An Giang: 9X bỏ lương 15 triệu về trồng rau chấp nhận cho sâu phá
Trong khi đa phần nông dân vẫn thíchsử dụng thuốc hóa học cho rau, màu để tăng năng suất, chạy theo lợi nhuận thì chàng trai “9X” Trương Thành Đạt (phường Mỹ Quý, thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang) cùng các cộng sự trẻ chọn cách làm ngược lại: tuyệt đối không phun thuốc bảo vệ thực vật, tăng cường sử dụng phân hữu cơ, chấp nhận cho sâu, bệnh tấn công để xây dựng hệ sinh thái tự nhiên…
Sau 2 năm xây dựng, nông trại Ếch Ộp của Đạt ở khóm Mỹ Phú (phường Mỹ Quý, TP. Long Xuyên) trở thành địa chỉ tin cậy của những người chuộng rau sạch, canh tác hoàn toàn theo tự nhiên
Sản phẩm rau sạch của nông trại Ếch Ộp bán ở TP. Long Xuyên
Nỗi trăn trở của chàng kỹ sư trẻ
“Từ khi còn là sinh viên Trường Đại học An Giang (ĐHAG), em đã được cùng các thầy nghiên cứu về quy trình canh tác nông nghiệp, tìm hiểu các loại hóa chất có trong thuốc bảo vệ thực vật nên em hiểu rất rõ tác hại của chúng khi tồn tại trong rau, màu…”, Trương Thành Đạt mở đầu câu chuyện.
Đạt thổ lộ: “Quê em ở xã An Bình (huyện Thoại Sơn), vùng chuyên canh lúa nên muốn kiếm rau sạch ăn không phải dễ, dù trước đây rau tự nhiên rất nhiều. Ông, bà em qua đời vì bệnh ung thư nên em càng trăn trở phải làm sao phục hồi lối canh tác tự nhiên khi xưa, cung cấp cho người dân sản phẩm rau sạch thật sự”.
Đó là lý do vì sao chàng kỹ sư “9X” (Đạt sinh năm 1992) quyết định từ bỏ công việc tư vấn kỹ thuật ở Khu nông nghiệp công nghệ cao Củ Chi (TP. Hồ Chí Minh) với mức lương 15 triệu đồng/tháng nhưng khá nhàn nhã (chỉ làm việc 8 ngày/tháng) để về khóm Mỹ Phú (phường Mỹ Quý) thuê 5.000m2 đất ruộng, cùng một số bạn trẻ chung chí hướng xây dựng nông trại mang tên Ếch Ộp.
Video đang HOT
9X Trương Thành Đạt, phường Mỹ Quý, TP Long Xuyên (An Giang) đang xây dựng niềm tin khách hàng về rau sạch. Ảnh: Ngọc Giang (Báo An Giang).
“Bản thân từ Ếch Ộp cũng xuất phát từ tự nhiên. Trong nông trại, em không xây dựng nhà lưới kín mà để hở tự nhiên, tạo môi trường cho ếch, nhái sinh trưởng. Em thử bắt cò về, cắt lông cánh, thả vô nông trại tập cho chúng ăn côn trùng, sâu, rầy. Các loài thiên địch cứ thế sinh trưởng, phát triển, dùng chính sâu, rầy để làm thức ăn nên mình không phải phun thuốc bảo vệ thực vật” – Đạt chia sẻ.
Theo lời chàng kỹ sư “9X”, sau gần 2 năm nỗ lực, các bạn trẻ đã xây dựng được hệ sinh thái cân bằng tự nhiên.
“Đây là “tài sản” quý giá nhất mà em có được. Khi ruộng rau bị sâu tấn công, em chấp nhận lỗ vài triệu đồng, tuyệt đối không phun thuốc. Chính sâu thu hút thiên địch phát triển mạnh nên những lứa rau sau luôn tươi tốt. Trong nông trại, em tuyệt đối không bắt ếch, nhái để tạo cảm giác an toàn cho chúng. Bản thân các loài sinh vật cảm nhận rất rõ môi trường nào an toàn, nơi nào có thuốc hóa học hay không” – Đạt phân tích thêm.
