Ấn Độ và Trung Quốc sẽ tiếp tục đàm phán về tranh chấp lãnh thổ
Ấn Độ và Trung Quốc đồng ý tiếp tục đối thoại nhằm tìm ra giải pháp cho vấn đề giảm đối đầu, rút quân khỏi khu vực đường Kiểm soát Thực tế (LAC).
Đây là kết quả của cuộc họp lần thứ 20 trong khuôn khổ Cơ chế làm việc về Tham vấn và Điều phối các vấn đề biên giới Ấn Độ-Trung Quốc diễn ra ngày 18/12. Đại diện phía Ấn Độ là Vụ trưởng Vụ Phương Đông bộ Ngoại giao Ấn Độ Naveen Srivastava, còn Vụ trưởng Vụ Biên giới và Đại dương thuộc Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hong Liang dẫn đầu đoàn Trung Quốc. Tại cuộc làm việc, 2 bên đã đánh giá lại các diễn biến mới dọc theo đường LAC trên biên giới Ấn Độ Trung Quốc kể từ lần gặp gỡ ngày 30/9.
Ảnh chụp vệ tinh thung lũng Galwan, vùng Đông Ladakh, ngày 9/6. Ảnh: Reuters.
Trong thông cáo ra cùng ngày, Đại sứ quán Trung Quốc tại Ấn Độ cho rằng đại diện hai bên đã ‘trao đổi quan điểm thẳng thắn và sâu sắc’ về tình hình dọc đường LAC. Đồng thời, các đại diện cũng ‘nhất trí triển khai nghiêm túc đồng thuận chung 5 điểm đạt được trong cuộc gặp giữa Ngoại trưởng 2 nước tại Moscow hồi tháng 9/2020.
Một trong những nội dung chính của cuộc họp ngày 19/12 là việc rút quân đội của 2 nước ở tuyến đầu và thực hiện các biện pháp cụ thể nhằm làm giảm căng thẳng tại biên giới. Ấn Độ và Trung Quốc cũng đồng ý sớm tổ chức vòng 9 cuộc đàm phán ở cấp tư lệnh quân đoàn để triển khai hoạt động rút quân trong thời gian tới. Quân đội Ấn Độ và Trung Quốc duy trì tình trạng đối đầu tại biên giới ở khu vực Đông Ladakh kể từ hồi tháng 5, sau khi phía Trung Quốc được cho là đã xâm phạm ở nhiều địa điểm và cố gắng thay đổi hiện trạng tại đường LAC.
Ấn Độ điều lực lượng Biệt kích Hải quân đến biên giới với Trung Quốc
Ấn Độ đã điều động lực lượng Biệt kích thuộc Hải quân nước này tới khu vực hồ Pangong, phía Đông Ladakh nằm trên biên giới với Trung Quốc.
Đây được coi là bước chuẩn bị mới của New Delhi trong bối cảnh tranh chấp biên giới với nước láng giềng đã kéo dài sang tháng thứ 6. Như vậy, quân đội Ấn Độ đã triển khai lực lượng đặc nhiệm của cả 3 quân chủng Lục quân, Không quân và Hải quân tới khu vực Đường Kiểm soát Thực tế (LAC) với Trung Quốc.
Trước đó, đặc nhiệm Garud của Không quân và Đặc nhiệm Dù thuộc Lục quân nước này đã có mặt tại Đông Ladakh từ những ngày đầu nổ ra tranh chấp với Trung Quốc hồi tháng 5.
Một quan chức Chính phủ Ấn Độ cho biết, mục đích của việc triển khai này là nhằm cải thiện khả năng hiệp đồng tác chiến của 3 quân chủng và rèn luyện sức chịu đựng, năng lực của Biệt kích hải quân trong điều kiện thời tiết lạnh giá khắc nghiệt. Biệt kích Hải quân Ấn Độ cũng sẽ được cung cấp các xuồng tuần tra mới để có thể thực hiện các hoạt động tuần tra tại hồ Pangong.
Một binh lính Ấn Độ đứng gác trên con đường phủ đầy tuyết từ Srinagar đến Leh tại Đông Ladakh (ANI)
Đặc nhiệm Lục quân Ấn Độ gồm lực lượng Đặc nhiệm Dù và Đặc nhiệm Biên giới trực thuộc ban Thư ký Nội các đã được triển khai tại Đông Ladakh trong thời gian dài. Không quân Ấn Độ cũng đã cử Lực lượng đặc nhiệm Garud tới nhiều điểm cao trên các triền núi dọc theo đường LAC kể từ đầu cuộc khủng hoảng biên giới với Trung Quốc.
Đặc nhiệm của Không quân Ấn Độ được trang bị các hệ thống phòng không vác vai Igla để có thể ngăn chặn các loại máy bay và thiết bị bay không người lái đối phương vi phạm không phận Ấn Độ.
Hôm 29-30/8, các lực lượng đặc nhiệm của quân đội Ấn Độ đã chiếm lĩnh các vị trí chiến lược tại bờ Bắc và Nam hồ Pangong, ngăn phía Trung Quốc có hành động xâm chiếm lãnh thổ. Trung Quốc cũng đã huy động nhiều đơn vị lính đặc nhiệm tới phần lãnh thổ của mình nằm dọc đường LAC.
"Anh em tốt" của Bắc Kinh im lặng bất thường giữa căng thẳng Trung-Ấn: Kế hoạch bí mật bại lộ? Tình báo Mỹ đã phát hiện ra một thông tin quan trọng có thể lý giải cho sự im lặng đáng ngờ từ phía đồng minh của Bắc Kinh trong bối cảnh căng thẳng giữa Trung-Ấn leo thang. Pakistan im lặng bất thường Sau khi Ấn Độ và Trung Quốc đạt được đồng thuận 5 điểm về những diễn biến ở biên giới...