An Giang: Cá chợ lên ngôi, bán sang Campuchia, dân khấm khá
Hiện nay, các mặt hàng cá chợ như: cá he, cá hú, cá điêu hồng, cá lóc, cá trê, cá mè vinh…ở tỉnh An Giang tăng giá, làm người nuôi hết sức phấn khởi. Mặt hàng cá chợ “lên ngôi”, một phần do cá xuất khẩu sang Campuchia tăng mạnh, một phần do sản lượng nuôi trong dân ít đi.
Sản lượng cá ít
Năm 2016, 2017 và giữa năm 2018, ngư dân nuôi các mặt hàng cá chợ “thắng lớn”, bước sang những tháng cuối năm 2018, tình hình bắt đầu gặp khó vì “cung vượt cầu”. Để giải quyết bài toán này, nhiều hộ nông dân ở An Giang đã năng động chuyển sang nuôi cá xuất khẩu.
Cá điêu hồng, một đối tượng nuôi hiện có nhiều lợi thế.
“Sau Tết Nguyên đán Kỷ Hợi 2019, cá he rớt giá còn 24.000 đồng/kg, tìm thương lái để bán rất khó khăn. Nguyên nhân do trước đó, người nuôi thấy cá có giá nên tăng sản lượng nuôi, trong khi thị trường vẫn vậy, giá cá rớt xuống thấp nên nhiều hộ thua lỗ. Một số người cố bám trụ với nghề, còn lại chuyển sang nuôi các loại cá khác, từ đó sản lượng cá điêu hồng trên thị trường hụt trở lại, cá lại tăng giá” – ông Nguyễn Văn Tộ (ngư dân xã Mỹ Hòa Hưng, TP. Long Xuyên, tỉnh An Giang) phân tích.
Đối với mặt hàng cá điêu hồng, có thời điểm, giá cá thịt tăng lên 42.000 đồng/kg, trong khi giá thành nuôi từ 30.000-32.000 đồng/kg (tùy thời điểm), ngư dân lãi từ 10.000 – 12.000 đồng/kg, đây là mức lợi nhuận mà nông dân mơ ước. Lãi nhiều kèm theo rủi ro sẽ cao; rủi ro ở đây là do đa phần người nuôi cá mang tính tự phát, không kiểm soát được sản lượng, còn việc tiêu thụ do thị trường điều tiết.
Video đang HOT
Cá chợ “lên ngôi”, nhiều hộ nuôi cá mè Vinh đang có lợi nhuận khá. Ảnh: IT.
Thời gian qua, người nuôi do thiếu thông tin, chỉ trông cậy vào thông tin được cung cấp bởi thương lái, từ đó những người nuôi thủy sản đa phần đều “lên bờ, xuống ruộng”. Để điều tiết cung – cầu trong sản xuất các mặt hàng cá chợ lẫn cá xuất khẩu cần phải tạo điều kiện và nâng cao vai trò của hiệp hội ngành hàng.
Hơn 20 năm qua, thực tế trên thị trường cho thấy, mặt hàng nào thiếu hụt thì giá cả cao quanh năm và ngược lại, điển hình là mặt hàng cá hú, cá he. “Hai loài cá này nuôi thời gian dài, tâm lý của nông dân thích làm dễ, ăn nhanh, đầu tư thời gian ít, bà con mãi chạy theo những việc như vậy. Việc gì dễ thì có nhiều người làm, từ đó thất bại” – ông Lê Văn Tiệm (ngư dân xã Phú Bình, huyện Phú Tân, tỉnh An Giang) chia sẻ.
Những ngày này, có dịp trở lại Cửa khẩu Khánh Bình (huyện An Phú, tỉnh An Giang), điều dễ nhận thấy là không khí mua bán các mặt hàng cá chợ giữa thương lái 2 nước Việt Nam – Campuchia rất sôi động.
Giá cá chợ tăng cao, tiêu thụ tốt giúp các hộ nuôi cá lóc ở các tỉnh miền Tây có lợi nhuận khá. Ảnh: Báo Tiền Phong.
Thương lái Campuchia mang xe có trọng tải lớn nối đuôi nhau vào bãi nhận cá, cùng với đó, các địa phương như: Đồng Tháp, TP. Cần Thơ, Hậu Giang, Sóc Trăng, Cà Mau… lực lượng thương lái chở cá nuôi lên bán cho các vựa tại Cửa khẩu Khánh Bình, từ đây, các mặt hàng cá chợ được xuất khẩu sang thị trường Campuchia như: cá điêu hồng, cá lóc, cá trê, cá rô đến các mặt hàng cá biển như: cá sòng, cá bạc má, tôm, cua, ghẹ… tạo nên không khí náo nhiệt, tấp nập.
