Ấn Độ tuyên bố có lợi ích hợp pháp ở Biển Đông
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Ấn Độ ngày 2/8 nói rằng nước này đã và đang hỗ trợ tự do hàng hải, tiếp cận tài nguyên Biển Đông theo luật pháp.
Hải quân Ấn Độ – ảnh National Interest.
“Chúng tôi có lợi ích chính đáng và hợp pháp trong hòa bình, ổn định và việc tiếp cận có thể đoán định với các tuyến hải hành chính trong khu vực”, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Ấn Độ Raveesh Kumar trả lời báo chí tại New Delhi hôm 1/8 khi được hỏi về diễn biến tình hình Biển Đông gần đây.
Theo đại diện Bộ Ngoại giao Ấn Độ, nước này đang hỗ trợ tự do hàng hải và tiếp cận các nguồn tài nguyên ở Biển Đông theo các nguyên tắc của luật pháp quốc tế, bao gồm Công ước Liên Hợp Quốc năm 1982 về Luật Biển.
Video đang HOT
“Biển Đông rất quan trọng vì 55% giá trị thương mại của Ấn Độ đi qua vùng biển này. Tôi không nghĩ đã có bất cứ sự ngưng trệ nào đối với hoạt động khai thác dầu của chúng tôi”, – ông Kumar nhấn mạnh khi trả lời câu hỏi về hoạt động hợp tác trong lĩnh vực thăm dò dầu khí của Ấn Độ ở Biển Đông.
Trung Quốc từ đầu tháng 7 điều nhiều tàu hải cảnh và dân binh hộ tống tàu khảo sát Hải Dương 8 xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam ở phía Nam Biển Đông, gần vị trí lô dầu khí mà Tập đoàn dầu khí quốc gia của Ấn Độ (ONGC) đang có dự án thăm dò. Việt Nam đã lên án hành động vi phạm pháp luật của Trung Quốc.
Những năm gần đây, Ấn Độ ngày càng tăng cường sự hiện diện, nâng cao hợp tác với các nước trong khu vực và thể hiện tiếng nói nhiều hơn trong các vấn đề Biển Đông từ khi nước này đưa ra “Chính sách Hành động hướng Đông”.
“Chính sách Hành động hướng Đông” cũng được xem là trụ cột để Ấn Độ mở rộng quan hệ với Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), trong đó có Việt Nam, về hợp tác quốc phòng và an ninh.
Hòa Bình
Theo baogiaothong
Phản ứng của Việt Nam về việc tàu Trung Quốc đâm chìm tàu cá Philippines ở Biển Đông
Chiều 20-6, tại buổi họp báo thường kỳ, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng đã cho biết phản ứng của Việt Nam trước việc tàu cá Philippines bị tàu cá Trung Quốc đâm chìm ở Biển Đông.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng
"Việt Nam cho rằng, các tàu bao gồm cả các tàu cá khi hoạt động trên biển thì phải có trách nhiệm thực thi của luật pháp quốc tế, nhất là Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 và các sáng kiến của Tổ chức Hàng hải quốc tế (IMO) thuộc Liên hợp quốc. Theo đó, các tàu cá có trách nhiệm đối xử nhân đạo và hỗ trợ ngư dân gặp nạn trên biển. Tàu cá Việt Nam đã thực hiện các nghĩa vụ quốc tế khi hoạt động trên biển như đã quy định tại Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 và Công ước IMO mà Việt Nam là thành viên", bà Lê Thị Thu Hằng nhấn mạnh.
Trước đó, Ngoại trưởng Philippines Teodoro L. Locsin Jr. bày tỏ cảm ơn ngư dân Việt Nam đã cứu giúp 22 thuyền viên Philippines trong vụ va chạm chìm tàu ngày 9-6-2019 ở khu vực Bãi Cỏ Rong thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam.
Phát biểu trên được ông Locsin đưa ra tại Hội nghị lần thứ 29 các quốc gia thành viên Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển 1982 khai mạc ngày 17-6 tại trụ sở Liên hợp quốc ở New York (Mỹ).
Về vụ việc này, Đại sứ quán Trung Quốc tại Manila xác nhận tàu cá Yuemaobinyu 42212 của tỉnh Quảng Đông (Trung Quốc) đã đâm chìm tàu cá F/B Gemver-1 của Philippines tại Bãi Cỏ Rong vào đêm 9-6.
Theo ANTD
Cựu quan chức Nhật Bản: Trung Quốc xâm phạm lãnh thổ Việt Nam Nguyên Phó Chánh văn phòng Nội các Nhật Bản Katsuhito Asano cho rằng, Trung Quốc đã có hành vi xâm phạm lãnh thổ của Việt Nam. Việc Trung Quốc đưa nhóm tàu khảo sát Hải Dương 8 vào vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa phía Nam Biển Đông của Việt Nam gần đây đã nhận được nhiều sự quan tâm...