Ăn gì trong chợ Hồ Thị Kỷ?
Chợ Hồ Thị Kỷ là một trong những điểm đến để bạn khám phá nhiều món ăn ngon ở TP.HCM. Khu chợ tập trung nhiều quán xá bình dân, cho thực khách trải nghiệm ẩm thực thú vị.
Nằm sâu trong một hẻm nhỏ thuộc quận 10, chợ Hồ Thị Kỷ không chỉ là nơi tập trung giao thương, buôn bán sầm uất mà còn thu hút nhiều tín đồ ẩm thực ghé thăm. Tới đây, bạn không thể bỏ qua các món như chè, bánh bèo, súp cua…
Chè Cô Huôi
Đánh giá: 6,5/10
Địa chỉ: Đường Hồ Thị Kỷ, quận 10, TP.HCM
Giờ mở cửa: 14h30-21h
Giá: 10.000-22.000 đồng
Chè ở đây đa dạng, mức giá phù hợp nhiều đối tượng thực khách. Ảnh: Thanhantv.official.
Thực khách nhận xét:
Thảo Ngọc Linh: “Bạn tôi bảo chè quán này ăn rất ngon. Nhất là chè chuối nếp nướng nên tôi ghé đây mua về. Không gian vừa phải. Khách lai rai, chủ yếu mua về nhiều hơn. Phần chuối nếp nướng là 15.000 đồng, có nước cốt dừa để riêng. Cảm nhận khi ăn hơi thất vọng, nếp thơm nhưng chưa chín, bị sượng, chuối bên trong chưa chín, còn cứng. Nước cốt dừa ngon, nấu ngọt vừa, có chút vị mặn nhẹ, không bị gắt nên khá ngon”.
Anh Thi Cao: “Mấy lần vào chợ Hồ Thị Kỷ, nay tôi mới ghé ăn thử Chè Cô Huôi. Một phần không do không phải người hảo ngọt nên tôi chưa muốn ghé. Chè chuối nướng hơi lạ, khá giống chuối luộc, dẻo dẻo, thêm bột nếp bọc chuối hơi dày nên khá ngán. Nước cốt dừa béo béo, chuối ngào, đường ngọt gắt cổ. Quán khá nhỏ nằm bên trong chợ nên không có chỗ để xe, tốt nhất là nên gửi xe ở trong chợ luôn sau đó vòng vòng quanh chợ kiếm đồ ăn là hợp lý”.
Súp Cua Thảo
Đánh giá: 6,4/10
Địa chỉ: Đường Hồ Thị Kỷ, quận 10, TP.HCM
Giờ mở cửa: 13-22h
Giá: 15.000-20.000 đồng
Ghé chợ Hồ Thị Kỷ, bạn không thể bỏ lỡ món súp cua. Ảnh: Utcunggg.
Thực khách nhận xét:
Video đang HOT
Calanth Thai: “Tôi biết quán cách đây khoảng 4,5 năm. Quán thường đông khách. Súp cua hợp khẩu vị, đậm đà. Ai thích ăn đậm hơn có thể cho thêm nước tương. Phần đặc biệt súp với trứng bắc thảo không bị tanh như chỗ khác. Giá phù hợp với chất lượng”.
Tina Nguyen: “Vị trí trong hẻm dễ tìm. Không gian quán nhỏ. Đồ ăn vừa miệng, hợp với khẩu vị chung của khách, chỉ là ngày càng bán mắc theo thời gian. Điểm trừ lớn là thái độ kém thân thiện của người bán”.
Bánh Bèo Huế
Đánh giá: 6,5/10
Địa chỉ: Đường Lê Hồng Phong, phường 1, quận 10, TP.HCM
Giờ mở cửa: 14h-18h30
Giá: 25.000-40.000 đồng
Bạn có thể thưởng thức ẩm thực miền Trung ngay trong khu chợ Hồ Thị Kỷ. Ảnh: Trangnhimtron.
Thực khách nhận xét:
Trần Hạnh: “Các món đựng trong thau mà cũng che chắn cẩn thận nên tôi cảm thấy cũng sạch sẽ. Tôi gọi 2 đĩa thập cẩm, một đĩa không hành, một đĩa không nem. Đĩa đầy đủ sẽ có chả, nem, hành, ruốc, chỉ có một món bánh bèo. Có thể quán nêm nước mắm hơi ngọt so với khẩu vị của tôi”.