“Năm nào cũng vậy, thời điểm cuối tháng 3, thị trường Campuchia bắt đầu “ăn” cá mạnh. Đây là thời điểm cá đồng ở đất nước Chùa tháp khai thác ít. Chính phủ Campuchia đã có quy định, mùa cá mang trứng người dân không được bắt, vì vậy, thương lái nước này quay sang mua các mặt hàng cá chợ mang về nhằm đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng tại địa phương. Điểm khác biệt so với những năm trước, sản lượng mỗi đợt mua nhiều hơn và thanh toán bằng tiền mặt” – ông Trần Anh Chiến (thương lái chuyên bán cá vào thị trường Campuchia) thông tin.
“Để những người nuôi cá chợ hạn chế rủi ro, thời gian qua, ngư dân, đại lý thức ăn cùng lực lượng thương lái liên kết lại với nhau. Đại lý đầu tư thức ăn cho ngư dân trong suốt vụ nuôi, sau đó kết hợp thương lái mua cá của ngư dân để họ thu lại tiền. Các bên cùng tham gia vào chuỗi sản xuất, giá cá mua theo giá thị trường. Quá trình liên kết này ngư dân sẽ có đầu ra ổn định, thương lái có nguồn cung ổn định, đại lý bán được thức ăn… tất cả đều có lợi” – ông Huỳnh Tấn Hải (ngụ xã Mỹ Hòa Hưng) chia sẻ.
Xuất khẩu cá sang Campuchia tăng mạnh đã giúp các mặt hàng cá chợ tăng lên, ngư dân phấn khởi. Ngoài thị trường Campuchia, thương lái từ các nơi như: TP. Hồ Chí Minh, Tiền Giang, Nha Trang (Khánh Hòa) cũng vào An Giang tìm nguồn hàng cá nước ngọt để xuất khẩu sang các thị trường như: Châu Phi, Trung Quốc, Bangladesh, từ đó giá cá những ngày qua tăng nhanh.
Theo Minh Hiến (TTMT)
"Cụ" cây rùa cổ tuổi hơn 10 đời người hiếm có khó tìm ở An Giang
Vốn mê cây cảnh, nên Nguyễn Văn Vũ ở xã Mỹ Hòa Hưng, Tp Long Xuyên, tỉnh An Giang luôn săn về nhà những cây độc, lạ. Mới đây, anh sở hữu một cây cổ thụ có thân hình kỳ dị. Đó là cây cổ rùa, một loại cây chỉ có ở rừng sâu với tuổi thọ hàng trăm năm.
Anh Nguyễn Văn Vũ cho biết "Nó thuộc dạng dây leo, nhưng cây cổ rùa này người ta đã cắt ngang thân của nó đi, lâu năm nên nó nù thành cái gốc to nên hóa thành gỗ. Nói chung nó là loại dây hóa gỗ hiếm thấy từ trước đến nay".
Dây cổ rùa thường mọc hoang ở bờ đất, là loại dây leo thế nhưng cây cổ thụ hiện hữu đã hóa gỗ, trước khi anh Vũ mua về nó đã tồn tại trong vườn nhà dân hơn 10 đời người. Cây có đường kính khoảng 140cm, chiều cao đo được hơn 330cm, bên dưới gốc u nần cũng tạo thành một tiểu cảnh non bộ rất xinh xinh, lạ lẵm.
Nhiều người thấy ngộ nghỉnh đến ngã giá hơn 1 tỷ đồng nhưng anh không bán.
Chứng kiến cây cổ rùa "khủng" ông Huỳnh Văn Bảy, bậc cao niên hơn 80 tuổi sống ở cù lao ông Hổ xã Mỹ Hòa Hưng nói."Từng tuổi này mà tôi mới thấy một cây độc, lạ như thế. Hồi trước chỉ thấy dây cổ rùa chứ thấy dây hóa gỗ bao giờ đâu, nó quý là cây lâu năm hóa gỗ. Bộ rễ thật là đẹp mà cái thân nó cũng vậy, rất là đẹp".
Theo y học, dây cổ rùa cũng có dược tính trong điều trị bệnh, cây cổ rùa mà anh Vũ đang sở hữu đã được các Nhà Khoa học và kinh nghiệm chơi cây của các bậc tiền bối trong dân gian khẳng định có niên đại trên 628 năm. "Trước mắt thì tôi muốn tạo tiểu cảnh cho nó, tôi biết là tán cây này sau đó sẽ ra 2 mét hoặc hơn 2 mét ngoài, nó xỏ dây xuống rất là đẹp cộng với bộ rễ xem y như hòn non bộ thiên nhiên cho nên tôi cảm thấy đam mê hơn". Anh Vũ bộc bạch.
Theo Bảo Phong (CTTSở NN An Giang)
Mùa nước nổi An Giang: Thả rau ngổ ở sông, ngày nào cũng có tiền tiêu Mùa nước nổi năm nay, chị Đặng Văn Thị Mỹ Đậm, ngụ ấp Mỹ An 1, xã Mỹ Hòa Hưng, TP. Long Xuyên, tỉnh An Giang thả 1.000m2 rau ngổ. Bình quân mỗi ngày chị Đậm thu hái vài chục ký rau ngổ bán kiếm tiền tiêu. Những năm gần đây, mô hình trồng rau thủy sinh được nhiều nông dân trong tỉnh...