Ấn Độ từ bỏ vũ khí Nga?
Đại sứ Nga tại Ấn Độ Denis Alipov bác bỏ nghi ngờ cho rằng New Delhi đang từ bỏ các loại vũ khí của Nga.
Trong cuộc phỏng vấn gần đây với hãng thông tấn Tass, ông Alipov cho hay gần 1.000 xe tăng T-90, và 300 chiến đấu cơ Su-30MKI đã được sản xuất tại Ấn Độ.
Tuyên bố của đại sứ Alipov được đưa ra trong bối cảnh có thông tin cho rằng, Ấn Độ đang chuyển hướng từ bỏ mua vũ khí Nga, nhà cung cấp vũ khí lớn nhất cho New Delhi theo truyền thống.
Chiến đấu cơ Su-30MKI của Không quân Ấn Độ. Ảnh: Frontier India
Theo dữ liệu của Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm, Ấn Độ là nước nhập khẩu vũ khí lớn nhất thế giới, và chiếm 9,8% tổng lượng mua vũ khí toàn cầu từ năm 2019 – 2023. Cùng kỳ, số vũ khí Ấn Độ nhập khẩu từ Nga chiếm 36%.
“Ấn Độ đang cố gắng phát triển tổ hợp công nghiệp – quân sự quốc gia. Trọng tâm trong lĩnh vực hợp tác kỹ thuật – quân sự là thực hiện các sáng kiến ‘Sản xuất tại Ấn Độ’, và ‘Ấn Độ tự cung tự cấp’”, ông Alipov nói.
Video đang HOT
Hồi tháng 2, chính phủ Ấn Độ đã tăng mục tiêu sản xuất quốc phòng và hàng không vũ trụ hàng năm lên 36 tỷ USD, đồng thời nâng mục tiêu xuất khẩu vũ khí lên 6 tỷ USD.
Ấn Độ và Nga đã tiến hành chuyển giao công nghệ, và cùng sản xuất chiến đấu cơ Su-30MKI, xe tăng T-90, và súng trường tấn công AK-203. Tên lửa BrahMos do Nga – Ấn Độ cùng phát triển hiện được coi là vũ khí chính của Hải quân Ấn Độ.
“Không như phương Tây, Nga sẵn sàng chuyển giao các công nghệ tiên tiến hoàn thiện nhất”, đại sứ Nga tại Ấn Độ nhấn mạnh.
Cũng theo ông, sự hợp tác giữa 2 nước tiếp tục phát triển trong các ngành truyền thống gồm năng lượng, năng lượng hạt nhân, kỹ thuật – quân sự, vũ trụ, khoa học, giáo dục, y tế, văn hóa, du lịch, và cả những lĩnh vực mới như công nghệ tài chính và trí tuệ nhân tạo (AI).
Ngoài ra, Ấn Độ tiếp tục mua dầu thô và than từ Nga, dù phương Tây liên tiếp áp đặt lệnh trừng phạt với Moscow. Theo ông Alipov, các biện pháp trừng phạt đơn phương không được Ấn Độ công nhận, và bị coi là bất hợp pháp.
Song ông Alipov thừa nhận, vấn đề nằm ở sự mất cân bằng thương mại giữa 2 nước, và cách giải quyết là Ấn Độ cần tăng cường xuất khẩu. Trong năm 2023, kim ngạch thương mại Nga – Ấn Độ đạt 65 tỷ USD, nhưng xuất khẩu của Ấn Độ sang Nga chỉ khoảng 4 tỷ USD.
Diễn tập hải quân AIME-2023
Từ 2 đến 8/5, Hải quân Ấn Độ và Hải quân Singapore (RSN) đang đồng tổ chức diễn tập hàng hải ASEAN-Ấn Độ (AIME).
Cuộc diễn tập có sự tham dự của 9 tàu, 6 máy bay và hơn 1.800 binh sĩ đến từ các quốc gia thành viên của ASEAN và Ấn Độ.
