Ăn dưa cà tuyệt đối không ăn cùng thực phẩm này vì sẽ sinh độc tố, ai có thói quen này cần bỏ ngay
Thứ nhất, dưa cà tuyệt đối không ăn cùng mắm tôm vì chúng sẽ tạo điều kiện sản sinh ra độc tố nitrosamine gây nguy cơ ung thư dạ dày.
Theo phân tích của PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh thì xét về tính chất thì dưa cà muối theo cách dân gian không có tính độc hại, nếu quá trình chế biến bảo đảm vệ sinh và ăn đúng cách. Nó chỉ độc hại khi nguyên nhân phát sinh là do con người sử dụng sai cách.
Ảnh minh họa
Tuy nhiên hiện nay, người tiêu dùng đa phần không tự muối mà mua sẵn ở ngoài. Để tăng phần lợi nhuận, đa số người kinh doanh thường muối dưa cà vào các xô, thùng nhựa rẻ tiền, thùng xốp, phổ biến nhất là thùng sơn rồi đem bày bán cho người tiêu dùng.
Đây thực sự là mối hiểm họa khôn lường đối với sức khỏe bởi dư lượng chất phụ gia, chất tạo màu còn sót lại trong các thùng sơn ngấm vào đồ ăn sẽ khiến cơ thể dễ nhiễm độc khi ăn phải.
Ăn dưa cà muối tuyệt đối tránh 3 điều này để giảm thiểu nguy cơ độc hại
Ảnh minh họa
Cảnh giác với phụ gia
Mùa hè, dưa cà muối chua thường bị nổi váng nên nhiều thương lái đã dùng phụ gia như muối của axit sorbic như sorbat natri hoặc sorbat kali để bảo quản. Hai chất này có tác dụng sát trùng mạnh đối với nấm men và nấm mốc để ức chế hoạt động của vi khuẩn, bảo quản thực phẩm lâu dài.
Ngoài ra, để để giữ màu lâu, bắt mắt các thương lái còn dùng đến hợp chất có chứa sunfua dioxit (SO2) dùng để tẩy trắng và giữ cho thực phẩm được tươi.
Điều nguy hại là các chất trên được dùng trong công nghiệp chứ không phải dùng trong thực phẩm. Vì vậy, nếu thường xuyên ăn dưa cà thì tốt nhất nên tự tay muối.
Dứt khoát không ăn nếu muối trong thùng sơn
Các chuyên gia khuyến cáo người dân cần dứt khoát nói không với dưa cà nếu muối trong các thùng sơn. Những chất còn lưu lại trên thùng sơn thường là các chất phụ gia, chất tạo màu, dung môi từ sơn, đặc biệt là đơn chất là monome. Chất này hoàn toàn có thể hòa tan được trong nước dưa. Khi chúng ta ăn, monome sẽ hòa tan trong máu, hòa tan vào tế bào và gây ung thư.
Không ăn khi đã nổi váng mốc
Video đang HOT
Ảnh minh họa
Nếu dưa hoặc cà muối mới bị mốc nổi váng trắng thì có thể hớt váng, dùng nước sôi rửa sạch để ăn. Nhưng khi dưa cả đã bị nổi váng vàng hoặc nấm đen tức đã xuất hiện các vi nấm độc hại thì nhất thiết phải vứt bỏ. Vì vi nấm này sản sinh ra một loại độc tố có tên là aflatocin – có thể gây ung thư gan, tổn thương hệ thần kinh trung ương, tim, phổi và sản sinh ra một số chất độc hại khác.
Cách loại bỏ độc tố khi ăn dưa cà
- Muối dưa cà nên sử dụng đồ chứa bằng gốm, sành sứ không có hoa văn lòe loẹt.
- Tuyệt đối không ăn dưa cà muối xổi, chỉ ăn khi đã đủ thời gian muối (khoảng 3 ngày) và đủ độ chua.
-Không ăn cùng mắm tôm vì chúng sẽ tạo điều kiện sản sinh ra độc tố nitrosamine gây nguy cơ ung thư dạ dày
Những điều cần biết khi ăn nấm để tránh ngộ độc, đừng bỏ qua kẻo 'ân hận mấy cũng muộn'
Nấm rất bổ dưỡng nhưng trên thực tế nhiều người mắc sai lầm khi chế biến nấm khiến chúng thành chất độc hại đối với sức khỏe. Thậm chí đã có khá nhiều vụ ngộ độc nấm cướp đi sinh mạng con người.
