Ấn Độ tung bằng chứng Pakistan dùng F-16 của Mỹ để không kích
Ấn Độ đã đưa ra bằng chứng cho thấy Pakistan sử dụng tên lửa AMRAAM bắn từ chiến đấu cơ F-16 của Mỹ trong một cuộc không kích gần đây.
Một ngày sau khi Pakistan tuyên bố nước này không bao giờ sử dụng chiến đấu cơ F-16 của Mỹ để tấn công các căn cứ quân sự ở khu vực Jammu và Kashmir bên phía Ấn Độ, New Delhi đã công bố các bộ phận của tên lửa AMRAAM được cho là bắn từ một chiếc F-16 của Mỹ.
Theo bản hợp đồng số 1168-06, Mỹ bán 500 tên lửa AIM-120 AMRAAM cho Pakistan vào năm 2006.
Ấn Độ dẫn các nguồn tin cho biết chi tiết hợp đồng và các bộ phận của tên lửa AMRAAM thu được từ cuộc không kích cho thấy Pakistan đã sử dụng chiến đấu cơ F-16 và đang cố gắng che giấu sự thật này. Các bộ phận tên lửa được thu hồi ở phía Đông Rajouri, trong lãnh thổ Ấn Độ.
Năm 2016, Ấn Độ phản đối việc Mỹ bán 8 chiếc F-16 cho Pakistan. Trước đó, vào những năm 1980, Pakistan đồng ý mua 70 chiếc F-16 do Mỹ sản xuất.
Khoảng 40 chiếc trong số này được bàn giao trước khi Quốc hội Mỹ cắt đứt tất cả các khoản viện trợ và thương vụ quân sự dành cho Pakistan vào năm 1990 với lý do nước này bí mật phát triển vũ khí hạt nhân.
Video đang HOT
Ấn Độ công bố các bộ phận của tên lửa AMRAAM được cho là bắn từ một chiếc F-16 của Mỹ. Ảnh: Indian Express
Tên lửa AMRAAM cho phép phi công máy bay chiến đấu nhắm mục tiêu vào một máy bay địch ngoài tầm quan sát, cả ban ngày lẫn ban đêm và trong mọi điều kiện thời tiết. AMRAAM cũng được trang bị khả năng dẫn đường tự động.
Ngày 27-2, Pakistan tuyên bố họ không dùng F-16 để không kích, đồng thời phủ nhận thông tin một trong những máy bay của mình bị Không quân Ấn Độ bắn hạ.
Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết Washington đang tìm hiểu xem Pakistan có sử dụng F-16 để chống lại Ấn Độ, vi phạm thỏa thuận giữa nước này và Mỹ hay không.
Phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Mỹ Kone Faulkner nói với hãng tin PTI rằng họ không thể thảo luận về thỏa thuận bán F-16 cho Pakistan do một số chi tiết không thể tiết lộ trong hợp đồng mua bán quân sự với nước ngoài.
Hãng tin PTI cho biết Mỹ đã áp đặt hơn 10 điều khoản hạn chế đối với Pakistan liên quan đến việc sử dụng chiến đấu cơ F-16.
Phạm Nghĩa (Theo Indian Express, PTI)
Theo Nguoilaodong
Đánh bom làm chết hàng chục binh lính, Ấn Độ và Pakistan thổi bùng căng thẳng
Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi đã tuyên bố sẽ có biện pháp đáp trả mạnh mẽ sau khi một vụ nổ do bom cài trong xe hơi đã giết hại 44 binh lính mà chính phủ của ông đã quy trách nhiệm cho Pakistan, qua đó làm dấy lên căng thẳng giữa hai nước.
Vụ đánh bom liều chết nhằm vào một đoàn xe quân sự ở khu vực Jammu và Kashmir ở Ấn Độ, là vụ tấn công tồi tệ nhất trong nhiều năm trở lại đây. Nó cũng diễn ra chỉ vài tháng trước khi đảng của ông Modi bước vào cuộc bầu cử toàn quốc. Tổ chức Hồi giáo cực đoan Jaish-e-Mohammad ở Pakistan đã nhận trách nhiệm vụ việc.
