Ấn Độ xây cảng ở Iran nhằm kiềm chế Trung Quốc
Trung Quốc và Ấn Độ đang tranh giành thị trường Afghanistan và tăng cường cạnh tranh ảnh hưởng ở Ấn Độ Dương. Theo đó, Ấn Độ sẽ xây cảng ở Iran nhằm kiềm chế Trung Quốc.
Theo Đài tiếng nói nước Nga gần đây cho biết, chính phủ Ấn Độ đã phê chuẩn kế hoạch tham gia xây dựng cảng Chabahar ở phía đông nam Iran, cách cảng Gwadar của Pakistan 72 km về phía Tây. Tổng kinh phí đầu tư là 86 triệu USD do ngân hàng UCO của Ấn Độ là chủ đầu tư.
Cảng của Pakistan đặt ở Gwadar, được Bắc Kinh hậu thuẫn, cho phép Trung Quốc tiếp cận với Ấn Độ Dương. Cảng Chabahar của Iran, được New Deli hậu thuẫn, được cho là nối Ấn Độ với Afghanistan. Hai cảng này thể hiện sự ganh đua lâu nay trong khu vực và dự báo về cuộc cạnh tranh địa chiến lược căng thẳng.
Cách đây một năm, Ấn Độ đã chi khoản tiền 100 triệu USD để xây dựng đường quốc lộ dài 220km từ cảng Chabahar đến biên giới Afghanistan. Còn Trung Quốc dự định xây dựng tuyến đường sắt từ mỏ đồng Mes Aynak ở Afghanistan mà Trung Quốc đang kiểm soát đến cảng Gwadar.
Cảng Chabahar cách cảng Gwadar 72 km
Hiện nay, có rất nhiều quốc gia hoạt động ở Ấn Độ Dương, Trung Quốc và Ấn Độ là hai quốc gia hoạt động mạnh nhất ở khu vực này. Bắc Kinh tích cực tăng cường sự hiện diện của mình ở Ấn Độ Dương, dựa vào quyền quản lý cảng Gwadar của Pakistan. Do đó, hiện đại hóa cảng Chabahar hoàn toàn phù hợp với việc Ấn Độ tăng cường kiểm soát tuyến hàng hải đồng thời bảo vệ chiến lược nhập khẩu dầu mỏ từ Iran.
Vì vậy, Ấn Độ muốn phát triển thương mại mậu dịch với Afghanistan thì phải thông qua Pakistan, bởi vì chỉ có Pakistan cho phép quá cảnh hàng hóa từ Ấn Độ sang Afghanistan. Tuy nhiên, hoạt động xây dựng cảng mới Chabahar của Ấn Độ vẫn còn chậm trễ chủ yếu do lệnh trừng phạt đối với Iran.
Vấn đề gây trở ngại lớn nhất đối với New Deli là các nỗ lực của Mỹ nhằm cô lập Iran vì chính sách hạt nhân của Teheran. Mỹ và Ấn Độ có thể nhất trí về việc cần phải chống lại ảnh hưởng đang gia tăng của Trung Quốc ở Gwadar, song cũng có thể bất đồng về chính sách mà Ấn Độ muốn theo đuổi khi bắt tay với Iran. Bản thân Iran có thể không muốn mạo hiểm với việc xa lánh Trung Quốc, quốc gia ủng hộ Teheran trong nhiều vấn đề, như chính sách hạt nhân.
Theo An Ninh Thủ Đô
Video đang HOT
"Tập Cận Bình khởi động trò chơi địa chiến lược từ World Cup Brazil"
Trung Quốc đã bắt đầu thực hiện "Kế hoạch Thống soái/ Marshall Plan", tức mở rộng ảnh hưởng chính trị của mình trên toàn thế giới.
