây nên không có đường thoát nước. Vì thế, chỉ cần một cơn mưa nhỏ, nghĩa trang đã biến thành một cái... ao tù.
Ông Nguyễn Đình Phong, trưởng ban địa chính - tài nguyên môi trường (UBND thị trấn Như Quỳnh, huyện Văn Lâm) cho hay: UBND thị trấn Như Quỳnh đã biết được thông tin nói trên. Ông Phong còn cho biết, vì nghĩa trang ở địa hình thấp, trũng như vậy nên chẳng may, nếu vào ngày mưa, gia đình nào có người chết sẽ rất khó khăn để tìm đất chôn cất người chết.
Trao đổi với VietNamNet, bà Vũ Thị Vòng (Trưởng phòng TN-MT huyện Văn Lâm) cho biết: Phòng chưa thể kết luận được nguyên nhân chính xác có phải do ô nhiễm nguồn nước thải của các DN xây dựng nhà máy xung quanh nghĩa trang hay không, vì kết luận đó phải có bằng chứng, có kết quả nghiên cứu các mẫu chất thải lấy từ khu vực nghĩa trang làng Khoai.
Bà Vòng cũng thừa nhận: hiện tại, cơ quan chuyên ngành cấp huyện như phòng chưa đủ nhân lực và năng lực để có thể tiến hành lấy các mẫu về để nghiên cứu, phân tích. Phải có một cơ quan, tổ chức chuyên môn làm công tác này, lúc đó mới có thể kết luận được nguyên nhân từ đâu.
Trong lúc chính cơ quan quản lý nhà nước theo lĩnh vực cũng chưa dám "lên tiếng", người dân làng Khoai vẫn ngậm ngùi về hiện tượng không ai muốn xảy đến đối với dân làng mình.
Tuy nhiên, nguyên cớ của sự việc trên, người ta cũng chỉ dám phỏng đoán. "Chúng tôi cũng chỉ biết ý kiến lên UBND thị trấn. Còn chính xác, những chất thải hóa chất đó là gì, thì phải do các cơ quan chuyên môn họ kết luận. Nhưng, nếu cứ kéo dài mãi như thế này, thì cả người sống, người chết ở làng Khoai đều khổ!" - ông Tứ ngậm ngùi.
Theo Vietnamnet
Bí mật người chết 6 năm không phân hủy Trong làng Khoai (Hưng Yên), có rất nhiều trường hợp khi cải táng cho người mất cách 5-6 năm mà thi thể vẫn còn nguyên... Nghĩa trang làng Khoai, thôn Minh Khai, thị trấn Như Quỳnh, Hưng Yên luôn chìm ngập trong nước thải độc hại của các nhà máy bên cạnh xả trộm vào. Dân đã phản ánh nhiều nhưng các cơ...