Hiện trường vụ đánh bom liều chết ở Kashmir làm 44 binh lính Ấn Độ thiệt mạng.
"Chúng tôi sẽ có một động thái phản ứng phù hợp và đất nước láng giềng kia của chúng tôi sẽ không được phép gây bất ổn nữa", ông Modi phát biểu không lâu sau khi triệu tập các cố vấn an ninh để thảo luận về phương án đáp trả sau vụ tấn công đẫm máu và làm chấn động dư luận này.
Chính phủ Ấn Độ cho biết họ có bằng chứng không thể chối cãi cho thấy chính phủ Pakistan có liên quan đến vụ việc. Trong khi đó, Islamabad bác bỏ mọi cáo buộc nhằm vào mình.
Ông Arun Jaitley, một thành viên trong nội các Ấn Độ trả lời báo giới rằng quốc gia này sẽ thực hiện mọi biện pháp ngoại giao có thể để "cô lập hoàn toàn" Pakistan. Ông này cho biết, đầu tiên Ấn Độ có thể sẽ loại bỏ một số đặc quyền thương mại mà nước này dành cho Pakistan.
"Bộ Ngoại giao Ấn Độ sẽ thực hiện mọi bước đi có thể, và tôi đang nói đến những hành động cần thiết để đảm bảo Pakistan sẽ bị cô lập hoàn toàn với cộng đồng quốc tế", ông nói.
Thế nhưng kim ngạch thương mại giữa Ấn Độ và Pakistan mỗi năm vẫn chỉ dừng lại ở mức 2 tỉ USD, và ông Modi có thể sẽ phải chịu sức ép lớn khi dư luận muốn chính phủ mạnh tay hơn nữa. Khi ông lên nắm quyền vào năm 2014, ông đã hứa sẽ đối phó với vấn đề Pakistan, quốc gia mà nước này đã từng hai lần giao chiến kể từ khi tuyên bố độc lập khỏi thực dân Anh vào năm 1947.
Kashmir là một khu vực có dân số chủ yếu theo đạo Hồi và trong nhiều thập kỷ qua là khu vực tranh chấp giữa Ấn Độ và Pakistan. Hai nước đều đang kiểm soát một phần của khu vực và khẳng định Kashmir là của mình.
Lần tấn công gần đây nhất diễn ra tại Kashmir là vào năm 2016, khi các phần tử Hồi giáo tấn công một doanh trại quân đội Ấn Độ khiến 20 binh sĩ thiệt mạng. Đáp lại, ông Modi đã cho tiến hành không kích chính xác vào các địa điểm được cho là hang ổ của các phiến quân Hồi giáo ở vùng Kashmir do Pakistan kiểm soát.
Bộ Ngoại giao Pakistan đã gọi vụ tấn công mới nhất là vấn đề "rất đáng lo ngại". Tuy nhiên sau đó họ nói thêm: "Chúng tôi cực lực phản đối mọi hình thức của chính phủ Ấn Độ và các hãng truyền thông nhằm tìm cách liên kết giữa vụ tấn công với quốc gia Pakistan".
Anh Tuấn (lược dịch)
Theo Infornet
Pakistan bắn rơi máy bay Ấn Độ, không kích Kashmir Phát ngôn viên quân đội Pakistan xác nhận, nước này hôm nay (27/2) đã bắn rơi 2 máy bay chiến đấu Ấn Độ, bắt giữ một phi công. Quan chức trên cũng cho hay, Pakistan đã tiến hành các cuộc không kích tại khu vực do Ấn Độ kiểm soát ở Kashmir. Hai máy bay Ấn Độ bị Pakistan bắn rơi đều ở...