Tại sự kiện chung kết giải bóng đá thế giới 2014 World Cup vừa diễn ra ở Brazil, Tập Cận Bình - lãnh đạo cao cấp nhất của Trung Quốc đã được Tổng thống nước chủ nhà Dilma Rousseff mời tham dự, tuy nhiên vì một số lý do ông Tập đã không tham dự được.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đến Fortaleza tham dự Hội nghị thượng đỉnh lần thứ 6 của BRICS với sự tham gia của Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi
Giới phân tích cho rằng, tại Brazil, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, người cũng rất thích thi đấu bóng đá đã có các động thái được cho là khởi động trò chơi địa chính trị của Bắc Kinh tại châu Mỹ Latin với 3 mục đích khác nhau.
Tiến sỹ Antonio C Hsiang - giám đốc Trung tâm nghiên cứu Kinh tế - Thương mại Mỹ Latin, Viện Công nghệ Chihlee, Đài Loan cho rằng:
Thứ nhất, Trung Quốc muốn tìm kiếm một chiến lược đối trọng với chiến lược trục xoay, chuyển trọng tâm sang châu Á của Mỹ vì hiện Bắc Kinh rất lo lắng và không hề yên tâm khi Mỹ đang tiếp cận rất gần địa phận của Trung Quốc, ảnh hưởng đến tham vọng bá quyền Á-Âu của Trung Nam Hải.
Trung Quốc đã và đang thay thế Nga, muốn thiết lập mục tiêu làm suy thoái ảnh hưởng của Mỹ ngay trên địa bản ảnh hưởng của Washington ở châu Mỹ Latin.
Tại Đối thoại Sangrila 2014 vừa mới diễn ra ở Singapore cách đây không lâu, Trung Quốc cũng đã bày tỏ thái độ không hài lòng khi Mỹ đang tiếp cận, tạo ảnh hưởng ngay tại cái mà Trung Quốc coi là sân sau của mình đặc biệt là trên Biển Đông và Biển Hoa Đông.
Cạnh tranh chiến lược đã buộc Mỹ, Trung Quốc phải tăng cường các thủ đoạn để giành được sự ủng hộ tại khu vực được cho là sân sau của Mỹ - đó là châu Mỹ Latin. Ví dụ, chính quyền của Tổng thống Obama đã tiến hành các cuộc đàm phán để tham gia vào hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) - một trong những nhân tố quan trọng phục vụ chiến lược quay lại châu Á - TBD của Washington.
Tuy nhiên, Nhật Bản mới là quốc gia chủ chốt, kiểm soát hiệp định TPP. Chính điều này đã làm cho các quốc gia Mỹ Latinh nghi ngờ về khả năng lãnh đạo của Mỹ ở khu vực.
Hơn nữa, hiện nay, thực tế là ảnh hưởng của Mỹ tại châu Mỹ Latin đã suy giảm đi rất nhiều trong khi Trung Quốc đang lặng lẽ tiến hành các động thái để "nhồi đầy chỗ trống" này.
Ông Tập Cận Bình - Chủ tịch nước Trung Quốc và các lãnh đạo khối Bricks
Một số quốc gia thì cho rằng hiệp định TPP như là một bức tường rào ngăn cản công việc làm ăn của họ. Đó cũng chính là lý do tại sao Tổng thống Mexico, Tổng thống Peru cũng đã tuyên bố hoài nghi như vậy tại Diễn đàn thường niên Bác Ngao năm 2013.
Thứ hai, Trung Quốc đang mong muốn thiết lập, củng cố và tăng cường quan hệ đối tác với nhiều quốc gia trong khu vực châu Mỹ Latin. Bắc Kinh cũng thừa nhận rằng châu Mỹ Latin có ý nghĩa quan trọng chiến lược đối với Trung Quốc vì đây là thị trường tiềm năng cho các sản phẩm do Trung Quốc sản xuất.
Theo nhận định của Ngân hàng thế giới World Bank và Qũy tiền tệ quốc tế IMF nhập khẩu các mặt hàng từ Trung Quốc tại châu Mỹ Latin đã tăng đáng kể và điều này ảnh hưởng rất lớn đến sự thống trị của nền kinh tế Mỹ ở khu vực, đặc biệt là khi TQ ngày càng hiện diện nhiều hơn tại đây.
