Ấn Độ ủng hộ Việt Nam, Trung Quốc nổi giận
Ấn Độ đã phát đi tín hiệu thể hiện sự ủng hộ đối với Việt Nam trong cuộc đối đầu mới nhất với Trung Quốc liên quan đến việc Bắc Kinh đưa giàn khoan dầu 981 và hàng chục tàu thuyền vào vùng biển của Việt Nam.
Trung Quốc hung hăng bắn súng vòi rồng và đâm tàu của Việt Nam ngay giữa vùng biển của Việt Nam.
Hôm 1/5, Cơ quan chức năng Việt Nam đã phát hiện giàn khoan 981 và 3 tàu dịch vụ dầu khí của phía Trung Quốc di chuyển từ Tây Bắc đảo Tri Tôn (thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam) xuống phía Nam. Đến 16 giờ ngày 2/5, giàn khoan 981 được thả trôi tại tọa độ 15 độ 2958 vĩ Bắc – 111 độ 1206 kinh Đông, phía nam đảo Tri Tôn. Vị trí này nằm sâu trong thềm lục địa của Việt Nam 80 hải lý, cách đảo Lý Sơn 119 hải lý, cách bờ biển Việt Nam 130 hải lý.
Trung Quốc hạ đặt giàn khoan 981 để tiến hành khoan thăm dò thềm lục địa của Việt Nam và huy động hàng chục tàu bảo vệ đi cùng. Hiện nay, số lượng tàu của Trung Quốc bảo vệ giàn khoan có lúc lên cao nhất là gần 90 tàu, trong đó có nhiều tàu quân sự. Các tàu này đã cố tình đâm va, bắn vòi rồng vào các tàu thực thi pháp luật của Việt Nam đang hoạt động chấp pháp tại vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam , làm bị thương một số thủy thủ và gây thiệt hại về tài sản cho phía Việt Nam .
Hai ngày sau khi Việt Nam công khai lên tiếng phản đối những hành động phi pháp, ngang ngược của Trung Quốc ở ngoài khơi quần đảo Trường Sa của Việt Nam, một phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Ấn Độ đã lên tiếng bày tỏ “sự quan ngại” về những diễn biến gần đây ở Biển Đông.
Phát biểu tại một cuộc họp báo, vị phát ngôn viên trên cho biết, Ấn Độ “luôn giữ quan điểm các nước không được ngăn chặn sự tự do hàng hải ở Biển Đông” và kêu gọi “sự hợp tác” để bảo đảm “an ninh cho những tuyến đường biển và củng cố an ninh hàng hải”. Miêu tả việc “duy trì hòa bình, sự ổn định, tăng trưởng và thịnh vượng trong khu vực” là điều quan trọng sống còn đối với “cộng đồng quốc tế”, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Ấn Độ kêu gọi giải quyết tranh chấp ở Biển Đông “thông qua các biện pháp hòa bình phù hợp với những nguyên tắc, luật pháp quốc tế được thế giới công nhận”.
Tuyên bố của nhà ngoại giao Ấn Độ tránh không đề cập trực tiếp đến Trung Quốc hay Việt Nam . Tuy nhiên, những phát biểu về “tự do hàng hải”, “an ninh cho các tuyến đường biển”, “lợi ích của cộng đồng quốc tế” và “luật pháp quốc tế” chính là những tín hiệu thể hiện sự ủng hộ của Ấn Độ dành cho Việt Nam.
Video đang HOT
Ấn Độ, thông qua tập đoàn dầu khí quốc gia onGC Videsh (OVL), đang hợp tác với Việt Nam trong hoạt động khoan thăm dò dầu khí ở Biển Đông. Hồi năm 2006, Việt Nam và Ấn Độ đã ký thỏa thuận hợp tác khai thác dầu khí ở hai lô dầu của Việt Nam ở Biển Đông. Và mới đây, hồi tháng 11 năm ngoái, Ấn Độ và Việt Nam tiếp tục ký một thỏa thuận hợp tác khai thác dầu khí mới ở thêm hai lô dầu của Việt Nam trên Biển Đông.