Đô Đô: “Ở đây thực đơn đa dạng, 14h30 là bắt đầu bán tới chiều tối, có khi 16h là đã hết rồi. Quán bán chủ yếu là mang đi, bạn nào muốn ngồi lại thì có chiếc bàn nhỏ kế bên. Một hộp đầy đủ tầm 30.000 đồng, có thể ăn nhiều hơn cũng được. Tôi thích bột lọc nhất, lớp bột dẻo, dai không bị cứng. Nem chả ngon, đúng vị miền Trung. Đặc biệt quán có bánh ít ram nữa, ăn khá ngon, bạn nào đi Huế rồi chắc biết món này”.
Nem Nướng Quyên
Đánh giá: 7/10
Địa chỉ: Đường Hồ Thị Kỷ, quận 10, TP.HCM
Giờ mở cửa: 14-21h
Giá: 10.000 đồng
Nem nướng là món ngon phù hợp khẩu vị nhiều thực khách. Ảnh: food.diary256.
Thực khách nhận xét:
Huân Đặng: “Món nem này nói chung ăn vặt hoặc ăn chung với các món khác thì khỏi chê, do được nướng nên vị thấm rất đều toàn miếng nem. Quán này nướng rất tốt, ít bị cháy đen. Gọi một phần nem nướng, một chén nước tương dùng là tha hồ thưởng thức với bạn bè rồi”.
Midori SQ: “Quán này bán 13.000 đồng cho một cây nem nướng đầy đặn, cắt nhỏ ra nhìn cũng nhiều. Vị nem của quán đậm đà, ướp cũng ngon đấy nhưng tôi thấy không đặc biệt bằng nem bò nướng sả gần đó. Nem nướng ở đây ăn giống giống nem trong bún thịt nướng. Điểm cộng là chị bán hàng nhiệt tình dễ thương”.
Bánh Tráng Nhật Quỳnh
Đánh giá: 7/10
Địa chỉ: Hồ Thị Kỷ, phường 1, quận 10, TP.HCM
Giờ mở cửa: 10-21h
Giá: 10.000-20.000 đồng
Đến TP.HCM, bạn không thể bỏ qua món bánh tráng hấp dẫn. Ảnh: Anxoancyrus.
Thực khách nhận xét:
Thao Tran: “Nước sốt khá mặn nên ăn hơi dễ ngán. Tôi gọi bánh tráng chấm mỡ bơ hành và 10 trứng cút là 25.000 đồng, bánh tráng tắc muối là 15.000 đồng. Giá rẻ nhưng chất lượng không được ngon lắm, chắc có lẽ không hợp vị tôi, nhưng ai muốn ăn thì cũng nên thử vì mỗi người mỗi khẩu vị khác nhau”.
La Bu: “Sau khi nghiên cứu thì tôi quyết định gọi bánh tráng cuốn, bánh tráng chấm mỡ hàng, bánh tráng chấm me. Bánh tráng và nước chấm được để riêng, mang về đổ ra ăn cũng tiện. Sốt mỡ hành là nước khô bò với mỡ hành, hành phi, tỏi phi, bơ, trứng cút, dùng để chấm với bánh tráng không và bánh tráng cuốn. Công nhận món này ngon. Bánh tráng cuốn ăn ngon do nước sốt và xoài, còn bánh tráng me ăn thấy hơi bình thường, me còn chua quá nữa”.
Đến quán Bà Gái thưởng thức đặc sản miền Trung trong lòng Hà Nội
Quán Bà Gái tuy nhỏ tại số 1 ngõ Hàng Đậu (Hà Nội) là địa chỉ quen thuộc của những ai yêu thích món ăn miền trung.
Bà chủ cùng nhân viên đều là người Đà Nẵng luôn xởi lởi khiến các thực khách sẽ có cảm giác giống như bước vào môt chợ ẩm thực Đà Nẵng thu nhỏ với bánh bột lọc, bánh căn, bánh xèo, chè chuối nếp nướng...
