An Giang: Cả làng sống khỏe re nhờ làm rập bắt chuột, rắn, ếch
Làng nghề rập chuột ở thị trấn An Châu, huyện Châu Thành, tỉnh An Giang ngoài sản phẩm chính rập chuột còn sản xuất các sản phẩm khác như: rập rắn, rập ếch, lồng nuôi gà… Sản phẩm của làng nghề khi sản xuất ra luôn đảm bảo chất lượng, bền, mẫu mã đẹp nên được thị trường đón nhận nhiệt tình. Hiện nay, mỗi rập chuột giá dao động từ 3.000 – 10.000 đồng. Bình quân mỗi lao động trong làng nghề có thu nhập từ 70.000 – 200.000 đồng/ngày.
Nghề làm rập chuột ở thị trấn An Châu, huyện Châu Thành (An Giang) được hình thành cách đây trên dưới 60 năm. Những năm qua, nghề này góp phần tạo công ăn việc làm cho người dân địa phương, đặc biệt là những người không có đất sản xuất (SX), người già, phụ nữ… Bà con nơi đây rất tự hào với nghề này vì đã giúp họ thoát nghèo, con cái được học hành đến nơi đến chốn.
Máy móc thay dần thủ công ở làng nghề làm rập chuột
Đến thăm các cơ sở SX rập chuột ở thị trấn An Châu, chúng tôi không khỏi ngạc nhiên vì có nhiều người trong gia đình, từ người già, đàn ông đến phụ nữ đang cắm cúi bên chiếc rập chuột. Ông Võ Văn Sơn, Tổ phó làng nghề rập chuột thị trấn An Châu cho biết, làng nghề được hình thành cách đây trên dưới 60 năm và được công nhận làng nghề từ năm 2007.
Ứng dụng máy móc kỹ thuật trong các công đoạn làm rập chuột
Nghề làm rập chuột hoạt động quanh năm nhưng nhộn nhịp nhất vẫn là thời điểm thu hoạch lúa đông xuân và hè thu. Những năm gần đây, nhiều địa phương thực hiện đê bao khép kín để SX vụ 3, nên nhu cầu đánh bắt chuột đồng gây hại ngày càng nhiều. Đặc biệt, khi chuột đồng trở thành một trong những món ăn đặc sản được nhiều người ưa thích, giúp những người dân trong làng nghề “sống khỏe” vào tất cả thời điểm trong năm.
Theo ông Sơn, làm ra 1 cái rập chuột tuy đơn giản nhưng phải qua rất nhiều công đoạn. Trước đây, đa số các cơ sở đều SX theo truyền thống, sử dụng các phương pháp thủ công nên số lượng sản phẩm (SP) làm ra ít, dao động khoảng 700 – 800 rập chuột/ngày. Ngoài ra, việc SX bằng tay tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn lao động do phải thường xuyên tiếp xúc với sắt, thép và những vật dụng nguy hiểm khác.
Người dân An Giang mang rập bẫy đi bắt chuột đồng. Ảnh: P.T-Đ.Đ (Báo An Giang).
Video đang HOT
Được sự hỗ trợ của Phòng Kinh tế – Hạ tầng, mỗi cơ sở được trang bị máy cắt sắt, máy hàn bấm… nên việc SX ngày càng thuận lợi. Sản lượng bình quân mỗi cơ sở dao động 2.000 – 2.500 rập chuột/ngày.
“Trước đây, làm rập chuột hoàn toàn bằng tay, bây giờ nhờ có máy cắt sắt và máy hàn hỗ trợ, công nhân đỡ vất vả, sản lượng làm ra tăng hơn trước. Ngoài ra, việc trang bị máy móc, thiết bị hiện đại góp phần giảm thiểu tai nạn lao động, chất lượng SP được nâng lên, từ đó uy tín của làng nghề được nâng cao, đời sống người dân ngày càng ổn định” – ông Sơn nhận định.
