Ấn Độ và tham vọng hiện đại hóa quân đội
Ấn Độ đang đẩy mạnh hiện đại hóa lực lượng quân đội của nước này bằng hàng loạt các thỏa thuận quốc phòng trị giá nhiều tỉ USD. New Delhi đã không ngần ngại chi mạnh cho các dự án phát triển tàu ngầm hạt nhân, chiến hạm và chiến đấu cơ thế hệ mới.
Tàu ngầm lớp Shishumar của Ấn Độ – Ảnh: Website Hải quân Ấn Độ
Trong kế hoạch hiện đại hóa quân đội, Ấn Độ dường như rất chú trọng đến lực lượng hải quân. Điều này cũng có thể dễ hiểu khi hạm đội tàu ngầm của nước này đã hoạt động hơn 30 năm, lỗi thời và phát sinh hàng loạt sự cố trong năm 2013 khiến 18 thủy thủ thiệt mạng, theo Reuters. Hiện Ấn Độ chỉ còn vận hành 13 tàu ngầm chạy bằng động cơ diesel-điện.
16 tỉ USD đóng tàu ngầm hạt nhân và chiến hạm
Chính phủ Ấn Độ đầu năm 2015 đã thông qua kết hoạch trị giá 16 tỉ USD, đóng 6 tàu ngầm hạt nhân và 7 tàu khu trục tàng hình do chính nước này chế tạo.
Chương trình đóng 7 tàu khu trục tàng hình còn được gọi là dự án-17A, kinh phí ước tính khoảng 8 tỉ USD. Chúng sẽ được chế tạo tại các nhà máy đóng tàu của chính phủ ở thành phố Mumbai và Kolkata, Ấn Độ, theo Reuters
Ngoài ra, New Delhi cũng đầu tư 8 tỉ USD để đóng 6 tàu ngầm hạt nhân. Theo quyết định ban đầu được đưa ra hồi năm 2014, Hội đồng mua sắm quốc phòng Ấn Độ (DAC) chỉ tính đóng 6 tàu ngầm chạy bằng diesel-điện thông thường.
Tháng 12.2014, Ấn Độ đã cho chạy thử chiếc tàu ngầm hạt nhân đầu tiên do nước này chế tạo. Tàu ngầm INS Arihant nặng khoảng 6.000 tấn, có thể mang theo 12 quả tên lửa đạn đạo K-15 với tầm bắn 700 km.
Thành công này đã đánh dấu cột mốc quan trọng của Ấn Độ, đưa nước này trở thành một trong các quốc gia có thể chế tạo và vận hành tàu ngầm hạt nhân, cùng với Mỹ, Nga, Anh, Pháp và Trung Quốc, theo Indian Express.
25 tỉ USD phát triển chiến đấu cơ hiện đại
Video đang HOT
Ấn Độ mới đây đã quyết định ký thỏa thuận trị giá 25 tỉ USD để phát triển chiến đấu cơ thế hệ thứ năm với Nga và sẽ đặt mua 127 chiếc.
Chiếu đấu cơ thế hệ thứ năm Sukhoi T-50 của Nga – Ảnh chụp màn hình RT
New Delhi ký thỏa thuận với Nga hồi đầu tháng 3.2015 sau khi thương vụ đặt mua 126 chiếc chiến đấu cơ đa nhiệm tầm trung Rafale của Pháp bị đỗ vỡ, theo Times Of India.
Nga đang thực hiện kế hoạch phát triển máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ thứ năm của riêng mình, có tên là PAK-FA. Máy bay Sukhoi T-50 là sản phẩm trực tiếp từ PAK-FA.
Sukhoi T-50 sẽ được dùng làm phiên bản gốc để phát triển loại máy bay tàng hình thế hệ thứ năm cho không quân Ấn Độ, hay còn gọi là dự án FGFA.
Chiếu đấu cơ Sukhoi T-50 có vận tốc hơn 2.100 km/giờ, có thể cất cánh trên đường băng tương đối ngắn chỉ khoảng 300 m, theo Business Insider. Hiện tại, Mỹ là quốc gia duy nhất trên thế giới sở hữu chiến đấu cơ thế hệ thứ 5 hoàn chỉnh, đó là chiếc F-22 Raptor.
2,1 tỉ USD mua ’sát thủ săn ngầm’ P-8 Poseidon
P-8 Poseidon là loại máy bay tuần tra săn ngầm tiên tiến nhất của Mỹ. Máy bay có thể mang và phóng tên lửa, bom chìm, ngư lôi trong các nhiệm vụ chống ngầm, chống hạm và trinh sát biển. P-8 Poseidon còn có thể phục vụ cho công tác tìm kiếm cứu nạn trên biển, theo Reuters.
Máy bay tuần tra săn ngầm P-8A Poseidon của Hải quân Mỹ – Ảnh: Reuters
Được mệnh danh là “sát thủ săn ngầm”, P-8 Poseidon có thể bay liên tục 7.500 km mà không cần tiếp nhiên liệu. Mỹ từng điều P-8A Poseidon trong chiến dịch tìm kiếm máy bay mất tích MH370 vào đầu năm 2014. Tháng 2.2015, Mỹ cũng dùng loại máy bay này để tuần tra biển Đông.
Trong một thỏa thuận được ký hồi tháng 1.2009, Ấn Độ đã mua tổng cộng 8 chiếc P-8I Poseidon. Giá trị của thương vụ này lên đến 2,1 tỉ USD và là hợp đồng quân sự kỷ lục của Mỹ với Ấn Độ thời điểm đó, theo Reuters.
