Ấn Độ vượt Trung Quốc trong cuộc đua sao Hỏa?
Ấn Độ hôm nay 5/11 sẽ phóng tàu thám hiểm sao Hỏa đầu tiên của mình và nếu thành công, sẽ trở thành quốc gia châu Á duy nhất vươn tới được hành tinh Đỏ, trong chương trình nhằm chứng minh cho công nghệ vũ trụ giá rẻ của nước này.
Tên lửa đẩy đưa tàu thăm dò lên sao Hỏa đã sẵn sàng tại bệ phóng ở Sriharikota, Ấn Độ.
Tên lửa mang tàu thăm dò không người lái nặng 1,35 tấn sẽ rời trung tâm vũ trụ Sriharikota vào 2h38 chiều 5/11 (tức 9h08 GMT), khởi đầu hành trình 300 ngày để nghiên cứu bầu khí quyển sao Hỏa.
Deviprasad Karnik, người phát ngôn của Cơ quan nghiên cứu vũ trụ Ấn Độ (ISRO) cho hay mọi thứ diễn ra theo dự kiến, và thời tiết bình thường.
Tàu quay quanh quỹ đạo sao Hỏa được gọi là Mangalyaan đã được Thủ tướng Ấn Độ Manmohan Singh hé lộ 15 tháng trước, ngay sau khi một tàu thám hiểm của Trung Quốc bị phóng hỏng khi rời bầu khí quyển trái đất. Thời gian công bố khiến nhiều người đồn đoán rằng Ấn Độ đang chứng tỏ có một điểm mạnh hơn so với nước láng giềng, vốn đã vượt qua Ấn Độ về mặt quân sự và kinh tế. Tuy nhiên, ISRO phủ nhận điều này.
Tàu thám hiểm màu vàng, có kích thước bằng một chiếc xe hơi nhỏ hoặc một chiếc tủ lạnh lớn, đã được khẩn trương lắp ráp và sẽ được đưa đi bằng tên lửa đẩy nhỏ hơn thiết bị của Mỹ và Nga rất nhiều.
Video đang HOT
Do thiếu năng lượng để bay trực tiếp, cỗ tên lửa đẩy 350 tấn sẽ bay quanh quỹ đạo trái đất gần một tháng, để đạt được tốc độ cần thiết thoát khỏi lực hút của trái đất. Tới khi đó, nó mới bắt đầu hành trình thứ hai trong chuyến đi 9 tháng tới sao Hỏa. Chuyến thám hiếm sảo Hỏa lần này được thực hiện 5 năm sau khi Ấn Độ phóng tàu thăm dò có tên gọi Chandrayaan lên mặt trăng.
Hơn một nửa các dự án sao Hỏa bị thất bại, trong đó có cả dự án năm 2011 của Trung Quốc, năm 2003 của Nhật. Chỉ có Mỹ, Nga và Liên minh châu Âu thành công ở hành tinh Đỏ.
Tổng chi phí cho dự án của Ấn Độ chỉ vào khoảng 73 triệu USD, một con số nhỏ so với chi phí của các nước khác.
Tuy nhiên, gần đây, ngành vũ trụ của Ấn Độ bị lùi nhiều bước, khi Chandrayaan bị mất liên lạc vào năm 2009 và khi một tên lửa phóng mới lớn hơn bị phát nổ khi rời trái đất vào năm 2010.
Ấn Độ trước đây chưa từng thực hiện hành trình liên hành tinh nào, hành trình yêu cầu cần phải có công nghệ để tàu thám hiểm tự hoạt động. Các tín hiệu liên lạc giữa trái đất và sao Hỏa đi mất 12 phút.
Một số nhà phê bình cũng chỉ trích chương trình là lãng phí khi Ấn Độ vẫn phải vật lộn với cuộc chiến chống nghèo đói và hơn một nửa người dân nước này không được tiếp cận nhà vệ sinh.
Tuy nhiên, ISRO cho rằng công nghệ của họ giúp phát triển khinh tế qua ngành vệ tinh theo dõi thời tiết, nguồn nước và kết nối liên lạc ở các vùng xa xôi của Ấn Độ.
Mỹ là quốc gia duy nhất đưa tàu thám hiểm robot hạ cánh được thành công xuống bề mặt sao Hỏa. Sứ mệnh gần đây nhất của họ là Curiosity (Tò mò), cỗ máy nặng gần 1 tấn, hạ cánh xuống sao Hỏa vào tháng 8/2012.
Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ NASA sẽ phóng tàu thăm dò nghiên cứu sao Hỏa vào ngày 18/11 tới, nhằm giúp ISRO trong khâu liên lạc. Hai tàu đóng ở Thái Bình Dương cũng sẽ giúp hỗ trợ giám sát.
Theo Dantri
Khí quyển sao Hỏa từng nhiều ôxy hơn Trái đất
Bầu khí quyển trên sao Hỏa từng dày hơn, ấm hơn và ẩm ướt hơn ngày nay cho tới khi nó va chạm với một hành tích có kích cỡ tương đương với sao Diêm Vương.
Những dữ liệu do tàu thăm dò Curiosity của Cơ quan vũ trụ Mỹ (NASA) thu thập được cho thấy bầu khí quyển của sao Hỏa từng có nhiều ôxy hơn bầu khí quyển trên Trái đất của chúng ta. Đây là một bằng chứng nữa ủng hộ giả thuyết cho rằng sự sống từng tồn tại trên hành tinh đỏ.
Tuy nhiên, bầu khí quyển bao quanh sao Hỏa đã suy giảm sau sự kiện nó va chạm với một thành tích khác có kích cỡ tương đương sao Diêm Vương của Hệ mặt trời cách đây hàng tỷ năm. Vụ va chạm đã làm thay đổi tỷ lệ hai loại khí argon trong bầu khí quyển của sao Hỏa.
Giám đốc của NASA ông Chris Webster cho biết: "Gió mặt trời và ảnh hưởng bởi vụ va chạm với một hành tinh giống sao Diêm Vương được cho là đã làm mất phần lớn bầu khí quyển ban đầu của sao Hỏa."
Các nhà khoa học của NASA bắt tìm hiểu về bầu khí quyển của sao Hỏa sau khi một trong những kính thiên văn trên Trái đất phát hiện thấy một lượng khí mê tan bí ẩn ở 3 khu vực khác nhau ở bán cầu tây của hành tinh đỏ. Sự hiện diện của khí mê tan có thể là dấu hiệu cho thấy sự sống tồn tại trên hành tinh này.
Bầu khí quyển sao Hỏa từng chứa nhiều ôxy hơn Trái đất.
Tuy nhiên, tàu thăm dò Curiosity cho đến nay vẫn chưa tìm thấy khí mê tan từ khi nó đáp xuống bề mặt sao Hỏa vào năm ngoái. Trên Trái đất, khí mê tan được tạo ra chủ yếu bởi phân động vật vật và thực vật thối rữa.
Tàu thăm dò Curiosity dự kiến sẽ tiếp tục phân tích bầu khí quyển sao Hỏa trong hành trình di chuyển tới núi Mount Sharp của hành tinh này. Vào mùa thu năm nay, NASA dự định sẽ phóng một tàu thăm dò lên quỹ đạo sao Hỏa để làm sáng tỏ bí ấn về khí mê tan trên hành tinh đỏ.
Theo Khampha