An Giang: Biến 156 xe cứu thương thành ‘trạm y tế lưu động’ phòng chống dịch
Chủ tịch UBND tỉnh An Giang đã yêu cầu 156 xã, phường, thị trấn biến xe cứu thương thành trạm y tế lưu động tại các địa phương.
Ngoài ra, còn thành lập các tổ y tế cộng đồng để chăm sóc, theo dõi sức khỏe các F0, F1 không triệu chứng.
Huyện Châu Phú là địa phương có nhiều xe cứu thương nhất, do bà con vận động mua chuyển viện từ thiện. Trong ảnh là Trạm y tế lưu động xã Mỹ Phú phục vụ công tác phòng chống dịch COVID-19 – Ảnh: MINH KHANG
Ngày 21-9, ông Nguyễn Thanh Bình – chủ tịch UBND tỉnh, chỉ huy trưởng Trung tâm chỉ huy phòng chống dịch COVID-19 tỉnh An Giang – cho biết ông đã chỉ đạo 11 huyện, thị, thành phố yêu cầu 156 xã, phường, thị trấn thành lập ngay các trạm y tế lưu động để phòng chống COVID-19 theo chỉ đạo của Thủ tướng Phạm Minh Chính.
Đồng thời, các địa phương phải thành lập các tổ COVID-19 cộng đồng nhằm chăm sóc, theo dõi sức khỏe và phát hiện kịp thời các trường hợp nghi ngờ nhiễm bệnh và phục vụ công tác truy vết.
Video đang HOT
“An Giang có lợi thế là 156 xã, phường, thị trấn đều có xe cứu thương từ thiện do bà con đóng góp. Nhiều xã có 2 hoặc 3 xe. Vì vậy, sau chỉ đạo của Thủ tướng yêu cầu thành lập trạm y tế lưu động, tôi đã chỉ đạo các xã bắt tay làm ngay. Các địa phương đã “biến” các xe cứu thương thành trạm y tế lưu động. Trạm này có nhiệm vụ chăm sóc, theo dõi sức khỏe các F0, F1 không có triệu chứng tại nhà hoặc có thể đưa người đi cấp cứu”, ông Bình nói.
Theo ông Bình, trên xe trạm y tế lưu động đều có trang bị đầy đủ bình oxy, thuốc và các trang thiết bị y tế cần thiết khác để chăm lo cho dân. Còn tổ y tế cộng đồng của các xã phải phân công, bố trí cán bộ phục vụ bao nhiêu hộ dân trong khu vực để giám sát, kịp thời phát hiện người dân có triệu chứng ho, sốt, cũng như phát hiện người từ các địa phương khác về.
Trong khi đó, đại tá Đinh Văn Nơi – giám đốc Công an tỉnh An Giang – đã huy động 8 canô, 1 tàu tổ chức tuần tra trên sông Vàm Nao giáp ranh giữa huyện Chợ Mới và Phú Tân để tuần tra 24/24h nhằm ngăn chặn và xử lý nghiêm tình trạng người dân đi tàu, thuyền qua lại giữa hai bờ sông làm lây lan dịch như thời gian qua.
“Chúng tôi kiểm soát, xử lý nghiêm, không cho người dân tự do vận chuyển, mua bán nhỏ lẻ giữa 2 huyện như vậy được. Chúng tôi đã hình thành điểm tập kết để bà con trao đổi hàng hóa, giao cho lực lượng công an, dân quân, quân sự hỗ trợ vận chuyển, không để dịch lây lan, chỉ đạo giải cứu nông sản huyện Phú Tân cho bà con. Sau đó số nông sản này sẽ cung cấp lại miễn phí các khu vực đang phong tỏa của huyện này”, ông Nơi nói thêm.
Quân y đã điều trị khỏi bệnh Covid-19 cho hơn 57.000 người tại nhà
Lực lượng quân y (Bộ Quốc phòng) đã thành lập 660 tổ quân y lưu động và đang theo dõi, điều trị gần 199.000 F0 tại nhà ở TPHCM và các tỉnh lân cận, trong đó đã có 57.300 người khỏi bệnh.
Ngày 7/9, Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 Bộ Quốc phòng cho biết, trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, Bộ Quốc phòng đã luôn duy trì Sở Chỉ huy tiền phương, trực tiếp chỉ đạo, điều hành công tác phòng, chống dịch tại TPHCM và địa phương lân cận.
Đồng thời Bộ Quốc phòng đã điều động hơn 4.600 cán bộ, nhân viên quân y, triển khai 10 máy xét nghiệm PCR, một hệ thống xét nghiệm công suất lớn, 2 xe xét nghiệm cơ động, cấp bổ sung 8 máy thở, 2 máy X-quang cơ động, 30 xe cứu thương.
Thượng tướng Vũ Hải Sản, Thứ trưởng Quốc phòng, Trưởng Ban Chỉ đạo phòng chống Covid-19 trong quân đội. (Ảnh: Nguyễn Hải).
Bộ Quốc phòng còn triển khai 9 bệnh viện dã chiến, chuyển đổi công năng Bệnh viện Quân dân y miền Đông để điều trị Covid-19, thành lập Trung tâm Điều trị Covid-19 nặng tại Bệnh viện Quân y 175.