Ổn định sản xuất, thu nhập khá với nghề
Hiện nay, mỗi rập chuột giá dao động từ 3.000 – 10.000 đồng. Bình quân mỗi lao động trong làng nghề có thu nhập từ 70.000 – 200.000 đồng/ngày. Làng nghề rập chuột ở thị trấn An Châu ngoài SP chính rập chuột còn SX các SP khác như: rập rắn, rập ếch, lồng nuôi gà… SP của làng nghề khi SX ra luôn đảm bảo chất lượng, bền, mẫu mã đẹp nên được thị trường đón nhận nhiệt tình. SP hiện nay được tiêu thụ rộng rãi ở các tỉnh ĐBSCL, các tỉnh miền Đông, miền Bắc và nước bạn Campuchia. Nguồn nguyên liệu được nhập từ TP. Long Xuyên và TP. Hồ Chí Minh đảm bảo đúng về yêu cầu và chất lượng.
Làng nghề rập chuột ở thị trấn An Châu phát triển, góp phần quan trọng trong việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế của địa phương, giải quyết việc làm và tạo thu nhập ổn định cho người lao động. Tuy nhiên hiện nay, do giá nguyên liệu tăng nên việc SX có lúc gặp khó khăn. Thêm vào đó, tình trạng người lao động bỏ địa phương đi làm ăn ở xa, nên bài toán về lao động đang là vấn đề khó đối với các cơ sở trong làng nghề.
Theo Danviet
Lạ mà hay: Thu tiền tỷ từ nghề "làm nương" trên mặt nước
Sau khi thủy điện Sơn La tích nước hồ chứa, một số người dân đối diện với nguy cơ đói nghèo do diện tích đất sản xuất bị ngập sâu trong lồng hồ. Từ khó khăn đó, chúng tôi đã cùng với bà con thành lập HTX Thương Tuyên để liên kết các hộ dân, tận dụng diện tích mặt hồ nuôi cá lồng. Nghề làm nương trên mặt nước này vừa nhàn mà lại rủng rỉnh tiền tiêu - ông Lò Văn Qúy, Phó giám đốc HTX Thương Tuyên phấn khởi nói.
Được sự giới thiệu của ông Điêu Chính Hải, Tổ trưởng tổ tư vấn, hỗ trợ, chăm sóc, phòng chống dịch bệnh và chuyển giao kỹ thuật nuôi trồng thủy sản huyện Quỳnh Nhai, chúng tôi tìm đến Hợp tác xã Dich vụ - Thương mại Thương Tuyên (HTX), có trụ sở tại xóm 7 (xã Mường Giàng, huyện Quỳnh Nhai, tỉnh Sơn La).
HTX Thương Tuyên với 11 thành viên đều là con em đồng bào người dân tộc Thái, trong đó, 7 thành viên chuyên nuôi cá lồng thương phẩm. Hiện HTX đang có 52 lồng cá, nuôi theo quy trình VietGAP, chủ yếu nuôi những loài cá đặc sản như cá lăng, cá nheo và các loài cá phổ thông như cá trắm, cá chép...
Trao đổi với Dân Việt, ông Lò Văn Qúy, phó giám đốc HTX Thương Tuyên, cho biết: Nếu nắm bắt được kỹ thuật chăm sóc thì nuôi cá lồng khá nhàn mà lại cho hiệu quả kinh tế cao. Mỗi năm HTX xuất bán ra thị trường từ 35 - 40 tấn cá đặc sản thương phẩm, doanh thu từ 1 đến 1,2 tỷ đồng. Sau khi trừ chi phí lãi khoảng 500 - 600 triệu, mỗi thành viên cũng lãi gần 100 triệu đồng/năm.
Với giá bán 120 nghìn đồng/kg cá lăng; 90 nghìn đồng/kg cá nheo; 60 nghìn đồng/kg cá trắm cỏ và cá chép. Sau khi trừ chi phí, mỗi thành viên cũng có gần trăm triệu tiền lãi. Nghề làm nương trên mặt nước này cho năng suất gấp hàng chục lần so với làm nương ngô, nương lúa - ông Lò Văn Điền (thành viên HTX Thương Tuyên), bản Pá Uôn, xã Mường Giàng phấn khởi nói.
Năm 2016, HTX Thương Tuyên đã được cấp chứng nhận VietGAP nên sản phẩm cá lồng nuôi được thương lái rất ưa chuộng, nhiều khi sản lượng còn không đủ để cung cấp cho thị trường. Để mang đến cho khách hàng những sản phẩm có chất lượng sạch, ngon, HTX Thương Tuyên nói không với thức ăn từ cám công nghiệp mà dùng cá tép làm thức ăn cho cá lăng, cá nheo. Đối với cá trắm cỏ, để cung cấp đủ nguồn thức ăn, HTX trồng 1ha cỏ voi. Ngoài ra dùng lá sắn, lá chuối, cỏ tự nhiên.
