Ăn gì, uống gì để nhanh tỉnh sau khi say rượu ngày Tết
Ngày Tết việc uống quá chén đôi khi say là chuyện không thể tránh khỏi. Để nhanh tỉnh sau khi bị say rượu bạn nên ăn những loại trái cây hoặc uống những loại nước uống dưới đây.
Nước
Rượu có tính khử nước mạnh, đây là lí do tại sao sau khi uống rượu những người bị say thường cảm thấy khó chịu, buồn nôn, đau đầu, chóng mặt và cảm thấy đầu óc quay cuồng.
Cách tốt nhất để khắc phục triệu chứng này là uống thật nhiều nước để bù cho lượng nước đã mất. Ngoài ra uống nước ép hoa quả cũng là một cách để cung cấp những chất điện giải đã bị mất.
Trứng
Trứng có chứa cysteine có thể phá vỡ acetaldehyde (chất chuyển hóa của rượu) trong cơ thể và ngoài ra trứng còn chứa hàm lượng lớn protein. Ăn trứng sau khi bị say rượu còn giúp loại bỏ dư vị khó chịu do uống rượu.
Nhiều người dùng nước dừa để chữa trị khi bị say rượu. Nước dừa có chứa hương vị thơm mát, giàu chất dinh dưỡng giúp cung cấp đủ lượng nước cho người bị say rượu. Thêm nữa, nước dừa chứa hàm lượng kali cao (cao hon hàm lượng kali trong chuối) – kali là chất dinh dưỡng giúp cơ thể hồi phục nhanh. Dừa cũng là thực phẩm rất lành nên không gây hại cho cơ thể.
Trái cây và nước ép trái cây
Video đang HOT
Khi say rượu, có cảm giác nôn nao thì bạn nên ăn trái cây tươi hoặc uống một cốc nước ép trái cây. Fructose – loại đường có trong trái cây giúp cung cấp năng lượng cho cơ thể và làm tăng quá trình loại bỏ các độc tố của rượu ra khỏi cơ thể. Chất xơ trong trái cây có công dụng phá vỡ và hấp thụ lượng bia rượu còn lại trong cơ thể.
Rượu cũng có tính chất lợi tiểu nên bạn cần cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng và vitamin đã mất trong quá trình say rượu, trái cây hoặc nước ép trái cây là sự lựa chọn tuyệt vời cho bạn.
Chuối
Chuối là một trong những loại trái cây giúp bạn nhanh tỉnh sau khi bị say rượu. Với hàm lượng kali cao cộng với ưu điểm là thực phẩm tốt cho dạ dày, chuối là sự lựa chọn hàng đầu cho bạn. Thêm nữa, ăn chuối còn cung cấp cho cơ thể những chất điện giải quan trọng đã bị mất khi say rượu.
Cà phê
Có vẻ hơi vô lý khi say rượu lại uống cà phê để nhanh tỉnh rượu, tuy nhiên cà phê lại có công dụng giúp bạn nhanh tỉnh hơn sau khi say rượu. Chất caffein giúp làm giãn nở mạch máu, giúp bạn không còn cảm giác bị đau đầu khi say rượu. Caffein còn giúp cải thiện chức năng của não hoạt động tốt hơn. Nếu bạn không uống được cà phê đen có thể uống cà phê sữa không có chất béo và ít đường.
Trà xanh
Trà xanh có chứa chất oxy hóa giúp bảo vệ các tế bào trong cơ thể và các bộ phận nội tạng trong cơ thể khỏe mạnh. Đồng nghĩa với việc gan sẽ khỏe mạnh, giúp bạn hồi phục nhanh chóng. Nếu bạn cảm thấy buồn nôn có thể thêm hương thảo hoặc oải hương vào trà – hương thảo và oải hương giúp dạ dày dịu đi bởi lượng cồn của rượu.
Theo Huyền Na (Đời sống & Pháp luật)
Người khuyết tật có được cấp giấy phép lái xe?
"Những người liệt 2 chân, đi xe 3 bánh nếu đáp ứng được chức năng vẫn được phép lái xe".
Một ngày sau khi Bộ Y tế công bố dự thảo Thông tư liên tịch quy định về tiêu chuẩn sức khỏe của người lái xe, nhiều người băn khoăn đặt câu hỏi: "Liệu người khuyết tật, mất chức năng vận động có được cấp giấy phép lái xe?"
Chúng tôi liên hệ trực tiếp với cơ quan soạn thảo thông tư về tiêu chuẩn sức khỏe người lái xe.
Người bị liệt vẫn được cấp giấy phép lái xe máy
Trao đổi với phóng viên ông Lê Tuấn Đống, Trưởng phòng Phục hồi chức năng, Cục Quản lý Khám chữa bệnh, Bộ Y tế cho biết, người bị liệt 1 tay hoặc 1 chân trở lên nếu đáp ứng khả năng vận động vẫn được lái xe.
Đại diện Cục Quản lý Khám chữa bệnh cho rằng, dự thảo về tiêu chuẩn sức khỏe của người lái xe đưa ra lần này mở hơn rất nhiều cho người khuyết tật.
"Những người liệt 2 chân, đi xe 3 bánh nếu đáp ứng được chức năng vẫn được phép lái xe".