Các bệnh viện dã chiến đã điều trị cho hơn 13.000 bệnh nhân, hiện còn đang điều trị hơn 3.600 bệnh nhân.
Cùng với đó, Bộ Quốc phòng đã thành lập 660 tổ quân y lưu động để theo dõi, điều trị F0 tại nhà. Hiện tổ quân y lưu động đang quản lý và điều trị gần 199.000 ca F0, điều trị khỏi trên 57.300 ca, cấp thuốc điều trị cho hơn 110.000 ca, cấp cứu gần 18.000 ca.
Tổ quân y lưu động đã tiến hành xét nghiệm hơn 1,1 triệu lượt người, phát hiện hơn 42.000 trường hợp dương tính; tăng cường 40 tổ tiêm vắc xin giúp dân.
Ngoài ra, Bộ Quốc phòng cũng tăng cường cho TP Hà Nội 20 tổ lấy mẫu, tiến hành xét nghiệm trên 219.000 lượt người; 9 tổ tiêm vắc xin, đã tiêm vắc xin cho hơn 24.000 người.
Bộ Quốc phòng phối hợp với Bộ Y tế và các Bộ, ngành thiết lập Sở Chỉ huy và Văn phòng Ban Chỉ đạo Chiến dịch tiêm chủng để chỉ đạo, điều hành, tổng hợp các số liệu về chiến dịch tiêm vắc xin trên toàn quốc; hoàn thành nâng cấp 8 kho bảo quản vắc-xin; chuẩn bị 1.333 xe, tăng cường 562 xe vận chuyển vắc xin, tiếp nhận 63 xe chuyên dụng từ Bộ Y tế, đến nay đã vận chuyển được gần 7 triệu liều vắc xin và các vật tư phục vụ cho tiêm vắc-xin.
Bộ Tư lệnh Biên phòng, Quân chủng Hải quân, Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển phối hợp chặt chẽ với địa phương và các lực lượng chức năng kiểm soát chặt chẽ biên giới; duy trì gần 2.000 tổ, chốt tại cửa khẩu, đường mòn, lối mở. Toàn quân triển khai 190 điểm cách ly công dân nhập cảnh, trong đó có 94 điểm đang cách ly hơn 14.000 người. Các quân khu đã huy động bộ đội địa phương, dân quân tự vệ và phương tiện vận tải phối hợp với các sở, ban, ngành địa phương trong việc thu hoạch, vận chuyển nông sản, hoa màu, hàng hóa thiết yếu cho TPHCM và các tỉnh thực hiện Chỉ thị 16.
Về công tác phòng, chống dịch Covid-19 trong quân đội, Cục Quân y (Tổng cục Hậu cần) đã chỉ đạo các đơn vị triển khai quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả các biện pháp xử lý khống chế, dập tắt các ổ dịch, không để dịch lan rộng, hạn chế thấp nhất các ca lây nhiễm, cơ bản đã kiểm soát được các ổ dịch. Đến nay, toàn quân đã cơ bản tiêm vắc xin phòng Covid-19, hiện đang tiếp tục triển khai tiêm mũi 2 cho các trường hợp đã tiêm mũi 1 và xây dựng kế hoạch tiêm mũi 1 cho các trường hợp còn lại. Dự kiến đến cuối năm 2021 có thể tiêm đủ 2 mũi vắc xin phòng Covid-19 cho toàn quân.
Thượng tướng Vũ Hải Sản, Thứ trưởng Quốc phòng, Trưởng Ban Chỉ đạo phòng chống Covid-19 trong quân đội yêu cầu: Đội ngũ cán bộ, chiến sĩ đang chi viện cho TPHCM và các tỉnh phía Nam tiếp tục làm tốt công tác điều trị bệnh nhân Covid-19, đảm bảo an sinh xã hội, vận chuyển lương thực, thực phẩm cho nhân dân, cùng với các lực lượng chức năng kiểm soát, giữ gìn an ninh, trật tự.
"Cán bộ, chiến sĩ sẵn sàng lên đường chi viện cho các vùng tâm dịch với tinh thần trách nhiệm cao nhất. Tổng cục Hậu cần phối hợp với các đơn vị làm tốt công tác nuôi dưỡng bộ đội đang thực hiện nhiệm vụ phòng, chống dịch, duy trì sức mạnh chiến đấu cùng nhân dân chiến thắng dịch bệnh", Thượng tướng Vũ Hải Sản nhấn mạnh.
Xe cứu thương vất vả len lỏi trên đường đông đúc phương tiện ở TPHCM Sau hai tuần siết chặt giãn cách, nhiều tuyến đường ở TPHCM xe cộ đông đúc trở lại. Vào giờ cao điểm, xe cứu thương di chuyển trên đường gặp nhiều khó khăn khi mật độ giao thông dày đặc. Đường phố TPHCM đông đúc xe cộ Theo ghi nhận của phóng viên, sáng 6/9, nhiều tuyến đường ở TPHCM như: Đường Trường...