Ấn Độ từ chối khoản viện trợ 100 triệu USD
Ngày 22/8, Ấn Độ đã từ chối lời đề nghị của Các Tiểu vương quốc Arab thống nhất ( UAE) viện trợ 100 triệu USD vào một quỹ đặc biệt dành cho bang Kerala, miền Tây Nam nước này.
Bang Kerala vừa hứng chịu các trận mưa lũ được cho là tồi tệ nhất trong 100 năm qua. Ảnh: TTXVN phát
Đây là nơi vừa hứng chịu các trận mưa lũ được cho là tồi tệ nhất trong 100 năm qua, khiến hơn 400 người thiệt mạng.
Lý giải cho việc từ chối trên, Bộ Ngoại giao Ấn Độ trong một tuyên bố cho biết theo chính sách hiện hành, Chính phủ Ấn Độ cam kết đáp ứng các yêu cầu về cứu trợ và tái thiết thông qua các nỗ lực trong nước.
Tuy nhiên bộ trên cũng nói thêm rằng tiền từ nước ngoài chỉ có thể được viện trợ thông qua các cá nhân hoặc tổ chức của Ấn Độ.
Mặc dù không đề cập trực tiếp tới đề nghị của UAE, Ấn Độ vẫn đánh giá cao những đề nghị viện trợ từ một vài nước, trong đó có cả các chính phủ nước ngoài, trong việc hỗ trợ các hoạt động cứu hộ và tái thiết sau các trận mưa lũ kinh hoàng vừa qua ở nước này.
Theo các nhà phân tích, việc New Delhi từ chối nhận tiền cứu trợ từ nước ngoài có thể làm dấy lên một cuộc tranh cãi chính trị. Thủ hiến bang Kerala Pinarayi Vijayan đã kêu gọi tiến hành “đàm phán cấp cao” với chính quyền trung ương về vấn đề này.
Cho đến nay, New Delhi cam kết viện trợ 97 triệu USD cho bang Keral trong khi ông Vijayan đề nghị chính quyền trung ương cấp gói cứu trợ 375 triệu USD với lý do bang này phải giải quyết những thiệt hại do các trận mưa lũ gây ra ước tính vào khoảng hơn 3 tỷ USD.
Video đang HOT
Mưa lũ từ tháng 6 đến nay tại bang Kerala đã làm hơn 420 người thiệt mạng, khoảng 1,34 triệu người phải lưu trú tại 3.200 cơ sở lánh nạn tạm thời.
Ấn Độ thường từ chối nhận tiền cứu trợ từ nước ngoài sau khi hứng chịu các thảm họa thiên tai. Theo các chuyên gia, việc này cho thấy Chính phủ Ấn Độ muốn chứng tỏ rằng họ có thể tự giải quyết bất kỳ tình hình khẩn cấp nào.
Theo TTXVN
Người đàn ông đạp xe gần 4.000 km tới Nga xem World Cup
Một người đàn ông Ấn Độ đã thực hiện chuyến đi dài hàng ngàn km, trong đó có quãng đường gần 4.000 km đi bằng xe đạp, để tới Nga hòa cùng với không khí cuồng nhiệt của World Cup 2018.
Anh Clifin Francis (Ảnh: BBC)
Tháng 8 năm ngoái, khi Clifin Francis đang ngồi ở nhà ở Kerala, phía nam Ấn Độ và bạn bè của anh đã hỏi rằng anh có đi xem World Cup 2018 tại Nga hay không. Vào thời điểm đó, dù Francis trả lời là có, nhưng anh vẫn chưa biết mình sẽ kiếm đủ tiền bằng cách nào để mua vé máy bay từ quê nhà tới thủ đô Moscow.
Francis là một giáo viên toán tự do và anh kiếm được 40 USD mỗi ngày. "Tôi nhận ra là tôi không có đủ tiền để đi tới Nga và ở đó trong 1 tháng. Sau đó, tôi tự hỏi bản thân rằng cách di chuyển nào rẻ nhất. Và tôi đã quyết định đạp xe", Francis chia sẻ.
Ngày 23/2, Francis bắt đầu hành trình đáng kinh ngạc bằng việc bay tới Dubai, sau đó đi phà tới Iran. Từ đất nước Trung Đông, anh cần đạp xe 4.200 km để tới được Moscow.
"Tôi thích đạp xe và tôi phát cuồng vì bóng đá. Vì vậy, tôi đơn giản là kết hợp 2 niềm đam mê lại với nhau", Francis lý giải về quyết định có phần khác thường với BBC. Francis cho biết anh từng lên kế hoạch sẽ di chuyển qua Pakistan nhưng đã từ bỏ ý tưởng này vì căng thẳng giữa nước này với Ấn Độ vào thời điểm đó.
