Ăn gì ở đường Sư Vạn Hạnh?
Nếu đang tìm một địa điểm ăn uống giá bình dân tại quận 10, TP.HCM, thực khách có thể ghé đường Sư Vạn Hạnh để thưởng thức hủ tiếu, lẩu, chè mâm…
Không chỉ là địa chỉ giải trí thu hút bạn trẻ quận 10, 11, đường Sư Vạn Hạnh cũng nổi bật không kém ở khoản đồ ăn thức uống. Dạo trên con đường, bạn dễ dàng tìm thấy các hàng quán từ bình dân đến sang trọng với đa dạng phong cách ẩm thực.
1. HỦ TIẾU DĨA SA ĐÉC
Thi Thi: Quán nằm trong khu chung cư Ngô Gia Tự dễ kiếm. Món hủ tiếu khô được bày trí trên dĩa với đầy ắp nguyên liệu ăn kèm thay vì tô như bình thường. Điểm nhấn món ăn chính là nước sốt và nước trộn. Một đĩa bình thường giá 40.000 đồng gồm thịt, tim, thịt bằm, tôm, trứng cút, thịt giò rút xương. Tô đặc biệt có thêm xương hoặc thịt, bò viên.
Theo mình, món ăn hơi nhạt, thêm tương vào ăn thì vừa miệng hơn. Bạn nào muốn thay đổi khẩu vị nên thử, khá lạ miệng cũng rất đáng để trải nghiệm”.
My Trần: “Sợi hủ tiếu tươi Sa Đéc to hơn bình thường một chút, trong veo, trụng lên ăn mềm mềm siêu thích. Cô trộn với sốt nhà tự pha ngon thực sự. Vị ở đây cô làm nhạt nhạt vừa ăn, ai quen ăn mặn thì thêm sate, nước mắm”.
Video đang HOT
2. LẨU BÒ THẰNG ĐẬU
Phạm P: “Tụi mình vô đây định ăn bún bò lót dạ buổi chiều mà thấy bàn kế bên ăn lẩu hấp dẫn nên gọi thử. Lẩu nhỏ 2 người 180.000 đồng, lẩu lớn 249.000 đồng cho 4 người ăn no nê. Nồi lẩu đầy đủ bò viên, nạm, tái, gân, xí quách. Mình mê nhất là phần xí quách.
Đặc biệt quán có phần tương đen siêu ngon, nước lẩu thơm, bò viên dai dai, sực sực. Quán thích hợp ăn cùng gia đình chứ không ồn ào, náo nhiệt”.
Lê Đạt: “Quán nằm ở đoạn đường khá dễ tìm, ban đêm các cửa hàng xung quanh đóng cửa nên yên tĩnh. Tuy nhiên, mặt trước hơi nhỏ, để được ít xe. Từ lúc gọi tới khi món dọn lên tầm 10-15 phút tùy số lượng khách. Lẩu được nấu sẵn bên dưới, lên tới bàn, khách chỉ việc để lên bếp giữ ấm và trụng mì thôi”.
3. CHÈ MÂM KHÁNH VY
Minnie Pham: “Quán này mở cửa từ chiều đến tối khuya. Món chè không ngọt lắm nên khá dễ ăn. Chè đựng trong chén nhỏ, ăn tầm vài muỗng là hết nhưng 16 loại kết hợp lại thì rất nhiều. Địa chỉ này thích hợp để đi nhóm từ 3-4 người”.
Hằng Nguyễn: “Quán nằm ở khu chung cư Ngô Gia Tự khá nhỏ với dãy bàn ghế nhựa cho khách ngồi ăn. Quán này đã có lâu rồi, cô chủ luôn vui vẻ và nhiệt tình. Lúc trước ăn tầm 6.000 đồng/chén, giờ lên 10.000 đồng/chén. Đa phần các món đều có vị ngọt thanh. Mình thích chè trôi nước, mè đen, đậu trắng ở đây nhất”.
4. GÀ NƯỚNG CHICKEN KITCHEN
Vy Trần: “Quán nằm trong hẻm, có biển hiệu nên dễ tìm. Ở đây có chỗ để xe ngoài trời rộng nhưng bên trong thì không nhiều bàn. Lúc mình đi ăn quán không có ai, chủ yếu người ta mua về. Mình gọi combo gồm 1/2 gà sốt chanh dây và lẩu gà tiềm. Hai đứa ăn no mà chỉ có hơn 200.000 đồng, khá rẻ cho một bữa ngon thế này”.