Kết hợp truyền thống và hiện đại
Trong số những bạn trẻ đồng hành cùng Đạt, Nguyễn Quốc Tịnh (sinh năm 1994) gắn bó từ lúc mới thành lập nông trại Ếch Ộp (Tịnh đang là quản lý nông trại). Xuất thân là kỹ sư nông nghiệp (tốt nghiệp Trường ĐHAG), Tịnh hiểu rõ tác hại của dư lượng thuốc bảo vệ thực vật.
Một góc vườn rau của Đạt (ảnh lớn). Nhân viên của nông trại bắt sâu theo kiểu truyền thống (ảnh nhỏ). Ảnh: Ngọc Tráng-Khánh Duy (Báo Vĩnh Long).
Từ kinh nghiệm thành công của nông trại Ếch Ộp ở phường Mỹ Quý, nhóm bạn trẻ tiếp tục đầu tư nông trại 6.000m2 ở xã Long Giang (huyện Chợ Mới) và mô hình nuôi trùn quế ở xã Mỹ Khánh (TP. Long Xuyên).
“Nông trại ở Chợ Mới cũng thực hiện canh tác tự nhiên, cân bằng hệ sinh thái theo quy chuẩn của Ếch Ộp. Chúng em thường xuyên qua Long Giang để kiểm soát quy trình, hỗ trợ nông dân canh tác, thu hoạch. Còn ở xã Mỹ Khánh, tụi em liên kết với nông dân nuôi 100m2 trùn quế trong bồn, đồng thời hỗ trợ tiêu thụ gà vườn, cung cấp cho khách hàng” – Tịnh giới thiệu.
Xuất thân từ vùng nông thôn nhiều khó khăn trước đây như xã An Bình (huyện Thoại Sơn), Trương Thành Đạt luôn nhớ trong ký ức về cách trồng rau, màu tự nhiên của ông bà. Tuy nhiên, là một kỹ sư được đào tạo bài bản, trải qua quá trình nghiên cứu và học hỏi thực tế, Đạt đã kết hợp lối canh tác tự nhiên truyền thống với công nghệ hiện đại.
Để có nguồn nước sạch cung cấp cho nông trại, các kỹ sư trẻ trồng sen, rau muống, bồn bồn… trên mương dẫn nước. “Những loại thủy sinh này sẽ lọc kim loại nặng và một số chất ô nhiễm trong nước. Sau đó, nước tiếp tục được lọc thêm lần nữa trước khi đưa qua hệ thống tưới tự động bằng béc phun sương và tưới nhỏ giọt cho rau, màu” – Đạt thông tin.
Làm ra sản phẩm sạch, các bạn trẻ kết hợp giữa truyền thống và hiện đại trong cung ứng hàng hóa. Cùng với gian hàng nông sản Ếch Ộp trên đường Lý Thường Kiệt (phường Mỹ Bình, TP. Long Xuyên), 2 gian hàng liên kết ở huyện An Phú (An Giang) và TP. Cần Thơ để giới thiệu sản phẩm trực tiếp, nhóm của Đạt bán hàng chủ yếu qua ứng dụng zalo, đồng thời quảng bá trên facebook.
“Rau trồng tự nhiên nên giá cao hơn so với rau sử dụng phân, thuốc hóa học. Tụi em nhận đặt hàng trên zalo rồi tổng hợp đơn hàng, ship một chuyến duy nhất trên địa bàn TP. Long Xuyên vào buổi chiều tối. Đối với khách hàng ở xa như TP. Hồ Chí Minh thì gửi xe lên. Rau trước khi giao cho khách, tụi em đều lặt sạch, đảm bảo sử dụng được gần như 100%. Phần rác rau sẽ dùng để ủ phân hữu cơ” – Đạt nhấn mạnh.