"Thay đổi kế hoạch làm tôi tốn thêm 1 khoản kha khá. Tôi không thể mang xe đạp tới Dubai và tôi buộc phải mua 1 chiếc mới có giá 700 USD. Nó không phải là lựa chọn tốt nhất để di chuyển đường dài nhưng tôi chỉ có khả năng chi trả từng đó", Francis nói.
Tuy nhiên, Francis đã quên đi hoàn toàn những bất lợi trong hành trình khi anh bước chân vào địa phận Iran ngày 11/3.
Francis nói Iran là quốc gia đẹp nhất trên thế giới và người dân ở đây rất thân thiện. Anh đã ở Iran 45 ngày nhưng chỉ ở khách sạn 2 đêm. Ngân sách mỗi ngày mà Francis được phép tiêu dùng là 10 USD, nhưng tại mọi nơi trên lãnh thổ Iran, mọi người đều mời anh ở lại miễn phí và ăn uống.
"Quan điểm của tôi về Iran thay đổi hoàn toàn. Đạp xe xuyên qua đất nước này dễ chịu hơn vì khung cảnh tuyệt vời của vùng nông thôn Iran. Tôi nhất định sẽ quay trở lại đây. Họ (người dân Iran) bảo tôi hãy hứa rằng sẽ cổ vũ cho đội tuyển Iran tại World Cup. Họ cũng yêu thích phim Ấn Độ nên tôi cảm thấy dễ chịu hơn khi bắt chuyện với mọi người", Francis kể lại.
Những trục trặc trên hành trình
Clifin Francis đã gầy đi đáng kể do hàng tháng trời đạp xe. (Ảnh: BBC)
Điểm dừng chân tiếp theo của Francis là Azerbaijan, nơi lực lượng biên phòng không thể xác nhận được danh tính của người người đàn ông Ấn Độ dựa trên giấy tờ tùy thân vì Francis đã "giảm cân mạnh trong hành trình đạp xe cả tháng trời". Francis nói anh đã mất 8 giờ đồng hồ tại biên giới vì anh đã trông rất khác so với ảnh hộ chiếu. Do không đủ tiền ở khách sạn tại Azerbaijan, Francis đã dựng lều để ngủ trong công viên.
Khi Francis tới Georgia, tương đương với nửa quãng đường tới Moscow, trục trặc lại tiếp tục xảy ra khi lực lượng Georgia từ chối nhập cảnh dù anh đã có đầy đủ giấy tờ cần thiết. Sau một ngày mắc kẹt ở khu vực giao giữa Georgia và Azerbaijan, anh đã quyết định chuyển hướng đi sau khi nghe thông tin rằng Azerbaijan có đường biên giới giáp với khu vực Dagestan của Nga. Dù chặng đường này không mấy an toàn, nhưng Francis cho biết anh không còn lựa chọn nào khác và anh đã tới Dagestan vào ngày 5/6.
Ngôn ngữ là rào cản vì mọi người ở đây không sử dụng tiếng Anh nhưng họ rất ngạc nhiên khi chứng kiến một người đàn ông Ấn Độ đạp xe tới khu vực. Tuy nhiên, anh nhanh chóng kết thân với người dân nơi đây sau khi họ khám phá ra niềm đam mê bóng đá của anh.
Francis hiện đã tới Tambov, thành phố cách phía nam Moscow 460 km. Mục tiêu của anh là đến được thủ đô Nga vào ngày 26/6 để xem trận đấu giữa Pháp và Đan Mạch. "Đó là trận cầu duy nhất tôi mua được vé", Francis nói.
Francis cũng nói về lý do anh đạp xe tới Moscow vì anh thần tượng danh thủ Argentina Lionel Messi và hy vọng có thể gặp Messi và xin chữ ký của cầu thủ này lên xe đạp.
Chia sẻ về chuyến đi phi thường, Francis cho biết anh muốn thông qua hành trình của bản thân để truyền cảm hứng cho mọi người về niềm đam mê bóng đá và tập luyện thể dục.
Toàn bộ hành lý và chiếc xe đã giúp Clifin Francis di chuyển gần 4.000 km tới Nga. (Ảnh: BBC)
Đức Hoàng
Theo Dantri/ BBC
Ấn Độ tuyên bố thiên tai nghiêm trọng tại khu vực lũ lụt Theo thống kê, hơn 1 triệu người đang phải tạm trú tại các cơ sở lánh nạn vì đợt lũ lụt tồi tệ nhất trong 100 năm qua ở bang Kerala, Tây Nam Ấn Độ. Chính phủ Ấn Độ đã tuyên bố lũ lụt tàn phá ở bang Kerala như một thiên tai nghiêm trọng. Với tuyên bố này, chính quyền bang nhận...