Nói về chu kỳ chăn nuôi, ông Qúy cho hay: Đối với cá lăng, một năm xuất bán được một lần, khi đó trọng lượng đạt từ 2 - 3 kg/con; cá nheo, 6 tháng xuất bán 1 lần, trọng lượng trung bình khoảng 3 cân; cá chép, 6 tháng xuất bán một lần, trọng lượng đạt từ 7 lạng đến 1 kg; chu kỳ nuôi đối với cá trắm cỏ dài hơn, từ 1 đến 1,5 năm mới xuất bán, trọng lượng trung bình đạt từ 3 - 4 cân.
Chia sẻ thêm về kinh nghiệm chăm sóc, ông Qúy cho biết: Để giảm chi phí thuốc thang, mà vẫn giảm được tỷ lệ cá mắc bệnh, HTX tuyên truyền cho các thành viên không dùng thuốc kháng sinh mà phải dùng vôi bột, cây thầu dầu tía, muối để phòng bệnh và tắm cho cá.
Nhờ được chăm sóc đúng kỹ thuật nên đàn cá của các thành viên trong HTX Thương Tuyên con nào cũng béo tốt, khỏe mạnh. HTX phòng bệnh cho cá bằng cây thần dược, thức ăn được lấy từ tự nhiên nên chất lượng thịt được khách hàng đánh giá rất cao. Chúng tôi cũng đã gửi mẫu cá đi test thử, tin vui là trong cơ thể cá không tồn dư thuốc kháng sinh vì chúng tôi có dùng đâu mà tồn dư - ông Qúy vui mừng.
Để có được thành công như hôm nay, trong quá trình nuôi các thành viên trong HTX cũng không ít lần lao đao. Năm 2014, do chưa biết cách cho cá ăn và chưa có kinh nghiệm phòng bệnh nên số lượng cá chết rất nhiều. Cứ lấy 1.000 con giống về nuôi thì chết khoảng 700 con. Chúng thường hay mắc bệnh như trùng mỏ neo, bệnh xuất huyết... Các thành viên ai nấy cũng buồn bã, nản lòng. Nhưng sau thất bại đó, qua các lần tập huấn kỹ thuật nuôi cá lồng ở huyện, tỉnh, lãnh đạo HTX đã chỉ bảo cho các thành viên về quy trình cho ăn, phòng bệnh nên giờ đây đàn cá phát triển rất tốt - anh Lò Văn Ngọc, bản Pá Uôn, xã Mường Giàng nhớ lại thời gian khó khăn HTX.
Theo ông Qúy, nguồn nước mặt hồ sạch, không bị ô nhiễm nên chất lượng cá vượt trội hơn so với nuôi cá ở những nơi khác
Trong lồng nuôi cá lăng, cá nheo, nên cho thêm vài con cá chép, cá rô để ăn rong, rêu bám vào lồng cho sạch sẽ.
Trong những năm qua để liên kết tiêu thụ sản phẩm cho các thành viên, Ban lãnh đạo HTX đã kết nối với các nhà hàng lớn ở huyện Quỳnh Nhai, thành phố Sơn La, thành phố Điện Biên. Ngoài ra, một số chợ như chợ thị trấn Quỳnh Nhai, chợ Rặng Tếch (phường Chiềng Lề, thành phố Sơn La) cũng là đầu ra quan trọng của HTX.
Theo Danviet
Trang trại xuất bán hằng trăm nghìn con cá lăng giống/tuần ở Sài Gòn Sau những lần thất bại, nhờ nuôi cá lăng sinh sản rồi bán cá giống, anh Hiếu (huyện Củ Chi) có thu nhập hơn một tỷ đồng mỗi năm. Tốt nghiệp khoa Thủy sản - ĐH Nông lâm TP HCM, năm 2010 với số vốn 50 triệu đồng anh Nguyễn Trung Hiếu (32 tuổi, huyện Củ Chi) đào ao nuôi cá lăng. Thời...