Ấn Độ, Trung Quốc chạy đua giành ảnh hưởng ở Sri Lanka
Một công ty Ấn Độ đã ký thỏa thuận trị giá 700 triệu USD xây dựng một cầu cảng nước sâu ở Sri Lanka trong một động thái được cho là nhằm kiềm chế ảnh hưởng của Trung Quốc.
Cảng nước sâu Hambantota ở thành phố Colombo của Sri Lanka (Ảnh: AFP).
Báo Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng (SCMP) ngày 1/10 đưa tin, Cơ quan Cảng vụ Sri Lanka (SLPA) cho biết vừa ký một thỏa thuận với công ty Adani của Ấn Độ để xây dựng một cầu cảng mới ngay cạnh cầu cảng do Trung Quốc xây dựng tại cảng nước sâu ở thành phố Colombo.
“Hợp đồng trị giá hơn 700 triệu USD này là đầu tư nước ngoài lớn nhất vào lĩnh vực cảng biển của Sri Lanka”, SLPA cho biết.
Video đang HOT
Theo SLPA, Adani sẽ hợp tác với tập đoàn John Keells và SLPA trong dự án này. Tập đoàn John Keells cho biết, họ sẽ nắm 34% cổ phần, trong khi Adani nắm 51% cổ phần điều hành trong công ty liên doanh.
Cầu cảng mới dự kiến có chiều dài khoảng 1,4 km, độ sâu trước bến là 20 m và có thể xử lý 3,2 triệu container mỗi năm. Giai đoạn đầu của dự án dự kiến hoàn tất trong vòng 2 năm với 600 m cầu cảng. Cầu cảng sẽ được chuyển quyền khai thác cho Sri Lanka sau 35 năm.
Dự án được coi là một trong những nỗ lực của Ấn Độ nhằm kiềm chế ảnh hưởng của Trung Quốc ở Sri Lanka. Colombo có vị trí chiến lược ở Ấn Độ Dương, nằm giữa các trung tâm giao thương quốc tế Dubai và Singapore.
Tháng 12/2017, do không thể hoàn trả khoản nợ lớn cho Trung Quốc, chính phủ Sri Lanka đồng ý cho công ty China Merchants Port Holdings của Trung Quốc thuê cảng Hambantota ở Colombo trong vòng 99 năm. Tọa lạc ở vị trí có tầm quan trọng chiến lược, cảng Hambantota nằm gần trung tâm tuyến vận tải biển nhộn nhịp thuộc miền Nam Sri Lanka, nhìn ra Ấn Độ Dương. Đây cũng là nơi hơn 80% lượng dầu mỏ nhập khẩu của Trung Quốc phải đi qua.
Hoạt động xây dựng cơ sở hạ tầng của Trung Quốc tại Sri Lanka đã trở thành một phần của sáng kiến Một vành đai, một con đường của Bắc Kinh. Điều này khiến Ấn Độ lo ngại Trung Quốc sử dụng cảng gần bờ biển phía nam cho các mục đích chiến lược hoặc quân sự trong tương lai. Các nước như Mỹ, Ấn Độ cũng lo ngại Bắc Kinh sẽ mở rộng sự hiện diện cả về kinh tế và quân sự ở Ấn Độ Dương.
ILO: Hơn 50% dân số thế giới không được bảo trợ xã hội
Hơn 50% dân số thế giới không được bảo trợ xã hội, ngay cả khi đại dịch COVID-19 đã thúc đẩy chính phủ các nước hỗ trợ nhiều hơn cho người dân.
Đó là kết luận được Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) thuộc LHQ đưa ra ngày 1/9 trong báo cáo về tình hình bảo trợ xã hội trên toàn cầu.
Nhân viên y tế tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho người dân tại Colombo, Sri Lanka, ngày 7/8/2021. Ảnh minh họa: THX/TTXVN
Theo ILO, thế giới hiện có 4,1 tỷ người đang không nhận được bất cứ hình thức bảo trợ xã hội nào. Bảo trợ xã hội bao gồm tiếp cận chăm sóc sức khỏe và đảm bảo thu nhập, các biện pháp hỗ trợ đặc biệt cho tuổi già, thất nghiệp, ốm đau, tàn tật, gặp tai nạn lao động, thai sản hoặc mất đi người trụ cột chính trong gia đình, cũng như hỗ trợ bổ sung cho các gia đình có con nhỏ.