Ấn Độ là nước đầu tiên mà Mỹ bán ’sát thủ săn ngầm’ P-8 Poseidon. Tuy nhiên, máy bay mà Mỹ bán cho Ấn Độ là phiên bản P-8I Poseidon dành cho hải quân nước này, còn phiên bản P-8A Poseidon dành riêng cho hải quân Mỹ.
Ngọc Quý
Theo Thanhnien
Nga sẽ giúp Ấn Độ "trẻ hóa" tàu ngầm Kilo 877EKM
Sau khi nâng cấp, tàu ngầm Kilo 877 EKM của Ấn Độ có thể tấn công cả các mục tiêu trên mặt nước và đất liền bằng tên lửa hành trình Klub-S.
Sau khi nâng cấp, tàu ngầm Kilo 877 EKM của Ấn Độ có thể tấn công cả các mục tiêu trên mặt nước và đất liền bằng tên lửa hành trình Klub-S.
Tờ RBTH dẫn lời các chuyên gia quân sự Nga cho hay, các tàu ngầm Kilo Project 877 EKM mới được nâng cấp cho Ấn Độ sẽ có thể tấn công cả mục tiêu mặt biển lẫn trên đất liền bằng các tên lửa hành trình. Phiên bản nâng cấp cũng có nhiều cải tiến về hệ thống điện tử.
"Sau khi nâng cấp, tàu ngầm Project 877EKM được Nga chế tạo cho Ấn Độ có khả năng tấn công không chỉ tàu thuyền mà còn mục tiêu mặt đất bằng tên lửa hành trình", Giám đốc điều hành Cục thiết kế Rubin (nơi thiết kế tàu ngầm Kilo, Lada) Igor Vilnit nói.
Cũng theo ông này, sau khi hiện đại hóa, tàu ngầm Project 877EKM có thể sử dụng 2 loại tên lửa hành trình gồm: 3M-54E tấn công mục tiêu mặt biển; 3M-14E tấn công mục tiêu mặt đất.
Ngoài ra, quá trình hiện đại hóa sẽ bao gồm việc cải tiến hệ thống điện tử trên tàu ngầm. "Trong một số trường hợp, phía Ấn Độ sẽ được phép trang bị thiết bị do nước này sản xuất lên tàu. Các kiến trúc mở của tàu cho phép tạo ra tiềm năng hiện đại hóa đáng kể", người đứng đầu Rubin nói.
Tàu ngầm Kilo 877EKM của Hải quân Ấn Độ.
Vào tháng 8/2014, Andrey Baranov - Phó Giám đốc phụ trách thương mại đối ngoại và hợp tác quân sự - kĩ thuật của Rubin đã nói rằng, Nga đã quyết định hỗ trợ Ấn Độ sửa chữa và nâng cấp các tàu ngầm phi hạt nhân. Đây là đợt sửa chữa và tăng thời gian phục vụ của 9 tàu ngầm diesel - điện Project 877 EKM.
Hải quân Ấn Độ đã mua và trang bị 10 tàu ngầm Project 877EKM (NATO định danh chung là Kilo) từ Liên Xô vào những năm 1980. Định danh riêng của Hải quân Ấn Độ dành cho lớp tàu này là Sindhughosh.
So với thế hệ mới Kilo 636, Kilo 877EKM có kích cỡ nhỏ hơn một chút, theo đó lượng giãn nước khi lặn chỉ là 3.076 tấn (Kilo 636 là 4.000 tấn), dài 72,6m, thủy thủ đoàn 53 người. Động lực của tàu ngầm 2 máy diesel - điện, một động cơ điện, 2 động cơ phụ cho tốc độ khi lặn 31km/h, tầm hoạt động khi lặn 640km, tổng hành trình hỗn hợp là 9.700km.
Hỏa lực trước khi nâng cấp của tàu ngầm Kilo 877EKM là 6 ống phóng ngư lôi 533mm có thể phóng các loại ngư lôi hạng nặng Type 53-65, TEST 71/76 và thủy lôi DM-1.
Trong quá trình hoạt động, đã xảy ra ít nhất 2 vụ tai nạn lớn làm chết người trên tàu ngầm Kilo 877EKM của Ấn Độ. Đầu tiên là vụ cháy nổ làm chìm tàu ngầm Sindhurakshak vào đêm 14/8/2013 làm 18 thành viên thủy thủ đoàn thiệt mạng.
Ngày 26/2/2014, cũng tại Mumbai, đã xảy ra tai nạn rò rỉ hidro trong ngăn chứa pin nhiên liệu trên tàu ngầm Sindhuratna, làm hai sĩ quan chết và bảy người khác bị thương. Đô đốc DK Joshi, tư lệnh hải quân Ấn Độ đã phải từ chức vì vụ việc này.
Thanh Hoa
Theo_Kiến Thức
Nga tham vọng làm đường cao tốc xuyên 3 châu lục Dự án về tuyến đường cao tốc xuyên châu lục vừa được tiết lộ trong cuộc họp của Viện Hàn lâm khoa học Nga. Nếu được thực hiện, nó sẽ tạo ra nhiều thành phố và ngành công nghiệp mới, theo CNN. Tuyến đường dự kiến kết nối 3 châu lục trong dự án - Ảnh chụp màn hình CNN Chủ tịch tập...