Dù chỉ bán chừng 5 - 6 món nhưng món nào món nấy đều đúng với hương vị miền trung, tuy ít mà chất lượng.
Tới đây, thường các thực khách sẽ gọi một lượt đồ ăn để chủ quán làm dần. Đặc điểm của quán Bà Gái là gọi chừng nào làm chừng đó, thế nên đồ ăn luôn nóng hôi hổi và không bị đọng dầu mỡ. Khi thưởng thức thực khách luôn cảm thấy hài lòng với sự tươi mới. Nhưng điều đó cũng là một điểm trừ khi khiến các thực khách phải chờ đợi, quán Bà Gái chỉ có chủ quán đứng bếp với 2, 3 chảo rán bánh và nồi nấu bánh canh cùng nồi nước xương nho nhỏ.
Bánh bột lọc cuốn lá chuối
Bánh bột lọc Huế có vỏ mềm dai, trong suốt.
Những thực khách sành ăn đã quen thuộc với cái nếp ăn của quán Bà Gái, khi tới đây đều sẽ gọi bánh bột lọc để khởi động, trong lúc chờ đợi các món khác. Khác với bột lọc Hà Nội, bột lọc Huế ở đây có vỏ mềm dai, trong suốt. Nếu như nhân bánh bột lọc của Hà Nội là thịt heo băm mộc nhĩ thì bánh bột lọc Huế là nhân tôm với thịt mỡ để nguyên miếng, nhưng mỡ không hề ngấy và tôm rất ngọt thịt.
Bánh bột lọc của miền trung đều được cuốn trong lá chuối, sau khi hấp chín, thực khách bóc từng lớp lá sẽ thấy chiếc bánh nhỏ xinh, còn ươn ướt, lấp lánh những giọt nước, nóng hôi hổi, cực kỳ hấp dẫn. Với riêng loại bánh bột lọc, chủ quán đều hấp sẵn bánh, ủ trong một chiếc thùng giữ nhiệt, khách đến gọi sẽ có ăn ngay mà vẫn giữ được hương vị vẫn thơm ngon. Chỉ với giá 10.000 đồng/3 chiếc lại được thưởng thức món ăn đúng điệu miền trung, quả là vừa rẻ vừa ngon!
Bánh căn 3 loại nhân
Nhưng làm nên tên tuổi của quán Bà Gái, có lẽ phải là món bánh căn - món "đinh" của quán. Đây là một món ăn bình dân và cũng là đặc sản của người Đà Nẵng, muốn ăn bánh căn tại Hà Nội thực sự là khó tìm.Bánh căn thơm ngon, nóng giòn luôn làm hài lòng cả những thực khách khó tính nhất.
Bánh căn nhìn tròn quay, nhỏ nhắn, có áo bột vàng ruộm, trông vô cùng bắt mắt. Bột bánh căn chủ yếu là bột gạo trộn thêm một ít bột nghệ để có được màu vàng đặc trưng. Khi thực khách gọi món, chủ quán mới bắt đầu đổ bột vào những cái khuôn nhỏ để chiên bánh, đảm bảo cho đĩa bánh luôn nóng giòn và thơm nức.
Bánh căn là một đặc sản nổi tiếng của Đà Nẵng.
Bánh căn Đà Nẵng thường có 3 loại nhân: thịt băm, tôm hoặc trứng cút. Các loại nhân sẽ được thả vào khuôn ngay sau bột bánh, đến khi bánh vừa chín tới sẽ được nhanh chóng gắp ra đĩa. Đơn giản là vậy nhưng việc đổ bánh căn cũng đòi hỏi sự khéo léo, nhanh nhẹn của chủ quán. Đặc biệt khi được tận mắt nhìn người đổ bánh thoăn thoắt một lúc với nhiều chiếc bếp lò đỏ rực lửa hồng, ai nấy đều không khỏi thán phục.
Nước chấm cũng rất quan trọng trong món ăn này, đòi hỏi người pha mắm phải cho ra được cái vị chua cay thanh mát lẫn lộn. Một chút giòn sật của su hào, đu đủ hay cà rốt kết hợp cùng sự thơm ngon, mềm dẻo của bánh căn thêm cả nước chấm chua cay rõ vị sẽ khiến những thực khách lần đầu ăn sẽ ấn tượng.
