Ấn Độ, Úc tăng cường hợp tác quốc phòng, anh ninh
Ấn Độ và Úc hôm nay đã cam kết tăng cường hợp tác quốc phòng an ninh, trong khi nhấn mạnh tầm quan trọng của hợp tác kinh tế, một ngày sau khi Canberra ký thỏa thuận thương mại lịch sử với Trung Quốc.
Lãnh đạo Ấn, Úc trong cuộc gặp tại Canberra ngày 18/11.
Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi đã miêu tả mối quan hệ thân thiết hơn giữa hai nước là “tự nhiên”.
“Đây là một quan hệ đối tác tự nhiên xuất phát từ các lợi ích và giá trị chung và vị trí địa lý chiến lược”, ông Modi nói tại Canberra sau khi ký kết các thỏa thuận về hợp tác an ninh, kiểm soát ma túy, an ninh xã hội và du lịch .
“An ninh và quốc phòng là những lĩnh vực quan trọng và đang phát triển của quan hệ đối tác mới Ấn-Úc nhằm thúc đẩy hòa bình và sự ổn định khu vực, chiến đấu với khủng bố và tội phạm xuyên quốc gia”, Thủ tướng Ấn Độ nói thêm trước khi có bài phát biểu trước quốc hội Úc.
Chuyến thăm cấp nhà nước của ông Modi, diễn ra sau hội nghị thượng đỉnh G20 tại Brisbane, là chuyến thăm Úc đầu tiên của một Thủ tướng Ấn Độ tới Úc trong 28 năm qua. Chuyến thăm cũng diễn ra chỉ 2 tháng sau chuyến công du Ấn Độ của Thủ tướng Úc Tony Abbott, trong đó hai nước đã ký kết một thỏa thuận năng lượng hạt nhân được chờ đợi từ lâu.
Video đang HOT
Ông Modi nói thêm rằng việc bổ sung động lực mới vào mối quan hệ kinh tế và thương mại song phương cũng là một điều quan trọng. Ông đã kêu gọi để các doanh nghiệp Ấn Độ có thể tiếp cận dễ dàng hơn đối với thị trường Úc và việc phê chuẩn đầu tư nhanh hơn.
Hôm qua 17/11, Úc đã lý môt thỏa thuận thương mại lịch sử với Trung Quốc. Theo đó, trong vòng 4 năm, Úc sẽ giảm dần thuế nhập cảnh của hàng hóa Trung Quốc cho đến 0%. Đổi lại, Trung Quốc sẽ giảm dần thuế đến mức miễn thuế cho 93% hàng nhập khẩu của Úc.
Thủ tướng Abboot mong muốn có một kết quả tương tự với Ấn Độ, với viễn cảnh về một thỏa thuận vào cuối năm tới.
Ông Abbott nói thêm rằng quan hệ song phương cần giữa hai nước cần phát triển hơn nữa.
“Chúng tôi không bao giờ quên rằng Ấn Độ là một cường quốc kinh tế và trí tuệ tiền năng”, ông Abbott nói, chỉ ra rằng thương mại chưa phát triển tương xứng trong khi hối thúc hợp tác mạnh mẽ hơn về tình báo và quân sự.
“Có sự hăng hái ở cả hai nước nhằm tăng cường các cuộc tập trận quân sự song phương và đa phương và chúng tôi hi vọng sẽ chứng kiến nhiều cuộc tập như vậy trong những năm tới”, Thủ tướng Úc nói.
An Bình
Theo Dantri/AFP
Trung Quốc đang "tung hỏa mù" về chính sách với Triều Tiên?
Có một điều dễ nhận thấy là gần đây Trung Quốc đang tỏ ra lạnh nhạt và tự tách biệt với Triều Tiên, sau khi Bình Nhưỡng khơi dậy căng thẳng hồi năm ngoái bằng vụ thử hạt nhân lần thứ 3, đồng thời liên tiếp đe dọa tấn công hạt nhân nhằm vào Hàn Quốc và Mỹ. Đó là thưc tế hay chỉ là phần nổi của "tảng băng chìm"?
Quân đội Triều Tiên trong một cuộc duyệt binh biểu dương lực lượng
Theo một báo cáo của tờ Telegraph (Anh), trong 9 tháng đầu năm nay, dữ liệu xuất khẩu dầu thô của Trung Quốc cho thấy nước này không hề xuất một giọt dầu nào sang Triều Tiên. Tờ nhật báo Cholsun của Hàn Quốc hồi tháng 7/2014 thậm chí còn khẳng định "các kho dự trữ dầu thô của Triều Tiên gần như khô cạn và Bình Nhưỡng đang tuyệt vọng trong nỗ lực đảm bảo nguồn cung". Có vẻ như, đã đến lúc Bắc Kinh tỏ ra nghiêm khắc và cứng rắn với "ông bạn" có sở thích thỉnh thoảng lôi "đồ chơi" là vũ khí hạt nhân ra dọa các cường quốc như Mỹ, Nhật... khiến cộng đồng quốc tế bao phen "ăn không ngon, ngủ không yên".
Vấn đề là, ngạc nhiên trước việc Bắc Kinh ngừng xuất khẩu dầu cho Triều Tiên - điều mà có thể gây tác hại lớn đối với kinh tế, làm tê liệt khả năng quân sự và công nghiệp của Bình Nhưỡng, Seoul đã cho điều tra và đi đến một kết luận gây sửng sốt. Hóa ra, Bắc Kinh không hề ngưng xuất khẩu dầu cho Bình Nhưỡng, mà chỉ thao túng các số liệu chính thức. Nói cách khác là Trung Quốc đã bí mật cung cấp dầu thô cho Triều Tiên bằng cách cố ý bỏ qua số liệu thống kê xuất khẩu hoặc gắn các lô hàng này dưới cái nhãn chung là "viện trợ".
Cho nên, tình báo quân sự Hàn Quốc không ghi nhận ảnh hưởng tiêu cực đến các hoạt động quân sự của Triều Tiên do sự thiếu hụt năng lượng. Các nhà máy, cơ sở công nghiệp vẫn hoạt động bình thường, xe hơi chạy với xăng Trung Quốc không thấy bị ảnh hưởng. Tàu chở dầu Triều Tiên còn được nhìn thấy ở cảng Đại Liên (Trung Quốc) mới đây.
Nhập khẩu dầu thô từ Trung Quốc của Triều tiên từ năm 2007
Ngoài ra, thống kê của Hội đồng Quan hệ đối ngoại (Mỹ) cũng khẳng định Trung Quốc là chỗ dựa kinh tế lâu năm và lớn nhất của Triều Tiên - Bắc Kinh không chỉ là nhà cung cấp thực phẩm chính cho Bình Nhưỡng, mà 90% năng lượng phục vụ cho quân đội Triều Tiên còn được nhập khẩu từ Trung Quốc.
Theo IBTimes, rõ ràng là Trung Quốc đang "tung hỏa mù" trong chính sách với Triều Tiên. Một mặt, Bắc Kinh đang thể hiện cho thế giới "ấn tượng" trước thái độ cứng rắn của mình với Bình Nhưỡng và mặt kia, tiếp tục ủng hộ đồng minh kiêm láng giềng một cách bí mật.
Trang tin này cũng dự đoán mối quan hệ của Trung Quốc với Triều Tiên sẽ trở nên phức tạp hơn khi Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc bỏ phiếu về nhân quyền của Bình Nhưỡng. Triều Tiên có thể đã nhận ra rằng, sự hỗ trợ của Trung Quốc đối với Bình Nhưỡng (cả về ngoại giao và kinh tế) sẽ chỉ tồi tệ hơn. Điều này có thể là lời giải thích cho động thái gây chú ý gần đây của Bình Nhưỡng khi cử một đặc phái viên tới Nga - một mối quan hệ dù không "thân" lắm như Trung Quốc, nhưng ít ra cũng là một tiếng nói không mong manh chút nào ở ghế thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc.
Theo Linh Phương
PetroTimes
Thủ tướng Úc đe dọa "đánh gục" Tổng thống Nga Putin Ông Abbott tuyên bố sẽ ra đòn "hạ gục" ông Putin khi ông này tới Úc tham dự hội nghị G20 vào tháng tới. Ngày 13/10, Thủ tướng Úc Tony Abbott đã gây tranh cãi khi tuyên bố rằng sẽ "đánh gục" Tổng thống Nga Vladimir Putin khi ông này tới Úc để tham dự hội nghị G20 được tổ chức vào tháng...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Lần đầu tiên kể từ 2019, Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc không dự Đối thoại Shangri-La

