Ăn gì để muỗi ‘ghét’, không đốt
Một số loại thực phẩm khi bạn ăn vào sẽ khiến cơ thể tiết ra mồ hôi hoặc ngấm vào máu khiến muỗi bị ‘dị ứng’ và tìm cách tránh xa.
Ngoài việc diệt trừ muỗi, bọ gậy, xoa kem, nằm màn… bạn cũng có thể phòng muỗi đốt bằng cách điều chỉnh thực phẩm ăn uống hàng ngày.
Để ít bị muỗi đốt cần tránh:
Ăn mặn
Nên tránh ăn những thực phẩm có nhiều muối, vì khi nồng độ muối trong cơ thể cao sẽ làm tăng axit lactic, một chất có khả năng thu hút muỗi và côn trùng.
Không nên để cơ thể đổ mồ hôi nhiều
Mùi của mồ hôi là một yếu tố dễ thu hút muỗi tìm đến và đốt người. Vì thế cần có sự kiểm soát không để cơ thể tiết mồ hôi nhiều, hạn chế ăn các đồ ăn gây nóng cho cơ thể và tăng tiết mồ hôi để tránh bị muỗi đốt.
Nên dùng những thực phẩm chống muỗi sau:
Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, khi chúng ta ăn nhiều thực phẩm giàu vitamin B1 như: đậu xanh, các loại hạt và khoai tây… sẽ làm cho máu có mùi vị khó chịu đối với muỗi, khiến chúng tránh xa.
Sử dụng tinh dầu
Video đang HOT
Một số loại tinh dầu là khắc tinh của các loại muỗi như: tinh dầu sả, tinh dầu tràm, tinh dầu bạc hà, tinh dầu khuynh diệp… Với mùi thơm dễ chịu, các loại tinh dầu này có thể sử dụng để xịt hoặc cho vào đèn đốt để mùi hương bay lan tỏa ra xung quanh.
Cách làm này vừa có tác dụng xua muỗi lại giúp căn nhà trở nên thơm, dễ chịu và có tác dụng diệt khuẩn trong không khí.
Ngoài ra còn có thể thêm một vài giọt tinh dầu ít cay như tinh dầu khuynh diệp, tinh dầu tràm vào nước tắm. Mùi hương của các tinh dầu này sẽ lưu lại trên cơ thể, có tác dụng giúp ngăn chặn bị muỗi cắn.
Ăn hành, tỏi, xả, ớt
Ăn hành, tỏi giúp bạn giải phóng hợp chất allicin có tác dụng xua đuổi muỗi. Bạn có thể nhai sống hoặc thêm vào món ăn.
Sả chứa một loại dầu gọi là citronella, còn ớt chứa capsaicin, một hợp chất tạo ra nhiệt giúp xua đuổi muỗi, côn trùng. Bạn có thể thêm sả ớt vào các món Thái hay cà ri.
Giấm táo
Giấm táo giúp biến đổi mùi tự nhiên của cơ thể thành một mùi khó chịu với lũ muỗi khát máu. Bạn có thể ăn 1 thìa giấm táo mỗi ngày bằng cách thêm vào mật ong, súp hoặc salad.
Rau xanh lá
Đây là thực phẩm không chỉ giúp phòng chống táo bón, cung cấp nhiều vitamin và khoáng chất mà nó còn đuổi muỗi. Thường xuyên ăn rau xanh lá cũng sẽ khiến mùi vị máu thay đổi giúp bạn không còn lo bị muỗi đốt.
Minh Khôi
Theo ĐSPL
Hà Đông: Tích cực ngăn chặn dịch sốt xuất huyết
Theo đánh giá của ngành Y tế, năm nay dịch sốt xuất huyết trên địa bàn quận Hà Đông đến sớm hơn, với số ca mắc tăng cao hơn nhiều so với cùng kỳ năm 2018.
Trước nguy cơ bùng phát dịch, quận Hà Đông đã tích cực chỉ đạo các cấp, ngành tích cực triển khai các biện pháp phòng chống.
Nhiều nguy cơ bùng phát dịch bệnh
Theo báo cáo của quận, đến ngày 9/8 trên địa bàn Hà Đông có 352 trường hợp mắc sốt xuất, trong đó có 339 trường hợp đã khỏi bệnh, hiện còn 13 trường hợp đang điều trị tại các cơ sở y tế.
Các gia đình tích cực kiểm tra các dụng cụ chứa nước để diệt bọ gậy.
Trong 17 phường, chỉ có Biên Giang không có dịch sốt xuất huyết. Địa phương có nhiều ổ dịch sốt xuất huyết (SXH) nhất là Phú Lương, với 205 ca mắc. Số ca mắc mới cũng nhiều nhất với 7 ca. Phú Lãm đứng sau với tổng số 27 ca, trong đó có 6 ca mắc mới. La Khê và Kiến Hưng có 20 và 21 ca mắc. Đến tuần 30 - 31, dịch sốt xuất huyết trên địa bàn quận gần như đi ngang. Trong đó có 16 ổ dịch, 6 ổ dịch đã kết thúc và còn 10 ổ dịch đang hoạt động.
Phường Phú Lương có ổ dịch lớn nhất với quy mô phường. Tuy nhiên, số ca mắc cao nhất ở tuần 29, đến tuần 31 số lượng ca mắc có xu hướng giảm. Phường có xu hướng gia tăng ca mắc SXH tại thời điểm giữa tháng 8 là Phú Lãm và Kiến Hưng.
