Ấn Độ xây dựng 14 tuyến đường sắt chiến lược đối phó Trung Quốc, Pakistan
Ấn Độ đang lên kế hoạch xây dựng 14 tuyến đường sắt chiến lược gần biên giới Trung Quốc và Pakistan nhằm tạo thuận lợi cho việc điều chuyển binh sĩ, nhằm chuẩn bị đối phó với các thách thức từ 2 nước láng giềng.
Ấn Độ đang tăng cường cơ sở hạ tầng dọc biên giới.
Tờ Press Trust of India ngày 27/10 dẫn các nguồn thạo tin cho hay 14 tuyến đường sắt, trong đó 12 tuyến đã được khảo sát xong, sẽ bổ sung cho 73 tuyến đường đang được xây dựng dọc Đường kiểm soát thực tế (LAC) với Trung Quốc.
Các tuyến đường sắt được lên kế hoạch xây dựng tại 4 bang ở miền bắc Ấn Độ, gồm bang Jammu và Kashmir giáp giới Pakistan và Trung Quốc, Arunachal Pradesh và Uttarakhand giáp Trung Quốc và Rajasthan giáp Pakistan.
Bộ trưởng quốc phòng Ấn Độ A. K. Antony hồi tháng 9 thừa nhận trước quốc hội rằng cơ sở hạ tầng của Trung Quốc tốt hơn Ấn Độ vì Ấn Độ chậm chạp trong việc quyết định xây dựng đường xá và các cơ sở khác dọc biên giới. Ông Antony gọi đây là một “sai lầm” và một “thất bại tổng thể” của tất cả các chính phủ liên tiếp.
Nhưng sau nhiều năm lơ là, ông Antony cho hay Ấn Độ đang đẩy mạnh việc phát triển các cơ sở dọc biên giới với Trung Quốc, trong đó có việc xây dựng các tuyến đường, thiết lập 2 lữ đoàn sơn cước và xây dựng nhiều sân bay và bãi hạ cánh mới.
Video đang HOT
Ấn Độ có đường biên giới dài với Trung Quốc và Pakistan.
Quan hệ song phương giữa Ấn Độ và Trung Quốc đã bị căng thẳng hồi đầu năm nay sau khi Ấn Độ cáo buộc quân đội Trung Quốc xâm nhập vào lãnh thổ nước này.
Trung Quốc tuyên bố chủ quyền đối với khoảng 90.000 km2 lãnh thổ tại bang Arunachal Pradesh mà Bắc Kinh gọi là miền nam Tây Tạng, trong khi Ấn Độ tuyên bố chủ quyền đối với 38.000 km2 lãnh thổ hiện do Trung Quốc kiểm soát tại vùng Aksai Chin ở phía tây, cũng như hơn 5.000 km2 đất tại Kashimir mà Pakistan chuyển cho Trung Quốc theo thỏa thuận biên giới 1963.
Vào năm 1962, quân đội Trung Quốc và Ấn Độ đã lâm vào một cuộc chiến ngắn nhưng đẫm máu, và sau đó là một số cuộc trạm chán nhỏ trong những năm về sau.
Hồi tuần trước, tại Bắc Kinh, hai quốc gia đông dân nhất thế giới đã ký một thỏa thuận hợp tác nhằm tránh các cuộc xung đột quân sự dọc biên giới.
“Tôi tin rằng thỏa thuận sẽ giúp duy trì hòa bình và sự ổn định tại các khu vực biên giới”, Thủ tướng Lý Khắc Cường phát biểu trước báo giới sau khi ký kết thỏa thuận hợp tác biên giới, vốn diễn ra sau các cuộc hội đàm với người đồng cấp Ấn Độ Manmohan Singh.
