Ăn dưa hấu để qua đêm trong tủ lạnh, bé 3 tuổi bị viêm ruột hoại tử
Bé trai phải cắt bỏ ruột đã hoại tử vì ăn miếng dưa hấu để qua đêm trong tủ lạnh.
Ảnh minh họa
Mới đây, bé trai Xiaoyu (3 tuổi) ở Trung Quốc phải nhập viện gấp trong tình trạng đau bụng dữ dội, nôn mửa và tiêu chảy, thậm chí còn mệt lả vì mất nước.
Gia đình vội vã đưa bé tới bệnh viện cấp cứu. Tại đây, bác sĩ chẩn đoán Xiaoyu bị viêm ruột hoại tử xuất huyết cấp tính để lâu sẽ rất nguy hiểm cho bé chứ không đơn giản như bệnh tiêu chảy vẫn gặp.
Bác sĩ cho biết một phần ruột non của bé đã hoại tử, khả năng cao mắc bệnh viêm ruột hoại tử xuất huyết cấp tính, phải phẫu thuật gấp.
Mẹ của Xiaoyu cho biết trước khi nhập viện bé có ăn một miếng dưa hấu để trong tủ lạnh từ đêm hôm trước. Tuy nhiên, bác sĩ cho rằng đây chính là nguyên nhân gây bệnh. Rất may ca phẫu thuật sau đó diễn ra thuận lợi, một phần ruột hoại tử được loại bỏ, sức khỏe của bé đang dần hồi phục.
Video đang HOT
Bé trai bị hoại tử ruột vì ăn dưa hấu để qua đêm trong tủ lạnh
Cách đây không lâu, 4 đứa trẻ con ông Ôn ở thành phố Tây An, Trung Quốc cũng phải nhập viện cấp cứu vì ngộ độc thực phẩm sau khi ăn dưa hấu để qua đêm.
Ông Ôn chia sẻ: “Vì không ăn hết quả dưa hấu nên gia đình có bổ làm miếng nhỏ và bỏ vào tủ lạnh. Ngày hôm sau, khi ăn trưa có mang ra tráng miệng, bốn đứa con ông sau đó có dấu hiệu nôn mửa, đau bụng phải nhập viện gấp”.
Tại bệnh viện Tây An, bác sĩ Su cho biết: “Bốn bệnh nhi nhập viện với trueehy chứng nôn mửa, đau bụng, chóng mặt, trạng thái tinh thần không ổn định, nguyên nhân chính là do ăn dưa hấu để qua đêm trong tủ lạnh. Bác sĩ đã rửa dạ dày, bù nước, điều trị chống nhiễm trùng cho các bé”.
Không nên ăn dưa hấu để qua đêm trong tủ lạnh?
Dưa hấu để qua đêm trong tủ lạnh là môi trường thích hợp cho vi khuẩn phát sinh bởi loại quả này chứa rất nhiều đường và nước. Một sự thật là tủ lạnh chứa vô số vi khuẩn gây hại.
Các nhà khoa học Đức phát hiện có khoảng là 11,4 triệu vi khuẩn tồn tại trong tủ lạnh của mỗi gia đình. Còn báo cáo khảo sát Sức khỏe gia đình năm 2010 của Hội đồng Y tế toàn cầu chỉ ra rằng, tủ lạnh là nơi vi khuẩn trú ngụ nhiều nhất thậm chí còn nhiều hơn nhà vệ sinh.
Vì vậy, ngay cả khi thực phẩm đã được bịt kín màng bọc vi khuẩn vẫn có thể xâm nhập gây hại cho sức khỏe. Mọi người nên chú ý hơn trong việc ăn uống để không xảy ra tai nạn đáng tiếc.
Theo phununews.vn
Cảnh giác với biểu hiện đau mỏi chân tay kéo dài ở trẻ
Đau mỏi chân tay kéo dài đến khi trượt chân té gãy xương, bé Bùi Gia M. đến bệnh viện điều trị. Qua các kết quả thăm khám, bác sĩ phát hiện bệnh nhi bị ung thư xương.
Đó là trường hợp của bé Bùi Gia M. (8 tuổi, ngụ tại Trà Vinh). Thông tin từ gia đình cho hay, trước khi phải nhập viện cấp cứu vì gãy xương, bệnh nhi có biểu hiện đau mỏi chân tay, cơ thể xanh xao, gầy yếu. Tuy nhiên, gia đình khó khăn nên không có điều kiện đưa bệnh nhi đi thăm khám, điều trị.
Chân phải của bệnh nhi sưng phù do ung thư xương nhưng không được điều trị kịp thời
Khi đi học, bé bị trượt té gãy chân, gia đình đưa đến bệnh viện địa phương điều trị. Sau khi thương tích tạm lành, cháu xuất viện, nhưng tình trạng đau mỏi không khỏi. Bệnh nhi tiếp tục bị té gãy chân, phải chuyển lên Bệnh viện Chấn thương Chỉnh hình, TPHCM điều trị. Xương gãy được phẫu thuật kết hợp song chậm lành. Các xét nghiệm kiểm tra cho thấy bệnh nhi bị ung thư xương.
Do điều kiện gia đình khó khăn, sau khi điều trị tình trạng gãy xương, bé không được chăm sóc, điều trị ung thư. Mới đây, chân bệnh nhi sưng phù, có nguy cơ hoại tử, buộc phải chuyển lên Bệnh viện Nhi đồng Thành phố.
Sau khi tiếp nhận, các bác sĩ nhận định đây là ca bệnh nặng, dự kiến bệnh viện sẽ hội chẩn liên chuyên khoa, hội chẩn liên viện với Bệnh viện Ung Bướu để tìm giải pháp điều trị tối ưu nhất cho bệnh nhi.
Thông tin chuyên môn từ Bệnh viện Nhi đồng Thành phố chỉ ra: Ung thư xương là tình trạng xuất hiện khối u ác tính trong xương. Khối u này phát triển rất nhanh và liên tục, xâm lấn tiêu diệt các cơ quan xung quanh. Tốc độ di căn của ung thư xương cao gấp 3 đến 4 lần so với các dạng ung thư khác.
Ung thư xương có tần suất mắc cao ở trẻ em và trẻ vị thành niên, việc điều trị khá khó khăn. Để kịp thời phát hiện, điều trị sớm cho bệnh nhân, bác sĩ khuyến cáo các bậc phụ huynh khi thấy con thường xuyên than đau mỏi chân, tay nên đưa con đi gặp bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám, điều trị.
Li Uyên
Theo Dân trí
Nhiều trường hợp nhiễm trùng nặng vì chủ quan vết thương nhỏ khi bị dằm đâm, đâu là cách sơ cứu chuẩn xác? Dị vật đâm vào người như chuyện bị dằm đâm tưởng chừng là chuyện không có gì to tát. Thế nhưng trên thực tế đã xuất hiện nhiều trường hợp bị nhiễm trùng uốn ván nặng, thậm chí hoại tử, phải cắt bỏ tay, chân... rất khủng khiếp. Nhiễm trùng uốn ván nặng do chủ quan với việc bị dằm đâm, tạo vết...