Ấn Độ vẫn tìm kiếm quan hệ vững mạnh với Mỹ dù có bất đồng thương mại
Thông cáo nêu rõ chính phủ Ấn Độ tin rằng hai quốc gia sẽ tiếp tục hợp tác cùng nhau nhằm thúc đẩy quan hệ theo hướng có lợi cho cả hai bên.
Người dân bán thực phẩm tại chợ ở ngoại ô Amritsar, Ấn Độ. (Ảnh: AFP/TTXVN)
Ngày 1/6, Chính phủ Ấn Độ khẳng định vẫn tiếp tục tìm kiếm xây đắp mối quan hệ kinh tế vững mạnh với Mỹ bất chấp việc Washington chấm dứt ưu đãi thương mại đối với New Delhi trong khuôn khổ chương trình Hệ thống ưu đãi phổ cập (GSP) kể từ ngày 5/6 tới.
Trong một phản ứng liên quan quyết định của Mỹ, thông cáo của Bộ Thương mại Ấn Độ cho hay chính phủ nước này “lấy làm tiếc” vì những nỗ lực của New Delhi trong việc giải quyết các yêu cầu của phía Mỹ đã không được chấp nhận.
Thông cáo nêu rõ Ấn Độ cũng như Mỹ và các nước khác sẽ luôn bảo vệ lợi ích quốc gia của mình trong những vấn đề này.
Video đang HOT
Chính phủ Ấn Độ khẳng định New Delhi xem vấn đề này là một phần trong mối quan hệ kinh tế đang tiến triển với Mỹ và “sẽ tiếp tục xây đắp quan hệ bền chặt với Washington, cả về kinh tế và giao lưu nhân dân.” Ấn Độ tin rằng hai quốc gia sẽ tiếp tục hợp tác cùng nhau nhằm thúc đẩy quan hệ theo hướng có lợi cho cả hai bên.
Hệ thống GSP miễn thuế cho “một số sản phẩm nhất định” nhập khẩu vào Mỹ nếu đáp ứng tiêu chí phù hợp, trong đó có việc “cho phép Mỹ tiếp cận thị trường công bằng và thỏa đáng.”
Theo số liệu của Quốc hội Mỹ, Ấn Độ là quốc gia hưởng lợi nhiều nhất từ chương trình GPS của Mỹ trong suốt nhiều thập kỷ, với việc xuất khẩu số hàng hóa miễn thuế trị giá gần 6 tỷ USD sang Mỹ vào năm 2017.
Ngày 4/3 vừa qua, Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố xem xét việc chấm dứt cơ chế GSP đối với Ấn Độ, song không tiết lộ thời điểm cụ thể.
Văn phòng Đại diện thương mại Mỹ (USTR) cho hay nguyên nhân là vì Ấn Độ đã triển khai nhiều rào cản thương mại “gây ra những tác động tiêu cực và nghiêm trọng” đối với hoạt động thương mại của Mỹ. Trong giai đoạn 2017-2018, thâm hụt thương mại của Mỹ với Ấn Độ là gần 27 tỷ USD./.
Theo Thanh Hương (TTXVN/Vietnam )
Ấn Độ dự định đóng siêu tàu sân bay tương tự phiên bản của Anh
Một phái đoàn Ấn Độ đã đến thăm xưởng Rosyth ở Scotland, nơi tàu HMS Queen Elizabeth được hoàn thiện và cũng là nơi siêu tàu sân bay thứ 2 HMS Prince of Wales đang được đóng.
Tàu sân bay HMS Queen Elizabeth tại căn cứ hải quân Portsmouth, miền Nam Anh ngày 16/8/2017. (Nguồn: AFP/ TTXVN)
Anh đang đàm phán với Chính phủ Ấn Độ về việc đóng một tàu sân bay tối tân mới tương tự lớp tàu HMS Queen Elizabeth của Anh, như một phần của tiến trình đàm phán theo sáng kiến " Make in India."
Hai bên đang thương lượng về việc Hải quân Ấn Độ mua các thiết kế chi tiết của con tàu 65.000 tấn để đóng một siêu tàu sân bay giống hệt và được đặt tên là INS Vishal vào năm 2022.
Tờ Sunday Mirror đưa tin: "Một phái đoàn Ấn Độ đã đến thăm xưởng Rosyth ở Scotland, nơi tàu HMS Queen Elizabeth được hoàn thiện và cũng là nơi siêu tàu sân bay thứ 2 HMS Prince of Wales đang được đóng. Nếu hai bên đạt được một thỏa thuận, con tàu mới sẽ được đóng ở Ấn Độ nhưng các công ty Anh sẽ cung cấp nhiều linh kiện."
Tập đoàn BAE của Anh xác nhận hai bên đã bắt đầu tiến trình đàm phán.
Thiết kế có thể được điều chỉnh để đáp ứng các yêu cầu của Hải quân Ấn Độ và ngành công nghiệp sở tại.
Sunday Mirror cũng lưu ý rằng tàu sân bay mới này sẽ hoạt động bên cạnh tàu sân bay 45.000 tấn INS Vikramaditya mà Ấn Độ mua của Nga năm 2004 và tàu INS Vikrant 40.000 tấn hiện đang được đóng, qua đó mang đến cho Ấn Độ một đội tàu sân bay lớn hơn của Anh.
Trong khi đó, Bộ trưởng Quốc phòng Anh Stuart Andrew đã từ chối bình luận về thông tin trên, và chỉ khẳng định hai nước thường xuyên trao đổi về một loạt vấn đề liên quan đến trang thiết bị và năng lực.
Anh từng bán cho Ấn Độ tàu sân bay HMS Hermes năm 1987 (được đổi tên thành INS Viraat). Tuy nhiên, Ấn Độ đã ngừng sử dụng tàu này 2 năm trước./.
Theo Vietnam
Ấn Độ và Mỹ hối thúc Pakistan hành động chống các nhóm khủng bố Ngày 29/3, Ấn Độ và Mỹ nhấn mạnh Pakistan cần áp dụng hành động có ý nghĩa, không thể đảo ngược và có thể kiểm chứng nhằm vào các phần tử khủng bố và nhóm khủng bố hoạt động trên lãnh thổ của mình. Cảnh sát Pakistan kiểm tra an ninh tại Lahore ngày 8/3/2019. Ảnh: AFP/TTXVN Tuyên bố này được đưa ra...