Ấn Độ: “Trung Quốc không phải trọng tài trong quan hệ Ấn Việt”
Dường như Trung Quốc đã đánh giá thấp quyết tâm của Việt Nam và Ấn Độ, 2 nước đã làm rất tốt để bảo vệ lợi ích hợp pháp của mình bất chấp sự phản đối vô lý của Bắc Kinh, The New Indian Express kết luận.
Tờ The New Indian Express của Ấn Độ ngày 25/11 tường thuật rằng chuyến đi của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã đưa các quan hệ song phương lên một tầm cao mới, và việc ký kết các thỏa thuận có ý nghĩa quan trọng vì những lý do kinh tế, chính trị và chiến lược.
Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng và Thủ tướng Ấn Độ Manmohan Singh.
Chuyến thăm chính thức Cộng hòa Ấn Độ gần đây của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng và đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã đưa quan hệ 2 nước lên một tầm cao mới với 8 hiệp định song phương được ký kết, một sự phản ánh mối quan hệ dành cho nhau đang phát triển.
Video đang HOT
Việt Nam và Ấn Độ gắn kết hợp tác cả trên mặt trận kinh tế lẫn chính trị và chiến lược, tờ báo nhận xét. Việt Nam cũng đã mời Ấn Độ hợp tác khai thác 7 lô dầu khí nằm trong vùng biển chủ quyền của Việt Nam trên Biển Đông, trong đó có 3 lô độc quyền.
The New Indian Express cho biết thêm, Việt Nam cũng là nước đầu tiên không phải láng giềng của Ấn Độ nhận được khoản tín dụng 100 triệu USD từ New Delhi để mua sắm các thiết bị quốc phòng của Ấn Độ, đó là bằng chứng cho sự phát triển của quan hệ song phương.
Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng và Thủ tướng Ấn Độ Manmohan Singh chứng kiến lễ ký kết các văn kiện hợp tác song phương.
Tuy nhiên tờ báo cho rằng, Trung Quốc không coi các quan hệ Việt – Ấn như một điều tích cực, mà coi mối quan hệ này như một “mối đe dọa đối với quyền bá chủ của Trung Quốc trong khu vực”. Tờ The New Indian Express nhắc lại, hồi tháng 10/2011, khi Ấn Độ và Việt Nam ký một thỏa thuận theo đó công ty ONGC Videsh của Ấn Độ sẽ thăm dò dầu hỏa trong Biển Đông tại một địa điểm gần bờ biển Việt Nam, Trung Quốc đã phản đối. Tờ báo cho rằng dựa trên Công ước LHQ về Luật Biển, Trung Quốc không có cơ sở pháp lý để phản đối dự án đó. Tờ báo cũng tố cáo rằng Trung Quốc hiểu rất rõ tính phản lôgíc trong lập luận của họ, nhưng vẫn phản đối vì nước này lạm dụng vị thế là nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, đang chuẩn bị thay thế Mỹ trong cương vị cường quốc kinh tế hàng đầu thế giới. Nhưng dường như Trung Quốc đã đánh giá thấp quyết tâm của Việt Nam và Ấn Độ, 2 nước đã làm rất tốt để bảo vệ lợi ích hợp pháp của mình bất chấp sự phản đối vô lý của Bắc Kinh.
Tờ báo kết luận rằng Ấn Độ và Việt Nam hãy làm ngơ những vụ phản đối của Trung Quốc.
Theo N. Phương (T.H)
Trung Quốc tập trận "đánh chiếm đảo" ở Biển Đông
Trong cuộc tập trận nhiều ngày ởBiển Đông,Hạm đội Nam Hải đã dùng lính thủy đánh bộ tập "đánh chiếm" một hòn đảo đang tranh chấp.
Lính thủy đánh bộ Trung Quốc tiến hành một bài tập đánh đảo.
Theo báo Want Daily của Đài Loan Hạm đội Nam Hải của Hải quân Trung Quốc đã tiến hành một cuộc tập trận trên biển kéo dài 33 giờ từ ngày 21 đến ngày 22/3, trong vùng lãnh hải tranh chấp ở Biển Đông. Đây là tập trận thứ hai của Hải quân Trung Quốc vượt ra ngoài chuỗi đảo đầu tiên, kéo dài từ quần đảo Kuril đến Phlippines.
Trong cuộc tập trận này, Trung Quốc đã huy động nhiều máy bay chiến đấu, tàu chiến, tàu ngầm tiên tiến và các phương tiện truyền thông Trung Quốc đã đua nhau đưa tin về cuộc tập trận này.
Tàu đổ bộ hiện đại Tĩnh Cương Sơn được ba tàu khu trục Lanzhou, Yulin và Hengshui hộ tống trong cuộc tập trận này. Trong số những 4 tàu tham gia tập trận, tàu Lanzhou, Yulin đã từng hoạt động ở Vịnh Aden để chống cướp biển.
Xuất phát từ Tam Á tỉnh Hải Nam phía nam Trung Quốc, đội tàu nói trên của Hạm đội Nam Hải đã được lệnh tiến hành tập đánh chiếm "đảo D" ở Biển Đông bằng lính thủy đánh bộ.
Tư lệnh Hạm đội Nam Hải Jiang Weilie nói cuộc tập trận nói trên nhằm đảm bảo rằng Hải quân Trung Quốc có khả năng chiến đấu và giành chiến thắng trước bất mkyf kẻ địch nào.
Quân đội Trung Quốc hiện đang gây ra một mối đe dọa lớn đối với các quốc gia và vùng lãnh thổ khác cũng tuyên bố chủ chủ quyền lãnh thổ ở Biển Đông - trong đó có Việt Nam, Philippines, Malaysia, Brunei và Đài Loan.
Theo vietbao