Phú Lương là ổ dịch lớn nên tập trung nhiều lực lượng phòng chống muỗi sinh trưởng trong các diện tích đất trống.
Theo nhận định của các cơ quan chuyên môn và địa phương, đây là thời điểm bước vào mùa mưa, thời gian mưa có thể còn kéo dài sang tháng 9. Đây là thời điểm muỗi sinh sản của muỗi, ý thức của người dân tại một số vùng chưa cao, do vậy nguy cơ bùng phát dịch bệnh rất cao nếu không có biện pháp ngăn chặn.
Chủ động phòng chống
Trong thời gian vừa qua, chính quyền các địa phương, ngành Y tế triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp phòng chống dịch bệnh sốt xuất huyết. Lãnh đạo quận đã đến kiểm tra, chỉ đạo trực tiếp tại các phường có số ca mắc tăng như Phú Lương, Phú Lãm ... Thường xuyên họp ban chỉ đạo phòng chống dịch, đánh giá, rút kinh nghiệm.
Các nghĩa trang được các tổ chức tham gia tích cực diệt bọ gậy.
Với 103.692 hộ gia đình, 290 cơ quan đơn vị, 128 trường học, 143 khu đô thị, 128 đình chùa, 68 nghĩa trang, 92 khu đất trống, 28 chợ, quận đã tổ chức rà soát, thống kê các khu vực công cộng, lập kế hoạch triển khai vệ sinh môi trường, thu gom phế thải, phế liệu, phu hóa chất ... Duy trì việc ra quân dọn vệ sinh môi trường vào thứ 7, Chủ nhật hàng tuần.
Quận và các phường phát động mỗi cá nhân, hộ gia đình nâng cao ý thức, hiểu đúng đặc điểm lây truyền của bệnh để chủ động các biện pháp hạn chế muỗi sinh sản, tích cực phòng sốt xuất huyết.
Đặc tính của muỗi gây bệnh sốt xuất huyết chỉ đẻ ở các vật chứa nước có sẵn trong nhà và xung quanh nhà, nhất là những vật chứa có ánh sáng mặt trời chiếu rọi 30-40%/ngày, do đó quận đã tổ chức 44 chiến dịch dọn VSMT diệt bọ gậy. Trong đó 16 chiến dịch có sự tham gia của 1.262 lượt cán bộ y tế. Thông qua việc tuyên truyền, làm vệ sinh, đến nay đã có trên 120.450 lượt hộ gia đình tham gia kiểm tra đồ dùng dụng cụ, tránh muỗi phát sinh, chiếm 93% số hộ trên địa bàn.
Phụ nữ quận và phường Văn Quán, Yết Kiêu tham gia hỗ trợ diệt bọ giúp người dân phường Phú Lương.
Quận đã huy động các tổ dân phố, hội đoàn thể tham gia công tác tuyên truyền, kiểm tra và lật úp các dụng cụ chứa nước làm nơi cho muỗi sinh sản. Theo chia sẻ của bà Lại Hà Phương, Chủ tịch Hội Phụ nữ (HPN) quận, thời gian qua HPN quận, phường thường xuyên tổ chức dọn vệ sinh, kiểm tra các khu vực đất trống, chợ, tuyên tuyền các gia gia đình chủ động lật các dụng cụ chứa nước. Ngoài ra, HPN còn tăng cường các hội viên ở những địa phương ít dịch bệnh, đến phường gia tăng nhiều ổ dịch như Phú Lương để tuyên tuyền, cùng với người dân kiểm tra các dụng cụ chứa nước và diệt bọ gậy.
Các lọ ho ở nghĩa trang là nơi chứa nước để muỗi sinh sản được hội viên HPN úp đổ nước tránh sự phát triển của bọ gậy.
Đến nay, toàn quận đã kiểm tra, xử lý 12.500/244.466 dụng cụ chứa nước có bọ gậy, thả 2.793 con cá diệt bọ gậy. Quận đã tổ chức phun hóa chất ở các khu vực ổ dịch tại các phường Phú Lương, Yên Nghĩa, Nghuyễn Trãi, La Khê, Vạn Phúc, Yết Kiên, Kiến Hưng, Quang Trung ... Riêng ổ dịch phường Phú Lương quận đã phun hóa chất đạt 83% hộ gia đình.
Cùng với việc chủ động giảm lượng muỗi sinh sản với tinh thần "không có bọ gậy, không có sốt xuất huyết", ngành Y tế và các địa phương trên địa bàn quận tuyên truyền cho người dân nhận biến hiệu sớm của bệnh SXH là bị sốt cao, sốt kéo dài, kèm theo triệu chứng đau nhức cơ thể, chán ăn phải đến ngay cơ quan Y tế để kiểm tra, được hỗ trợ điều trị, tránh khi bệnh quá nặng gây ảnh hưởng đến tính mạng.
Theo kinhtedothi
Dấu hiệu cho thấy cơ thể bạn đang nạp quá nhiều muối Nhiều người biết ăn quá mặn có thể dẫn đến hàng loạt hệ lụy cho sức khỏe, tuy nhiên ăn như thế nào là đủ thì không phải ai cũng biết. Muối là loại gia vị có vai trò quan trọng đối với sức khỏe mỗi người. Hằng ngày, lượng muối sẽ bị mất đi thông qua các hoạt động của cơ thể...