Ấn Độ vừa thận trọng ứng phó dịch bệnh vừa duy trì tăng trưởng kinh tế
Tối 17/1, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi cho biết quốc gia Nam Á này vừa nỗ lực ứng phó với làn sóng COVID-19 mới bằng tất cả sự cảnh giác và thận trọng, vừa đảm bảo duy trì tăng trưởng kinh tế.
Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi. Ảnh: AFP/TTXVN
Phát biểu tại Hội nghị Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) năm 2022 theo hình thức trực tuyến, Thủ tướng Modi nhấn mạnh nước này đang ứng phó với làn sóng dịch thứ ba, song giới chức sở tại đã tận dụng giai đoạn này để tiến hành một loạt cải cách nhằm cải thiện môi trường kinh doanh và hiện là thời điểm tốt nhất để đầu tư tại Ấn Độ.
Thủ tướng Modi cho biết thêm trong năm qua, quốc gia Nam Á này đã tiêm được gần 1,6 tỷ mũi vaccine ngừa COVID-19. Trong giai đoạn đại dịch, tầm nhìn “Một Trái Đất, Một Sức khỏe” của Ấn Độ đã giúp cứu sống hàng triệu người khi nước này bàn giao vaccine và thuốc điều trị cho nhiều quốc gia khác.
Trong giai đoạn hiện nay, Ấn Độ đã đặt mục tiêu tăng trưởng kinh tế ở mức cao, đảm bảo phúc lợi xã hội và sức khỏe toàn dân. Đây cũng là giai đoạn tăng trưởng xanh, sạch, bền vững và đáng tin cậy.
Video đang HOT
Liên quan tình hình dịch COVID-19, Ấn Độ lại thành điểm nóng khi chỉ trong 24 giờ qua, nước này đã ghi nhận hơn 238.000 ca nhiễm mới và 162 ca tử vong. Như vậy, tổng số ca mắc COVID-19 tại nước này đã tăng lên mốc gần 37,62 triệu ca, trong đó có 486.784 ca không qua khỏi.
* Cuối tuần qua, tại Hungary, khoảng 30 người, trong đó có cụ ông 102 tuổi, đã được tiêm mũi vaccine thứ tư ngừa COVID-19 sau khi chính phủ nước này cho phép tiêm thêm một mũi tăng cường cho những người trên 60 tuổi.
Ngày 17/1, Giám đốc Trung tâm lâm sàng thuộc Đại học Pecs, ông Andor Sebestyen, đã xác nhận thông tin trên, đồng thời cho biết trung tâm của ông đã tiếp nhận số lượng lớn cuộc gọi và tin nhắn của người dân quan tâm tới việc tiêm mũi thứ tư, trước khi chính phủ ban hành quyết định trên hôm 13/1. Ông nhấn mạnh những người lớn tuổi mắc một hoặc nhiều bệnh mãn tính (như tim mạch, bệnh phổi mãn tính, tiểu đường hoặc ung thư) cần phải tiêm vaccine.
Chính phủ Hungary ra quyết định tiêm mũi thứ tư cho nhóm người cao tuổi trong bối cảnh số ca mắc mới COVID-19 tăng đột biến, phần lớn được cho là do biến thể Omicron. Trong 72 giờ qua, nước này ghi nhận 21.219 ca mắc mới, nâng tổng số ca mắc trên cả nước lên 1.348.233 ca. Ngoài ra, với thêm 270 ca không qua khỏi, số ca tử vong vì COVID-19 tại nước này đã tăng lên thành 40.507 ca. Cho đến nay, 6.319.434 người tại Hungary đã được tiêm ít nhất một mũi vaccine ngừa COVID-19; 6.059.382 người đã tiêm đủ hai mũi cơ bản và 3.417.089 người đã được tiêm mũi tăng cường.
* Theo phóng viên TTXVN tại châu Âu, Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành của Pfizer Albert Bourla cho biết vaccine ngừa COVID-19 cải tiến của hãng này sẽ có mặt trên thị trường vào tháng 3/2022 và hãng đang bắt đầu sản xuất đại trà. Vaccine mới không chỉ ngừa biến thể Omicron mà còn cả những biến thể khác.
Chủ tịch Bourla bày tỏ hy vọng vaccine mới sẽ đạt được khả năng bảo vệ tốt hơn nhiều so với hiện tại. Ông cũng trích dẫn các thông tin nghiên cứu đối với các loại vaccine hiện tại. Cụ thể, dữ liệu từ Vương quốc Anh cho thấy 20 tuần sau mũi tiêm thứ hai, cả vaccine của Pfizer/BioNTech và Moderna chỉ còn 10% hiệu quả trong việc ngăn ngừa nguy cơ biến chứng nghiêm trọng sau khi nhiễm biến thể Omicron, nhưng mũi tiêm tăng cường (mũi thứ ba) đã nâng hiệu quả lên đến mức 75%.