Quan trọng hơn, châu Mỹ cũng là khu vực cung ứng các sản phẩm năng lượng và lương thực quay ngược trở lại Trung Quốc vì các mặt hàng này cũng chính là cái TQ đang cần và có thể thiếu trong tương lai.
Chính mối quan hệ cung cầu, cầu cung này đã xác định bản chất quan hệ giữa Trung Quốc và các nước Mỹ Latin, đặc biệt là khi Bắc Kinh phải tìm cách thỏa mãn nhu cầu về đất và nước cho số dân với kích thước khổng lồ của mình.
Ông Tập Cận Bình được cho là lãnh đạo rất muốn bóng đá của TQ mạnh hơn (ảnh minh họa)
Hiện nay, theo báo cáo của Tổ chức nông lương quốc tế (FAO), các công ty của Trung Quốc đang tìm cách thuê và đã thuê được đất ở Argentina để tăng cường an ninh lương thực từ xa cho mình. Và theo dự báo, diện tích đất của thế giới chỉ có thể đáp ứng được 20% nhu cầu lương thực cho loài người trong tương lai và Trung Quốc đã tính các dự phòng xa hơn, dài hơn cho điều này.
Chính quyền tỉnh Rio Negro của Argentina đã đồng ý cho công ty Heilongjiang Beidahuang Nongken do nhà nước TQ điều hành thuê 800.000 mẫu Anh (mỗi mẫu Anh tương đương 0,4 héc ta) để trồng và sản xuất lương thực phục vụ xuất khẩu.
Theo chính quyền địa phương của tỉnh Rio Negro, công ty của Trung Quốc đã cam kết đầu tư 1,5 tỷ USD để đầu tư cho canh tác và xây dựng cơ sở hạ tầng sản xuất.
Thứ ba, Trung Quốc muốn chuyển đổi trật tự thế giới hậu học thuyết Monroe.
Tháng 11 năm ngoái, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry đã tuyên bố tại Tổ chức các quốc gia châu Mỹ rằng thời đại Chủ nghĩa Monroe đã không còn thông qua hai thực tế đó là cấu hình quyền lực ở châu Mỹ Latinh đã thay đổi, các quan hệ đồng minh mới đã nổi lên ví dụ như sự hình thành Cộng đồng các quốc gia Caribe - châu Mỹ Latin và Đồng minh Thái Bình Dương (CELAC).
Đối với một số nước ở châu Mỹ Latin, những mối quan hệ liên kết, đồng minh mới đó chính là rào cản để ngăn chặn sự thống trị của Mỹ trong khu vực cũng giống như việc các nước ở châu Á đang liên kết với nhau để chống lại sự bành trước của Trung Quốc ở bên kia đại dương.
Tiếp đến là việc Trung Quốc đã bắt đầu thực hiện "Kế hoạch Thống soái/ Marshall Plan", tức mở rộng ảnh hưởng chính trị của mình trên toàn thế giới.
Từ năm 2009, nhà kinh tế học Trung Quốc Xu Shanda đã kêu gọi Bắc Kinh thực hiện Kế hoạch Thống soái để thực hiện chiến lược thu hút nhu cầu muốn tiêu dùng đồ dùng, hàng hóa của Trung Quốc sant xuất.
Một vị khác là Thống đốc Ngân hàng nhân dân Trung Quốc có tên Zhou Xiaochuan cũng đã từng thúc giục chính quyền nước này thiết lập một quỹ tài chính khổng lồ để đầu tư vào phần đang phát triển của thế giới.... và thực sự là Trung Quốc đã và đang thực hiện tham vọng đó.
Mặc dù không tham dự vòng chung kết bóng đá thế giới nhưng việc ông Tập Cập Bình đặt chân đến Brazil vào hôm qua 14/7/2014, để tham dự Hội nghị thượng đỉnh của các nước mới nổi BRICS được cho là dấu mốc, bước khởi động của trò chơi chính trị địa chiến lược đầy tham vọng của Bắc Kinh.
Theo Giáo Dục