Tất cả dữ liệu về khách hàng, thói quen sử dụng rau theo thời điểm, nhóm của Đạt đều tích hợp vào dữ liệu lớn (big data). “Đây sẽ là cơ sở để nông trại tính toán chủng loại rau, thời điểm xuống giống, sản lượng thu hoạch nhằm đảm bảo tiêu thụ hết trong ngày. Big data cũng là tài sản quý, rất hữu ích để tụi em tiếp tục nghiên cứu, phát triển mô hình rau, màu, cây ăn trái thuận tự nhiên trong tương lai” – kỹ sư “9X” Trương Thành Đạt tự tin.
Theo Ngô Chuẩn (Báo An Giang)
"Cụ" cây rùa cổ tuổi hơn 10 đời người hiếm có khó tìm ở An Giang
Vốn mê cây cảnh, nên Nguyễn Văn Vũ ở xã Mỹ Hòa Hưng, Tp Long Xuyên, tỉnh An Giang luôn săn về nhà những cây độc, lạ. Mới đây, anh sở hữu một cây cổ thụ có thân hình kỳ dị. Đó là cây cổ rùa, một loại cây chỉ có ở rừng sâu với tuổi thọ hàng trăm năm.
Anh Nguyễn Văn Vũ cho biết "Nó thuộc dạng dây leo, nhưng cây cổ rùa này người ta đã cắt ngang thân của nó đi, lâu năm nên nó nù thành cái gốc to nên hóa thành gỗ. Nói chung nó là loại dây hóa gỗ hiếm thấy từ trước đến nay".
Dây cổ rùa thường mọc hoang ở bờ đất, là loại dây leo thế nhưng cây cổ thụ hiện hữu đã hóa gỗ, trước khi anh Vũ mua về nó đã tồn tại trong vườn nhà dân hơn 10 đời người. Cây có đường kính khoảng 140cm, chiều cao đo được hơn 330cm, bên dưới gốc u nần cũng tạo thành một tiểu cảnh non bộ rất xinh xinh, lạ lẵm.
Nhiều người thấy ngộ nghỉnh đến ngã giá hơn 1 tỷ đồng nhưng anh không bán.
Chứng kiến cây cổ rùa "khủng" ông Huỳnh Văn Bảy, bậc cao niên hơn 80 tuổi sống ở cù lao ông Hổ xã Mỹ Hòa Hưng nói."Từng tuổi này mà tôi mới thấy một cây độc, lạ như thế. Hồi trước chỉ thấy dây cổ rùa chứ thấy dây hóa gỗ bao giờ đâu, nó quý là cây lâu năm hóa gỗ. Bộ rễ thật là đẹp mà cái thân nó cũng vậy, rất là đẹp".
Theo y học, dây cổ rùa cũng có dược tính trong điều trị bệnh, cây cổ rùa mà anh Vũ đang sở hữu đã được các Nhà Khoa học và kinh nghiệm chơi cây của các bậc tiền bối trong dân gian khẳng định có niên đại trên 628 năm. "Trước mắt thì tôi muốn tạo tiểu cảnh cho nó, tôi biết là tán cây này sau đó sẽ ra 2 mét hoặc hơn 2 mét ngoài, nó xỏ dây xuống rất là đẹp cộng với bộ rễ xem y như hòn non bộ thiên nhiên cho nên tôi cảm thấy đam mê hơn". Anh Vũ bộc bạch.
Theo Bảo Phong (CTTSở NN An Giang)
Sốc với thầy giáo đánh học sinh bầm tím mông là con của đồng nghiệp Nhiều người không thể tin nổi 1 học sinh lớp 5 ở An Giang bị thầy giáo là đồng nghiệp của mẹ mình đánh bầm tím cả mông, phải nhập viện điều trị. Ngày 17-12, anh Phạm Nguyễn Trung Hiếu (ngụ khóm Đông An 4, phường Mỹ Xuyên, TP Long Xuyên, tỉnh An Giang), cho biết con trai của anh là bé Phạm...