Ảnh minh họa: Internet
Các chuyên gia ẩm thực cho biết nấm có nhiều công dụng tuyệt vời đối với sức khỏe, nhan sắc, có chứa tới gần 60 nguyên tố khoáng, hàm lượng protein gấp 3-4 lần các loại rau khác.
Tuy nhiên, nếu chế biến không đúng cách sẽ vô tình biến món ăn có lợi thành có hại cho sức khỏe.
Theo Lương y Phạm Anh Đào, nguyên BS Viện y học cổ truyền quân đội, nấm được coi là rau sạch, thịt sạch thực vật có giá trị dinh dưỡng cao, dễ chế biến và có mặt từ quán bình dân tới các nhà hàng sang trọng... Có nhiều loại nấm thông dụng như nấm hương (Đông Cô), nấm mèo (mộc nhĩ), nấm rơm, nấm bào ngư, nấm sò, nấm kim châm, nấm đùi gà, nấm mỡ... giàu dinh dưỡng (vitamin, khoáng chất, hoạt chất có lợi) tự nhiên giúp cải thiện sức khỏe.
Phụ nữ ăn nấm sẽ giảm ung thư vú, nam giới ăn nấm sẽ giảm thiểu ung thư tuyến tiền liệt, nấm còn ngừa ung thư và giảm phóng xạ... Ăn nấm giúp tăng cường sức đề kháng, hỗ trợ chống sự tấn công của gốc tự do, chống lão hóa, điều hòa huyết áp, giảm tiểu đường, ngừa sỏi mật và sỏi tiết niệu... còn có thể ức chế sự sinh trưởng của các loại virus, ngăn chặn quá trình hình thành và phát triển tế bào ung thư trong cơ thể.
Ảnh minh họa: Internet
Nấm có khả năng hấp thụ vitamin, chất Ergosterol trong nấm khi gặp ánh nắng mặt trời sẽ chuyển hóa tia cực tím thành vitamin D2 giúp cơ thể phòng và chữa bệnh còi xương rất hiệu quả. Nấm có những điểm mạnh có lợi, là thức ăn lý tưởng cho cả người khỏe và người bệnh.
Bác sĩ Đỗ Văn Điệp, Khoa Nội, Bệnh viện Đa khoa huyện Bảo Yên, khuyến cáo người dân cần hết sức cẩn trọng khi sử dụng nấm, bởi ngộ độc nấm rất nguy hiểm, để lại những di chứng hết sức nặng nề.
Nguy hiểm hơn là khi ăn phải nấm ngộ độc chậm (sau khi ăn 6-40 giờ và thường là 12-18 giờ) bệnh nhân nôn nhiều, tiêu chảy liên tục, cơ thể mất nước và rối loạn điện giải, trụy mạch, tiểu ít... Sau đó triệu chứng trên sẽ hết, vài ngày sau mới xuất hiện các biểu hiện suy gan thận (như vàng mắt, vàng da, chán ăn, đầy bụng, mệt mỏi...), viêm/nhiễm độc gan, phá huỷ các tế bào gan, dẫn đến tình trạng hôn mê sâu, xuất huyết ở nhiều nơi (dưới da, niêm mạc, tiểu ra máu...), cuối cùng là tử vong.
Hầu hết các vụ ngộ độc nấm không xác định được loài nấm nên việc xử trí khó khăn, diễn biến khó lường và ngộ độc nấm càng chậm thì càng khó chữa.
Ảnh minh họa: Internet
Những sai lầm khi chế biến nấm
Rửa nấm quá kỹ trước khi chế biến
Thực tế cho thấy rằng, nấm chỉ mọc được trong môi trường sạch. Do đó, nếu rửa nấm quá kỹ sẽ làm mất đi những dưỡng chất của nấm. Hơn nữa nấm sẽ hút rất nhiều nước và khi ngấm nước vào thì nó sẽ bị nhạt khi nấu. Do đó, với nấm tươi bạn chỉ nên rửa qua nước sạch, cắt chân nấm và để ráo nước. Tốt nhất là các bà nội trợ nên chọn nấm ở những cơ sở chất lượng đảm bảo và dùng khăn ẩm lau sạch.
Nấu nấm bằng nồi nhôm
Hoạt chất của nấm tác dụng với nồi nhôm sẽ khiến nấm bị ngả màu thâm đen. Do đó, bạn không nên dùng vật dụng bằng nhôm để xào nấu nấm.
Cho quá nhiều dầu ăn
Thực chất nấm rất dễ hút chất lỏng và nước, nếu bạn có cho nhiều dầu ăn vào để xào cũng không phát hiện ra điều đó.