Theo Dantri
Trung-Ấn ký thỏa thuận xoa dịu căng thẳng biên giới
Vài tháng sau khi xảy ra một cuộc chạm trán sự tại biên giới tranh chấp, lãnh đạo Trung Quốc và Ấn Độ hôm nay 23/10 đã ký một thỏa thuận hợp tác quốc phòng nhằm hạn chế nguy cơ lặp lại các cuộc đối đầu trong tương lai.
Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường và Thủ tướng Ấn Độ Manmohan Singh.
Thỏa thuận biên giới được ký kết tại Đại lễ đường nhân dân Bắc Kinh sau cuộc gặp giữa Thủ tướng Ấn Độ Manmohan Singh đang ở thăm và Thủ tướng nước chủ nhà Lý Khắc Cường.
Trung Quốc, một đồng minh thân thiết của Pakistan - đối thủ lâu đời của Ấn Độ, đã tuyên bố chủ quyền đối với hơn 90.000 km2 bị tranh chấp với New Delhi tại khu vực phía đông của hãy Himalaya. Ấn Độ khẳng định Trung Quốc đã chiếm 38.000 km2 lãnh thổ của mình trên cao nguyên Aksai Chin ở phía tây.
Hai quốc gia láng giềng đã vướng vào một cuộc chiến ngắn vào năm 1962 và kể từ đó quan hệ giữa hai nước rơi vào sự ngờ vực lẫn nhau. Hồi tháng 5, Ấn Độ đã cáo buộc lính biên phòng Trung Quốc gây ra hàng loạt vụ vi phạm biên giới.
Nhưng thỏa thuận hôm nay nhằm xoa dịu căng thẳng ở vùng biên giới tranh chấp, khi hai quốc gia sở hữu vũ khí hạt nhân cố gắng phá vỡ thế bế tắc kéo dài nhiều thập niên vì các tuyên bố chồng chéo đối với các khu vực hẻo lánh thuộc dãy Himalaya.
"Tôi tin rằng thỏa thuận sẽ giúp duy trì hòa bình, sự yên bình và ổn định tại các khu vực biên giới của chúng ta", Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường nói sau các cuộc hội đàm với người đồng cấp Ấn Độ Manmohan Singh.
Về phần mình, Thủ tướng Singh nói thỏa thuận "sẽ bổ sung vào các biện pháp hiện thời nhằm đảm bảo hòa bình và sự ổn định tại biên giới".
Theo thỏa thuận mới, hai bên phải thông báo cho nhau về các cuộc tuần tra dọc biên giới để hạn chế nguy cơ đối đầu và sẽ kiềm chế tối đa nếu hai bên giáp mặt tại những khu vực mà đường biên giới chưa phân định rõ ràng.
Hai bên cũng nhất trí thiết lập đường dây nóng giữa các quan chức cấp cao, ngoài các liên lạc cấp lữ đoàn hiện thời.
Hai thủ tướng cũng thảo luận về thương mại trong cuộc gặp hôm nay khi Ấn Độ tìm cách tiếp cận nhiều hơn vào các thị trường của Trung Quốc và muốn thu hút đầu tư từ Trung Quốc.
Tổng cộng, hai nước đã ký kết 9 thỏa thuận, trong đó có một thỏa thuận nhằm tăng cường hợp tác về vận tải và các con sông xuyên biên giới.
Trung Quốc hiện là một trong những đối tác thương mại hàng đầu của Ấn Độ và 2 nước láng giềng châu Á hiện là 2 quốc gia đông dân nhất thế giới.
Theo Dantri
Trung Quốc, Ấn Độ đạt được thỏa thuận tránh xung đột biên giới Trung Quốc và Ấn Độ ngày 23.10 đã cùng ký kết một thảo thuận về tuần tra biên giới tại dãy núi Himalaya nhằm xoa dịu căng thẳng về chủ quyền lãnh thổ của hai nước, Reuters đưa tin cho biết. Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường (phải) trong cuộc gặp gỡ với Thủ tướng Ấn Độ Manmohan Singh tại thủ đô...