Hải quân Ấn Độ trong thời gian gần đây đã bắt đầu xuất hiện ở Biển Đông. Hải quân Ấn Độ từng tuyên bố sẵn sàng bảo vệ quyền lợi của họ ở Biển Đông khi Trung Quốc ngang nhiên, trắng trợn phản đối việc Việt Nam ký hợp đồng cho phép Ấn Độ khai thác dầu khí ở những lô dầu thuộc hoàn toàn chủ quyền không thể tranh cãi của Việt Nam.
Trong một hội nghị bàn tròn ở Melbourne diễn ra hôm 9/5, ông Amitabh Matoo – Giám đốc vừa nhậm chức của Học viện Ấn Độ-Australia và là một chính khách đầy ảnh hưởng trong giới an ninh quốc phòng của Ấn Độ, cũng đã lên tiếng chỉ trích thẳng thừng “sự hung hăng, hiếu chiến” của Trung Quốc.
Theo lời ông Mattoo, “sự quyết liệt của Trung Quốc đã lên mức hung hăng, hiếu chiến”. Ông này cho rằng, hành vi của Bắc Kinh là “thiển cận và phản tác dụng”.
Ông Mattoo là một cố vấn về chính sách đối ngoại cả cho Đảng Quốc đại và chính phủ Ấn Độ do Đảng BJP dẫn đầu. Ông này cũng là một thành viên của Ban Cố vấn thuộc Hội đồng An ninh Quốc gia Ấn Độ và là một thành viên của nhóm cố vấn đặc biệt của Cơ quan Phát triển Chiến lược Toàn cầu do Thủ tướng Ấn Độ Manmohan Singh trực tiếp chỉ đạo.
Ông Mattoo không phải là quan chức Ấn Độ duy nhất thẳng thừng lên án sự hung hăng của Trung Quốc ở Biển Đông.
Trong một bài báo cho nhan đề “Sự bành trướng của Trung Quốc tiếp tục không suy giảm” được đăng tải trên tờ Times of India số ra ngày 7/5, ông S.D. Pradhan đã chỉ trích, “chính sách bành trướng của Trung Quốc ra các khu vực xung quanh đang gây ra nguy cơ xung đột nghiêm trọng ở Biển Đông”. Ông này khẳng định, “những hành vi hung hăng của Trung Quốc đối với Việt Nam là một phần của chiến lược lớn hơn nhằm vào Nhật Bản và Ấn Độ”. Theo ông Pradhan, Ấn Độ nên “bắt tay cùng với Mỹ, Nhật Bản, ASEAN, Nga và Australia để gây sức ép buộc Bắc Kinh từ bỏ các chính sách hung hăng, hiếu chiến với các nước láng giềng”.
“Các nước nên chuẩn bị sẵn sàng để bắt Trung Quốc phải gánh chịu hậu quả khi vi phạm luật pháp và các tiêu chuẩn quốc tế”, ông Pradhan nói.
Ông Pradhan là người có tiếng nói ảnh hưởng hơn cả ông Mattoo trong giới an ninh, quốc phòng của Ấn Độ. Ông này từng giữ những vị trí quan trọng như Chủ tịch Ủy ban Tình báo Chung, phó cố vấn an ninh quốc gia và Chủ tịch Ban Cố vấn Đặc biệt về Tình báo.
Tức giận trước lập trường của Ấn Độ, Trung Quốc mới đây đã lên tiếng cảnh báo rằng, Ấn Độ nên tránh xa các cuộc tranh chấp giữa họ với Việt Nam ở Biển Đông.
“Tôi muốn nói với người dân Ấn Độ rằng, họ không phải lo lắng quá nhiều về tình hình hiện nay ở Biển Đông”, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc – bà Hua Chunying hồi đầu tuần đã phát biểu như vậy.
Đây không phải là lần đầu tiên Trung Quốc lên tiếng cảnh báo các cường quốc như Mỹ, Nga, Ấn Độ tránh xa Biển Đông. Tuy nhiên, với trách nhiệm là một cường quốc có ảnh hưởng của thế giới, các nước này không thể im lặng trước những hành động ngang ngược, bất chấp luật pháp quốc tế của Trung Quốc ở Biển Đông.
Vân Linh – (tổng hợp)
Theo_VnMedia
Bão số 7 sẽ mạnh thêm trong 2 ngày tới
Bão số 7 sẽ mạnh lên cấp 13 - 14 trong 2 ngày tới, gây mưa lớn cho miền núi và các tỉnh Đông Bắc.