Một "mâm cỗ" ẩm thực miền trung ngay trong lòng Hà Nội.
Bánh căn ở quán Bà Gái rất bình dân và chỉ có 2 loại, giá chênh nhau chút ít nhưng đều ngon. Bánh nhân trứng cút bán 4.000 đồng/cái, còn nhân thịt băm rẻ hơn với 3.000 đồng/cái. Dù là kiểu nào, chiếc bánh cũng đều có nấm hương, mộc nhĩ, được lăn nhân cùng bột năng, kết hợp cùng thịt và trứng, một chút hành hoa điểm xuyết trên mặt bánh. Tất cả đều được thả vào chảo dầu chiên thơm phưng phức. Chiếc bánh tròn, nhỏ xinh vỏ ngoài giòn tan, ở giữa lại cho thực khách hương vị mềm bở thơm của bột đậu xanh, hương vị béo ngậy khó chối từ. Một đĩa bánh 10 chiếc chỉ từ 35.000 - 40.000 đồng/đĩa đầy ụ, khiến các thực khách khó tính nhất cũng bị thuyết phục, vì vừa no bụng lại ngon tuyệt vời.
Bánh xèo nhân tôm thịt
Bánh xèo với nhân đầy đặn và vỏ bánh dai và dày dặn, quyện trong trứng và một chút hương vị bùi bùi của đậu xanh trong bột bánh.
Bánh xèo tuy là một món ăn của miền trung nhưng không còn xa lạ với người dân Thủ đô, tuy nhiên, hương vị của quán lại rất khác so với các quán bánh xèo ở Hà Nội trước nay. Vỏ bánh giòn nhưng vẫn dai và dày dặn, được quyện trong trứng và cái bùi bùi của đậu xanh trong bột bánh càng tăng thêm phần thơm ngon. Các thực khách sẽ có 2 sự lựa chọn ở nhân thịt heo hoặc nhân thịt bò, mức giá có chênh lệch mỗi loại nhưng không đáng kể. Bánh xèo nhân thịt heo 15.000 đồng/cái và nhân thịt bò 20.000 đồng/cái. Giá bánh xèo ở đây cao hơn so với các quán khác tại Hà Nội (10.000 -12.000 đồng/cái) nhưng về chất lượng ở đây, chắc chắn các thực khách sẽ cảm thấy xứng đáng với đồng tiền.
Chè chuối nướng - điểm nhấn hài hòa
Chè chuối nướng là điểm nhấn hài hòa để kết thúc một bữa ăn thật trọn vẹn.
Món tráng miệng ở đây là một điểm cộng lớn cho quán. Bởi lẽ, vị thanh ngọt, mát lành của chè chuối nướng luôn quyến rũ được những tâm hồn ăn uống. Chuối đã bóc vỏ, được bọc bằng xôi nếp, rồi lại một lần lá chuối bên ngoài, sau đó mới nướng lên cháy cạnh, cuối cùng cắt thành khúc nhỏ cho vào bát, rưới nước cốt dừa lên trên, bỏ thêm trân châu li ti cùng lạc giã nhỏ. Sự tinh tế của món ăn này cũng là nét đặc sắc trong văn hóa ẩm thực của người miền trung. Giản dị nhưng ấn tượng, và nó là điểm nhấn hài hòa để kết thúc cả một bữa ăn. Cũng chỉ có mức giá khiếm tốn 12.000 đồng/bát, nhưng sự ngọt mát dịu nhẹ, rất vừa vặn này, làm cho bữa ăn trở nên tròn vẹn, các thực khách có thể thấy hương vị miền trung luyến lưu vẫn tan chảy trong miệng mãi.
Đà Nẵng nơi hội tụ của ẩm thực miền Trung Đà Nẵng không được biết tới là thành phố đáng sống nhất Việt Nam và cũng là thành phố du lịch nổi tiếng, nơi đây còn nổi danh với nền ẩm thực phong phú nhất dải đất miền Trung. Những ai từng tới Đà Nẵng đều có chung cảm giác muốn quay trở lại đây lần nữa. Lý do gì khiến thành phố...