Chẳng hạn, người mất hoàn toàn khả năng vận động 1 chi, cụt hoặc mất chức năng 1 bàn tay, 1 bàn chân không đáp ứng chức năng vận động nhưng lắp được bàn tay, bàn chân giả và đáp ứng khả năng vận động vẫn đủ tiêu chuẩn để lái xe. Ngược lại, nếu có dụng cụ hỗ trợ vẫn không đáp ứng thì chắc chắn sẽ bị loại.
Trong trường hợp, những người liệt 2 chân, đi xe 3 bánh vẫn đáp ứng được chức năng thì họ được phép lái xe.
Theo ông Đống, trước đây Bộ Y tế đã xây dựng bộ tiêu chuẩn sức khỏe riêng cho người tàn tật điều kiển phương tiện giao thông nhưng rất phức tạp, hơn nữa đã là con người phải bình đẳng.
"Làm sao để không phân biệt người khuyết tật hay người lành. Người khuyết tật và người lành lặn phải có quy định sức khỏe trong cùng một thông tư", Trưởng phòng Phục hồi chức năng chia sẻ.
Ông Thân Văn Thanh, Phó Chủ tịch Hiệp hội Vận tải ô tô Việt Nam cho biết, Dự thảo lần này có những quy định mở hơn so với quy định hiện hành.
Ưu điểm của Dự thảo về tiêu chuẩn sức khỏe người lái xe lần này đơn giản rất nhiều cho nhân dân, người khuyết tật, mở ra cơ hội cho người khuyết tật được phép lái xe.
"Những người khuyết tật mòn mỏi chờ bằng lái xe sẽ có thêm cơ hội nếu dự thảo được thông qua", Phó Chủ tịch Hiệp hội Vận tải ô tô Việt Nam chia sẻ.
Người "chấm phẩy" không được lái ôtô
Trưởng phòng Phục hồi chức năng, Cục Quản lý Khám chữa bệnh cho biết, chiều dài tuyệt đối giữa hai chi trên hoặc hai chi dưới có chênh lệch từ 5cm trở lên không được lái xe.
Cụ thể: So 2 tay nếu tay dài, tay ngắn và so 2 chân với nhau nếu chân ngắn, chân dài với khoảng cách 5cm sẽ không được không được lái xe.
"Người chân thò, chân thụt, chân tập tễnh, người đi chấm phẩy không được lái xe ô tô", ông Đống nói.
Đại diện Cục Quản lý Khám chữa bệnh lý giải, người điều khiển xe ô tô sẽ rất khó khăn nếu tay ngắn, tay dài hoặc chân ngắn, chân dài. Nếu người chân dài, chân ngắn phải gò gối, ảnh hưởng đến lái xe.
Trong trường hợp, cụt cả 3 ngón của 1 bàn tay kể cả có dùng hỗ trợ mà không đáp ứng được thì không được cấp phép lái xe.
"Nếu đáp ứng được yêu cầu vận động thì nên nới lỏng cho những người khuyết tật. Tai nạn giao thông chủ yếu là do ý thức chứ không phải tai nạn giao thông do sức khỏe yếu", ông Đống bày tỏ.
Ông Nguyễn Huy Quang, Vụ trưởng Vụ Pháp chế Bộ Y tế cũng cho biết, Bộ Y tế đang phối hợp với Bộ GTVT soạn thảo Tiêu chuẩn sức khỏe người điều khiển phương tiện giao thông cơ giới. Quy định sẽ nêu rõ các đối tượng nào đủ điều kiện điều khiển phương tiện giao thông, những người khuyết tật đáp ứng được các tiêu chuẩn sức khỏe quy định vẫn có thể thi lấy giấy phép lái xe.
Ông Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Quản lý Khám chữa bệnh cho biết, tiêu chuẩn về sức khỏe người lái xe được đưa ra rất chi tiết theo 9 chuyên khoa gồm: tâm thần, thần kinh, mắt, tai-mũi-họng, tim mạch, cơ xương khớp, hô hấp, nội tiết, thuốc và các chất hướng thần khác.
"Hiện nay các bệnh viện từ tuyến huyện trở lên đều có có đủ năng lực, thiết bị y tế để kiểm tra sức khỏe cho người lái xe. Do đó, người dân nên đòi hỏi thầy thuốc khám đúng chất lượng và quy trình chuyên môn. Bộ cũng chỉ đạo và yêu cầu kiểm tra sát sao việc cấp giấy chứng nhận sức khỏe", ông Khuê nói.
Ông Khuê cũng thừa nhận, hiện nay vẫn còn tình trạng khám sức khỏe chưa đầy đủ, lẫn lộn với bán giấy giám sức khỏe giả. Bộ Y tế yêu cầu các cơ sở khám chữa bệnh thực hiện nghiêm túc để đảm bảo quyền lợi cho người dân.
Theo Diệu Thu (Dân Việt)
Bắc Ninh: Tiêm nhầm vaccine cho 31 phụ nữ có thai Cán bộ y tế Trung tâm Y tế Từ Sơn, Bắc Ninh đã tiêm vaccine DPT (Bạch hầu - Ho gà - Uốn ván) thay vì tiêm chủng vắc xin AT Uốn ván) cho 31 phụ nữ có thai. Trung tâm Y tế thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh đã tạm đình chỉ công tác đối với cán bộ Y tế có...