Ấn Độ, Trung Quốc tìm giải pháp cho khu vực dễ phát sinh xung đột nhất thế giới
Đường biên giới giữa Ấn Độ và Trung Quốc là một trong những khu vực nhạy cảm, dễ phát sinh xung đột nhất thế giới.
Xe du lịch di chuyển dọc tuyến đường gần Ranh giới kiểm soát thực tế (LAC) ở biên giới Ấn Độ – Trung Quốc, ở Tawang, bang Arunachal Pradesh, Ấn Độ, ngày 4/12/2021. Ảnh: AFP/ TTXVN
Theo phóng viên TTXVN tại New Delhi, sau khi kết thúc vòng đàm phán quân sự cấp cao, các lực lượng quân đội của Ấn Độ và Trung Quốc đêm 18/7 đã ra tuyên bố chung tái khẳng định giải pháp cho các vấn đề còn tồn đọng sẽ giúp khôi phục hòa bình dọc Ranh giới kiểm soát thực tế (LAC) và thúc đẩy tiến bộ trong các quan hệ song phương.
Trong tuyên bố được đưa ra một ngày sau khi Ấn Độ và Trung Quốc tổ chức cuộc đàm phán quân sự cấp cao kéo dài hơn 12 giờ ngày 17/7, hai bên đã nhất trí sớm đưa ra một giải pháp có thể cùng được chấp nhận về những vấn đề còn tồn đọng dọc LAC ở Đông Ladakh.
Video đang HOT
Tuyên bố nêu rõ dựa trên những tiến bộ đạt được tại cuộc họp gần nhất vào ngày 11/3 năm nay, hai bên tiếp tục các cuộc thảo luận để tìm ra giải pháp cho những vấn đề liên quan dọc LAC ở Đông Ladakh theo tinh thần xây dựng và hướng tới tương lai. Hai bên đã trao đổi thẳng thắn, sâu rộng về các vấn đề này nhằm tìm ra giải pháp cho những khía cạnh còn tồn đọng trong thời gian sớm nhất.
Cũng theo tuyên bố, hai bên đã nhất trí sẽ duy trì an ninh và ổn định trên thực địa khu vực, đồng thời duy trì liên lạc chặt chẽ và đối thoại thông qua các kênh quân sự và ngoại giao.
Đường biên giới giữa Ấn Độ và Trung Quốc là một trong những khu vực nhạy cảm, dễ phát sinh xung đột nhất thế giới. LAC chỉ là đường ranh giới tạm thời, được thiết lập sau cuộc chiến năm 1962.
Quân đội Trung Quốc bị nghi bắt giữ thanh niên Ấn Độ đi lạc ở biên giới
Ấn Độ nghi ngờ quân đội Trung Quốc bắt giữ một thanh niên 17 tuổi đi lạc ở khu vực biên giới và đã đề nghị phía Bắc Kinh thả người.
Một xe tải di chuyển ở khu vực biên giới Ấn Độ - Trung Quốc tại Arunachal Pradesh (Ảnh: Reuters).
Theo Reuters, Bộ Quốc phòng Ấn Độ ngày 20/1 cho biết, một thanh niên 17 tuổi nước này dường như đã bị quân đội Trung Quốc bắt giữ sau khi đi lạc ở khu vực biên giới giữa 2 nước.
Quân đội Ấn Độ đã liên lạc với phía Trung Quốc để định vị và để thanh niên có tên Miram Tarom trở lại phía Ấn Độ.
Trong một thông điệp riêng rẽ trên Twitter, Tapir Gao, một nhà làm luật của bang Arunachal Pradesh, đông bắc Ấn Độ, nơi Tarom sinh sống, cho biết thanh niên trên dường như bị bắt hôm 18/1, trong khi một người bạn của Tarom trốn thoát và thông báo cho phía chính quyền Ấn Độ.
Ấn Độ và Trung Quốc thường xuyên xảy ra căng thẳng trong thời gian qua liên quan tới đường biên giới kéo dài của 2 nước ở khu vực Himalaya. Trung Quốc tuyên bố toàn bộ Arunachal Pradesh là một phần thuộc khu vực Tây Tạng của họ.
Xung đột giữa 2 bên leo thang sau vụ xung đột chết người ở thung lũng Galwan hồi năm 2020. Kể từ đó, 2 bên đã điều động nhiều khí tài quân sự và quân nhân tới các khu vực tranh chấp chủ quyền gần biên giới, nhưng các cuộc đàm phán sau đó đã góp phần làm xuống thang căng thẳng và các bên đã rút bớt lực lượng ra khỏi khu vực.
Trong những năm qua, một số công dân Ấn Độ đã bị mất tích gần khu vực biên giới mà phía New Delhi thường cáo buộc Trung Quốc bắt giữ họ. Bắc Kinh đã bác bỏ những điều này.
Các công ty chở dầu chạy đua vận chuyển dầu Nga trước khi lệnh cấm của EU có hiệu lực Cho đến nay, các biện pháp trừng phạt của phương Tây vẫn không thể đè bẹp hoạt động xuất khẩu dầu của Nga khi Nga đang chuyển hướng, bán dầu thô cho những quốc gia châu Á như Trung Quốc, Ấn Độ và Trung Quốc. Ảnh minh họa: oilprice.com Theo trang oilprice.com, các chủ tàu chở dầu châu Âu, đặc biệt là các...