Mỹ bắt đối tượng nhập cư dọa nổ súng vào Tổng thống Donald Trump

Phán quyết chặn thuế đẩy chương trình nghị sự kinh tế của ông Trump vào hỗn loạn

Cuộc chiến 'đắt đỏ và bất định' của Ukraine

Bắc Kinh chính thức phản ứng động thái Mỹ thu hồi thị thực của sinh viên Trung Quốc

EU trước lựa chọn khó: Nhượng bộ Mỹ hay bảo vệ quan hệ với Trung Quốc?

Rơi máy bay Hải quân Hàn Quốc: Phát hiện 3 thi thể nạn nhân

Liên hợp quốc phản bác cáo buộc về việc không tiếp nhận viện trợ tại Gaza

Nga sẽ triển khai hệ thống tên lửa siêu vượt âm Oreshnik tới Belarus trước cuối năm 2025

Mỹ: Nhiều bang kiện Chính phủ cắt giảm tài trợ cho nghiên cứu khoa học

Các nhà lãnh đạo khu vực kêu gọi chấm dứt xung đột tại miền Đông CHDC Congo

Mỹ: Chính quyền Tổng thống Donald Trump kháng cáo phán quyết chặn thuế quan
Có thể bạn quan tâm

SEVENTEEN truyền tải thông điệp tái sinh trong album mới
Nhạc quốc tế
19:02:16 29/05/2025
Đám cưới vắng cô dâu, chú rể Đắk Lắk một mình làm lễ khiến hai họ thương cảm
Netizen
18:58:47 29/05/2025
Nam NSND đình đám: Tuổi xế chiều vẫn ở trọ, tự ship đồ ăn, hạnh phúc bên bạn gái kém 36 tuổi
Sao việt
18:56:19 29/05/2025
Đi lấy cơm từ thiện trở về, 2 bệnh nhân gặp nạn, 1 người tử vong
Tin nổi bật
18:56:08 29/05/2025
Sốc: Anh trai Jisoo (BLACKPINK) bị tố ngoại tình khi vợ mang thai, còn quay lén clip nhạy cảm
Sao châu á
18:53:45 29/05/2025
6 thói quen giúp hạn chế tóc khô xơ, gãy rụng
Làm đẹp
18:52:22 29/05/2025
Chỉ huy trưởng công trình cùng nhân viên chôn lấp trái phép 162 tấn chất thải
Pháp luật
18:45:48 29/05/2025
Hoàng Đức cho Bruno Fernandes 'hít khói'
Sao thể thao
17:57:42 29/05/2025
Hôm nay nấu gì: Bữa tối cơm ngon, canh ngọt
Ẩm thực
17:28:03 29/05/2025
Trí tuệ nhân tạo: Chatbot AI của Meta cán mốc 1 tỷ người dùng mỗi tháng
Thế giới số
17:27:13 29/05/2025