Tuy nhiên, hậu quả của việc cho nhiều dầu ăn vào nấm là khiến chúng làm cản quá trình hấp thụ dinh dưỡng của nấm vào cơ thể, gây đầy bụng, khó tiêu, thậm chí có thể khiên bạn mắc chứng trào ngược dạ dày.
Ảnh minh họa: Internet
Không nấu chín hoàn toàn
Khi chế biến nấm, bạn cần đun sôi trong khoảng từ 5 - 10 phút để đảm bảo rằng nấm đã chín hoàn toàn và không gây hại cho cơ thể. Nếu bạn nấu nấm không kỹ, các chất trong nấm có thể khiến bạn khó tiêu, hoặc các vi khuẩn chưa được tiêu diệu hết sẽ gây hại cho cơ thể.
Bên cạnh đó, nấu nấm ở nhiệt độ thấp sẽ ra nhiều nước khiến món ăn bị mất mùi, vị, màu sắc và thẩm mỹ của món ăn cũng không còn nữa. Do đó, xào nấu nấm nên nấu dưới ngọn lửa lớn sẽ ngon hơn rất nhiều.
Ăn nấm tránh uống đồ lạnh
Nấm có tính hàn, bổ âm, nếu bạn uống kèm trà đá, nước giải khát lạnh..., nhìn chung là các thức uống thanh nhiệt, giải khát sẽ khiến bạn bị lạnh bụng, dễ bị đau bụng, khó chịu.
Bỏ nước ngâm nấm khô
Khi chế biến nấm khô, người ta thường phải ngâm nấm để chúng nở ra và tất nhiền chúng ta nghĩ rằng nước ngâm nấm khá bẩn và sẽ đổ đi.
Tuy nhiên, đó là cách làm tai hại khiến bạn vứt bỏ khá nhiều chất dinh dưỡng của nấm mà chỉ còn ăn lại các "xác" của nó mà thôi.
Nước ngâm nấm chứa đầy dung dịch được tiết ra từ nấm, đồng nghĩa với việc các chất dinh dưỡng đã theo nước ra khỏi nấm.
Do đó, không nên bỏ nước ngâm nấm khô đi mà nên lắng lại, chắt cặn đi và cho nước ngâm nấm vào nồi canh, hầm mùi vị sẽ ngon và thơm hơn.
Ảnh minh họa: Internet
Dễ tử vong vì uống rượu với nấm
Các thầy thuốc Đông y cho rằng, nấm là thực phẩm chứa nhiều chất đạm, axit amin, hợp chất sinh học... Nấm vị ngọt, tính mát (hàn) nên nếu dùng quá nhiều cũng không tốt, có thể dẫn đến lạnh bụng, khó tiêu.
Gần đây trong các bữa tiệc, cỗ, giỗ... mà có các món nấm một số người nhắc nhau cẩn thận tránh ăn nấm - uống rượu vì hai thứ đó kị nhau nên có thể bị ngộ độc, với các triệu chứng nôn mửa, co giật kéo dài... và nếu không cấp cứu kịp thời có thể tử vong.
Theo PGS. TS Nguyễn Duy Thịnh (nguyên cán bộ Viện Công nghệ sinh học và Công nghệ thực phẩm), việc nấm kị với rượu, kiêng ăn nấm không uống rượu vì sợ ngộ độc là không chuẩn. Nhưng nấm lành mà bảo quản không tốt, chăm sóc bằng hóa chất, nấm quá hạn sử dụng, để lâu, bầm giập... là đã bị nhiễm độc, nếu ăn phải nấm này thì lẽ ra chất độc vào cơ thể gây ngộ độc từ từ và dễ phát hiện, dễ cấp cứu.
Tức là vì ăn nấm đã bị nhiễm độc, lại uống rượu - mà rượu làm chất xúc tác rất tốt sẽ dẫn chất nhiễm vào máu đi khắp cơ thể nhanh hơn, độc hơn, khó cứu chữa hơn.
HÒA THUẬN (TỔNG HỢP)
Ăn những thực phẩm này cẩn thận nguy cơ mắc sỏi thận cao: Chuyên gia khuyên ăn thế này mới tránh bị bệnh! Oxalate dư thừa trong thực phẩm có thể liên kết với canxi và tạo thành tinh thể trong nước tiểu, do đó dẫn đến sự phát triển của sỏi thận trong cơ thể. Sỏi thận xảy ra khi các chất như canxi oxalate, axit uric và cystine bắt đầu hình thành với lượng lớn trong nước tiểu và không bị hòa tan. Sỏi...