Hai tàu INS Satpura và INS Delhi cùng với Chuẩn đô đốc Gurcharan Singh, sĩ quan chỉ huy Hạm đội phía Đông đang tham dự AIME-2023. INS Delhi là tàu khu trục tên lửa dẫn đường nội địa đầu tiên của Ấn Độ, còn INS Satpura - tàu khu trục tên lửa tàng hình nội địa, là một phần của Hạm đội phía Đông của Hải quân Ấn Độ tại Visakhapatnam và hoạt động dưới sự chỉ huy của Tổng tư lệnh, Tư lệnh Hải quân phía Đông. Những con tàu này đều được trang bị vũ khí và cảm biến tối tân.
Đại diện các quốc gia thành viên của ASEAN và Ấn Độ tham gia cuộc diễn tập chụp ảnh lưu niệm.
Hải quân Singapore tham dự với tàu khu trục RSS Supreme lớp Formidable.
Cuộc diễn tập bao gồm giai đoạn tại bến từ 2-4/5 tại Căn cứ Hải quân RSS Singapura - Changi (CNB), tiếp theo là giai đoạn trên biển từ 7-8/5 tại vùng biển quốc tế dọc theo tuyến đường quá cảnh đến Philippines, nơi mà sau đó các bên tham gia sẽ tham gia diễn tập Hải quân đa phương ASEAN.
Hai tàu INS Satpura và INS Delhi cập cảng ở Singapore.
Trong giai đoạn tại bến, binh sĩ tham gia trao đổi nghiệp vụ về các hoạt động: ghé thăm, đổ bộ, lục soát và bắt giữ (VBSS); hỗ trợ nhân đạo và cứu trợ thảm họa. Trong giai đoạn trên biển, tàu INS Delhi và INS Satpura cùng với các tàu tham gia sẽ tiến hành nhiều đợt tập trận khác nhau, bao gồm các cuộc tập trận hạ cánh lên boong tàu của máy bay trực thăng, cũng như các bài diễn tập về an ninh hàng hải, thông tin liên lạc và điều động.
Là một phần của cuộc diễn tập an ninh hàng hải, các tàu tham gia sẽ theo dõi chuyển động của các tàu mô phỏng theo cảnh báo từ các sĩ quan liên lạc quốc tế ASEAN trực thuộc Trung tâm Hợp nhất thông tin (IFC) của Hải quân Singapore. Hoạt động này sẽ được hỗ trợ bởi Hệ thống chia sẻ thông tin thời gian thực (IRIS) của IFC, một hệ thống trên web được thiết kế để hỗ trợ cộng tác an ninh hàng hải nhanh chóng.
Hai tàu INS Satpura và INS Delhi.
Cuộc tập trận cũng sẽ thực hành Bộ quy tắc ứng phó sự cố ngoài ý muốn trên biển (CUES), một biện pháp xây dựng lòng tin nhằm thúc đẩy sự tin tưởng và giảm khả năng xảy ra tai nạn hoặc tính toán sai lầm trong lĩnh vực hàng hải. Cuộc tập trận sẽ kết thúc với cuộc diễu hành của tất cả các tàu tham gia trên biển.
Cuộc diễn tập này cho phép hải quân các nước thành viên ASEAN và Ấn Độ tăng cường hợp tác, tăng cường hiểu biết và xây dựng lòng tin để giải quyết các thách thức an ninh hàng hải chung trên biển. Các tàu Hải quân Ấn Độ trong thời gian ghé thăm cảng Singapore cũng sẽ tham gia Triển lãm Quốc phòng hàng hải quốc tế (IMDEX-23) và Hội nghị An ninh hàng hải quốc tế (IMSC) do Singapore tổ chức.
Bất ổn địa chính trị thúc đẩy doanh số vũ khí toàn cầu Một báo cáo mới của Viện Nghiên cứu hòa bình quốc tế Stockholm (SIPRI), các cuộc xung đột vũ trang đã thúc đẩy doanh số bán vũ khí ở châu Âu, Trung Đông và châu Á trong 5 năm qua. Theo báo cáo của SIPRI được công bố ngày 11/3, cuộc chiến của Nga ở Ukraine đã góp phần khiến lượng mua vũ...