Chiều 12/8, Ban chỉ đạo phòng chống lụt bão Trung ương đã có cuộc họp đối phó với bão số 7 có cường độ rất mạnh đang hoạt động trên biển Đông và gây ảnh hưởng lớn tới khu vực Đông Bắc nước ta.
Tại cuộc họp, ông Lê Thanh Hải, Phó Giám đốc Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn Trung ương cho biết, sau khi vượt qua bán đảo Luzon (Philippines), bão có giảm cường độ xuống cấp 13 (trước đó là 14, 15, giật cấp 16, 17). Tuy nhiên, trong 2 ngày tới, bão sẽ mạnh lại cấp 14.
Hiện nay, cả Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn Trung ương và các đài dự báo khí tượng quốc tế đều đưa ra những dự báo khá thống nhất về diễn biến, hướng đi cũng như cường độ của cơn bão này.
Theo đó, nhiều khả năng (60-70%) là vùng tâm bão sẽ đi qua bán đảo Lôi Châu rồi đi vào tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc). Khả năng còn lại (thấp hơn) là vùng tâm bão sẽ đi vào phía đông bắc của Vịnh Bắc Bộ. Dự báo khi đi vào đảo Hải Nam và bán đảo Lôi Châu, bão vẫn mạnh cấp 14. Nếu bão đi vào Vịnh Bắc Bộ, bão vẫn mạnh cấp 10, vùng tâm bão gió mạnh cấp 11-12. Tuy nhiên, ông Hải cho rằng, không nên chỉ quá quan tâm đến vùng đổ bộ của tâm bão mà cần quan tâm cả đến vùng ảnh hưởng của cơn bão này.
Do đây là cơn bão rất mạnh, đi rất sát vịnh Bắc Bộ và khả năng ảnh hưởng đến vùng Đông Bắc là rất lớn nên vùng ảnh hưởng của bão rất rộng. Dự báo gió mạnh cấp 10 có thể bao trùm hết khu vực đông bắc của Vịnh Bắc Bộ và tỉnh Quảng Ninh. Gió mạnh cấp 6 có thể bao trùm hết toàn bộ Vịnh Bắc Bộ và các tỉnh khu Đông Bắc (Nam Định, Thái Bình, ...).
Về thời điểm ảnh hưởng, ông Hải cho biết dự báo khoảng chiều thứ 5 (15/8) bão sẽ bắt đầu quét đến vịnh bắc Bộ (với gió mạnh cấp 6), sau đó gió sẽ mạnh dần lên cấp 9, cấp 10.
Ngoài ra, sẽ có một đợt mưa to đến rất to trên diện rộng, chủ yếu tập trung khu vực miền núi, trung du phía Bắc và các tỉnh Đông Bắc từ ngày 15 đến hết ngày và đêm 17/8. Ông Hải cảnh báo, tình hình mưa đối với khu vực này sẽ rất đáng ngại.
Chủ trì cuộc họp, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Cao Đức Phát cho biết, việc cần làm ngay ở thời điểm này là thông báo, hướng dẫn tàu thuyền ở quần đảo Hoàng Sa hoặc phải lên bờ hoặc phải vào nơi trú tránh an toàn. Đến sáng 15/8 bão đã gây gió mạnh cấp 6 rồi tăng lên cấp 9, cấp 10 nên thời gian đang rất gấp rút.
Riêng Quảng Ninh, Hải Phòng cần xem xét cẩm biển. Mưa lớn tại miền núi phía Bắc sẽ khiến nguy cơ lũ trở lại trên hệ thống sông Thái Bình, sông Hồng. Các tỉnh miền núi phía Bắc cần đề phòng lũ lớn, các tỉnh ven sông lớn cần gấp rút khắc phục sự cố để chuẩn bị chống đợt lũ mới.
Theo VietNamNet
Bi kịch của gia đình 'xác chết không đầu' hồ Rẻ Quạt 5 năm đã qua nhưng hai đứa con của nạn nhân vẫn không thể tha thứ cho người cha tàn ác đã giết chết vợ mình rồi chặt xác phi tang. Trong gia đình nhà vợ, Tuyên luôn được coi là đứa con rể hiền lành, biết thương vợ con. Cả gia đình bà Nguyễn Thị Vinh (mẹ vợ của Tuyên, thôn Mậu...