Phước: “Cảm nhận đầu tiên của mình là không gian khá hẹp, hơi nóng khi đông người. Gà nướng mềm, thấm gia vị và vừa miệng, nước chấm khá ngon. Mình sẽ quay lại ủng hộ”.
Đa dạng ẩm thực Hồng Kông
Từ các món dim sum (điểm tâm) muôn hình vạn trạng đến kỹ thuật nấu ăn phân tử, ẩm thực Hồng Kông đã và đang góp phần tạo nên sự đa dạng cho thế giới ẩm thực tại Sài Gòn - TP.HCM.
Với lịch sử là thuộc địa của Anh quốc và là trung tâm thương mại quốc tế, ẩm thực Hồng Kông chịu ảnh hưởng của ẩm thực Quảng Đông, Bắc Kinh, Nhật Bản và các nước phương Tây. Chính vì vậy, Hồng Kông cung cấp không giới hạn các món ăn cho mọi tầng lớp, từ nhà hàng cao cấp tới quầy ăn bên đường với các món street food (thức ăn đường phố) đầy cá tính. Không ngạc nhiên khi Hồng Kông được ca ngợi là thiên đường của người sành ăn, là hội chợ của thực phẩm thế giới.
TP.HCM là nơi nhiều người Hoa sinh sống nhất, tập trung ở quận 5, quận 6 và quận 11. Hiện tại, các nhà hàng phục vụ món ăn Quảng Đông không chỉ tập trung nhỏ lẻ ở các quận đông người Hoa, mà đã phát triển thành chuỗi và có mặt ở nhiều khu vực trên địa bàn thành phố. Có thể kể đến những cái tên nổi bật như Ngân Đình, Long Triều, Dim Tắc Từ, San Fu Lau... cho đến các quán ăn phục vụ thức ăn đường phố Hồng Kông. Mỗi nhà hàng đều tạo sự khác biệt trong phong cách ẩm thực, có nơi chuyên phục vụ các món Quảng Đông thuần túy với dim sum, vịt quay, lẩu, hoặc chuyên phục vụ ăn sáng, các món hấp hoặc nướng...
Bên cạnh ẩm thực Hoa thuần túy, các nhà hàng xu hướng fusion (biến tấu) cũng đang chinh phục thị trường này. Đầu bếp Max Lee, bếp trưởng chuỗi nhà hàng Lees family đến từ Hồng Kông nhận xét: "Sài Gòn cũng có đặc điểm tương tự Hồng Kông, là nơi giao thoa văn hóa của nhiều quốc gia nên dễ tiếp nhận cái mới". Và đầu bếp Lee đã nâng cấp các món ăn quen thuộc với giới trẻ Hồng Kông bằng cách phối hợp nguyên liệu cao cấp, cùng kỹ thuật nấu ăn phân tử hiện đại, đặt tên món ăn vui tai, tạo nên trải nghiệm ẩm thực độc đáo lần đầu tiên xuất hiện tại TP.HCM. Chẳng hạn, món "bom gừng nổ tưng bừng" là bánh trôi quen thuộc với nước gừng và viên bánh gói gọn rất bắt mắt. Hoặc món má bò nấu suốt hơn 20 tiếng đồng hồ bằng kỹ thuật sous-vide, giữ lại chất dinh dưỡng tốt nhất. Mô hình nhà hàng với thực đơn vui nhộn để tạo hứng khởi cho thực khách trải nghiệm và lưu giữ cảm xúc.
Như vậy, sự góp mặt của các nhà hàng Hồng Kông tại TP.HCM đã và đang tạo nên sự đa dạng cho bản đồ ẩm thực tại nơi này, mang lại nhiều trải nghiệm cho thực khách, nhất là những doanh nhân trẻ muốn trải nghiệm sự sáng tạo ẩm thực đa dạng và phong phú hơn.
5 quán chè đậu đỏ cho ship về nhà tại TP.HCM Nhiều người tin rằng thưởng thức những cốc chè đậu đỏ ngọt dịu, mát lành trong dịp lễ Thất Tịch sẽ tìm được nhân duyên. 5 quán chè ship tận nhà dưới đây là gợi ý lý tưởng. Chè Hà Ký (Châu Văn Liêm, quận 5): Nếu muốn tìm hương chè mang phong vị người Hoa ở khu Chợ Lớn, quán là địa...