Ông Bourla cho biết thêm Pfizer/BioNTech sẽ tiến hành các thí nghiệm thực tế để đánh giá xem liệu có cần tiêm thêm một mũi tăng cường nữa hay không.
Trong khi đó, người phát ngôn chi nhánh Pfizer tại Séc Tomá Sazima xác nhận hãng đang cùng công ty công nghệ sinh học BioNTech của Đức phát triển vaccine ngừa biến thể Omicron. Hai công ty đang tiếp tục thu thập dữ liệu thí nghiệm bổ sung và đánh giá hiệu quả thực sự của vaccine trong việc phòng ngừa biến thể này. Theo ông, các lô đầu tiên có thể được sản xuất và xuất xưởng trong vòng 100 ngày, tùy thuộc vào sự chấp thuận của cơ quan quản lý. Pfizer và BioNTech trước đó đã bắt đầu phát triển một loại vaccine cải tiến vào cuối tháng 11/2021. Hai công ty cũng thông báo kế hoạch sản xuất 4 tỷ liều vào năm 2022.
Fitch hạ dự báo tăng trưởng kinh tế Ấn Độ
Cơ quan xếp hạng tín nhiệm Fitch Ratings dự kiến Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Ấn Độ sẽ tăng trưởng 8,7% trong phần còn lại tài khóa hiện hành 2021-2022 (kết thúc vào cuối tháng 3/2022), thấp hơn so với dự đoán 10% hồi tháng Sáu.
Công nhân kiểm tra các ống sợi trên máy dệt thảm tại một nhà máy ở ngoại ô Jammu, Ấn Độ. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Động thái giảm dự báo tăng trưởng của Fitch được đưa ra giữa bối cảnh tình hình tài chính công của nước này suy giảm nghiêm trọng do đại dịch COVID-19, đặc biệt là do làn sóng bùng phát dịch bệnh lần thứ hai "tấn công" nền kinh tế Nam Á hồi tháng 4-5/2021.
Trong tài khóa 2020-2021, kinh tế Ấn Độ giảm 7,3%, sau khi tăng trưởng 4% trong tài khóa 2019-2020. Tuy nhiên, Fitch đánh giá làn sóng bùng phát thứ hai chỉ làm trì hoãn, thay vì làm "trật bánh" đà phục hồi của kinh tế Ấn Độ. Cơ quan này nâng dự báo tăng trưởng của kinh tế Ấn Độ trong tài khóa 2022-2023 lên 10% so với mức 8,5% hồi tháng Sáu.
Hồi tháng Bảy, Ngân hàng Dự trữ Ấn Độ (ngân hàng trung ương) đã hạ dự báo tăng trưởng kinh tế nước này từ 10,5% xuống 9,5% trong tài khóa hiện hành. Trong khi đó, trong một báo cáo của Ngân hàng Thế giới (WB) ước tính kinh tế Ấn Độ dự kiến sẽ tăng trưởng 8,3% trong năm tài chính hiện tại, nhờ hoạt động gia tăng đầu tư công và các động lực thúc đẩy sản xuất.
Hồi đầu tháng này, Moody's đã nâng triển vọng xếp hạng của Ấn Độ từ "tiêu cực" được duy trì trong gần hai năm qua lên "ổn định". Lý giải cho động thái trên, Moody's cho rằng khu vực tài chính đang đối mặt với ít rủi ro hơn, đà phục hồi kinh tế mạnh hơn và chương trình tiêm chủng được đẩy mạnh là những yếu tố giúp giảm thiểu các tác động tiêu cực đối với tăng trưởng kinh tế tiếp sau các làn sóng dịch COVID-19 tại Ấn Độ. Báo cáo của Moody's khẳng định nền kinh tế nước này đang phục hồi, với các hoạt động được thúc đẩy và mở rộng trên các lĩnh vực.
Thế giới vượt 230,5 triệu ca mắc COVID-19; dịch bệnh tại Đông Nam Á vẫn phức tạp Theo trang thống kê worldometers.info, tính đến 22h00 ngày 22/9 (giờ Việt Nam), toàn thế giới đã ghi nhận 230.530.424 ca nhiễm virus SARS-CoV-2 gây bệnh COVID-19, trong đó có 4.725.824 ca tử vong. Số bệnh nhân được điều trị khỏi là 207.255.543 người. Người dân đeo khẩu trang phòng lây nhiễm COVID-19 tại Viêng Chăn, Lào. Ảnh tư liệu: THX/TTXVN Tình hình...