Báo cáo của ILO cho thấy trong năm 2020, chỉ có 46,9% dân số toàn cầu được hưởng lợi từ ít nhất một trong số những biện pháp bảo vệ nêu trên. Tỷ lệ thấp này được duy trì ngay cả khi việc tiếp cận chăm sóc y tế và thất nghiệp đã chứng minh mối liên quan chặt chẽ hơn bao giờ hết trong bối cảnh dịch COVID-19.
Phát biểu với báo giới, Giám đốc ILO Guy Ryder cho biết: "Cuộc khủng hoảng này đã cho thấy công tác bảo trợ xã hội có vai trò quan trọng ra sao trong cách ứng phó của các quốc gia trên khắp thế giới. Nếu không có sự mở rộng ồ ạt và nhanh chóng của bảo trợ xã hội trong cuộc khủng hoảng COVID-19, tác động của đại dịch này chắc chắn sẽ còn tồi tệ hơn rất nhiều so với hiện nay".
Ông Ryder cho biết sự đánh giá mới này đối với các biện pháp bảo trợ xã hội đã mang lại "những tia sáng lạc quan giữa sự tàn phá của đại dịch". Ông kêu gọi các quốc gia tập trung vào những nỗ lực phục hồi xung quanh việc thúc đẩy các biện pháp bảo trợ xã hội. Giám đốc ILO nêu rõ: "Các quốc gia đang ở ngã ba đường. Đây là thời điểm quan trọng để kiểm soát đại dịch, nhằm xây dựng các hệ thống bảo trợ xã hội dựa trên quyền lợi". Mặc dù vậy, ông cũng cho rằng tuy đại dịch đã tạo cơ hội cho việc cải thiện các biện pháp bảo trợ xã hội, nhưng đại dịch cũng cho thấy sự chênh lệch rõ ràng giữa các biện pháp bảo trợ xã hội đang được thực hiện ở nhiều khu vực khác nhau trên thế giới, chỉ ra "những khoảng trống lớn trong phạm vi bảo hiểm, mức độ đầy đủ và tính toàn diện của bảo trợ xã hội".
Theo ILO, châu Âu và Trung Á là những khu vực có tỷ lệ bao phủ bảo trợ xã hội cao nhất, với 84% dân số được hưởng ít nhất một hình thức bảo trợ xã hội. Tiếp đó là châu Mỹ, với mức bao phủ bảo trợ xã hội 64,3%. Khoảng 44% số người dân sống ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương và 40% số người dân ở các quốc gia Arab được hưởng ít nhất một chế độ bảo trợ xã hội, trong khi tỷ lệ này ở châu Phi chỉ là 17,4%.
Nhìn chung, các quốc gia chi trung bình 12,8% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) cho công tác bảo trợ xã hội, không bao gồm khoản chăm sóc y tế. Tuy nhiên, mức chi tiêu này giữa các nước cũng có sự khác biệt đáng kể. Trong khi các quốc gia giàu có chi ra 16,4% GDP cho công tác bảo trợ xã hội, thì mức chi này ở các nước thu nhập thấp chỉ là 1,1%. Bên cạnh đó, đại dịch COVID-19 có thể dễ dàng làm trầm trọng thêm sự chênh lệch này.
Báo cáo của ILO chỉ ra rằng nhu cầu ngày càng tăng đối với các dịch vụ chăm sóc sức khỏe và các biện pháp đảm bảo thu nhập trong thời kỳ đại dịch COVID-19 đã khiến các chi phí nhằm đảm bảo những dịch vụ bảo trợ xã hội cơ bản đã vượt trần đối với những kinh tế bị khủng hoảng.
Báo cáo cho thấy để đảm bảo ít nhất một mức an sinh xã hội cơ bản, các quốc gia có mức thu nhập trên mức trung bình cần đầu tư thêm 750,8 tỷ USD/năm - tương đương 3,1% GDP của những nước này. Trong khi đó, các nước thu nhập thấp sẽ cần đầu tư thêm 77,9 tỷ USD/năm - tương đương 15,9% GDP.
COVID-19 tới 6 giờ 26/8: Mỹ trên 160.000 ca mắc/ngày; Châu Á vẫn là tâm dịch Trong 24 giờ qua, thế giới ghi nhận 686.829 trường hợp mắc COVID-19 và 10.744 ca tử vong. Tổng số ca mắc COVID-19 trên toàn cầu vượt 213 triệu ca bệnh, trong đó trên 4,47 triệu người không qua khỏi. Nhân viên y tế tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho người dân tại Colombo, Sri Lanka, ngày 24/8/2021. Ảnh: THX/ TTXVN Theo số liệu...