Ấn Độ trao tiền trợ cấp trực tiếp cho dân
Từ tháng 1/2013, Ấn Độ sẽ phát tiền trợ cấp trực tiếp thay vì hàng hóa cho dân nghèo nhằm ngăn chặn tham nhũng, cắt giảm các loại “cửa” trung gian khiến hàng trợ giá khi đến tay người dân đã bị cắt xén!
Báo Wall Street Journal cho biết chính phủ sẽ chuyển trực tiếp 40.000 rupees (720 USD) mỗi năm cho mỗi hộ gia đình nghèo. Số tiền mặt này sẽ thay cho số tiền mà chính phủ hiện dùng trợ giá các mặt hàng thiết yếu cho họ như nhiên liệu, phân bón, thực phẩm. Do đó, các hàng hóa này sẽ không có giá trợ cấp nữa.
Trước đây, đã có rất nhiều ý kiến phàn nàn chỉ một phần nhỏ hàng trợ giá đến được tay người nghèo. Do nạn tham nhũng ở tất cả các cấp, thủ tục hành chính rườm rà, kém hiệu quả, gây lãng phí khiến hàng trợ giá khi đến được với dân đã bị bốc hơi, cắt xén qua đủ các loại “cửa” trung gian.
Ảnh hưởng tới 720 triệu dân
Chương trình đổi hàng thành tiền này sẽ ảnh hưởng tới ít nhất 720 triệu người nghèo nhất ở Ấn Độ. Các khoản chi cho các chương trình phúc lợi xã hội như hỗ trợ giá phân bón, đảm bảo có công ăn việc làm cho dân vùng nông thôn sẽ hầu như không đổi, vẫn ở mức 4.000 tỉ rupees (71,9 tỉ USD)/năm.
Ban đầu chỉ có các chương trình trợ cấp hoặc phúc lợi liên quan tới 29 chương trình xã hội như học bổng hoặc y tế sẽ thay đổi. Tiếp đó chính phủ sẽ mở rộng ra các chương trình trợ cấp lương thực, phân bón, khí đốt. Trong một số trường hợp như khí đốt, tiền hỗ trợ chỉ dành cho nhà nào có dùng khí đốt nấu ăn.
Kế hoạch trao tiền trực tiếp cho người nghèo sẽ ảnh hưởng tới 720 triệu dân Ấn Độ, tương đương dân số của châu Âu – Ảnh: WSJ
Bằng cách này, chính phủ của Thủ tướng Manmohan Singh đang tìm cách đưa chương trình xã hội đến được với mục tiêu cụ thể. Việc Ấn Độ có thể thực hiện chuyển tiền trực tiếp là nhờ sự tiến bộ của công nghệ và hệ thống ngân hàng hiện đại hơn so với trước đây, giúp cắt giảm các loại “cửa” để số tiền đến với dân nhiều nhất.
Tới tháng 4/2013, dự kiến chương trình mở rộng ra 18 bang và mở rộng ra toàn quốc vào cuối năm.
Video đang HOT
Dân tự quyết định làm gì với tiền hỗ trợ
Một số nhà kinh tế nhận định đưa tiền cho người nghèo thay vì hỗ trợ các dịch vụ giúp hạn chế tham nhũng, do không còn cơ hội cho các cơ quan chính phủ, doanh nhân can thiệp vào dòng tiền và bòn rút từ các dự án kết nối hỗ trợ nữa. Nếu tiền đến trực tiếp, dân có thể quyết định dùng như thế nào theo cách tốt nhất cho họ, thay vì chính phủ tự quyết định dân phải mua gì, dùng gì, cần gì.
Các nhà phân tích nhìn nhận nếu chương trình thành công thì tiền đến tay dân tốt hơn, nhu cầu hàng hóa sẽ nhiều hơn, giúp sản xuất phát triển hơn cũng là giúp nền kinh tế tăng trưởng. Các quan chức chính phủ nhận định việc đưa tiền trực tiếp cho dân sẽ không dẫn tới tình trạng có quá nhiều tiền lưu thông trong nền kinh tế và gây lạm phát. Văn phòng thủ tướng cho biết hỗ trợ tiền trực tiếp như vậy sẽ không tạo nên gánh nặng lớn hơn cho ngân sách nhà nước, vì vốn dĩ nhà nước cũng phải chi hỗ trợ các chương trình lương thực, phân bón, giáo dục hay nhiên liệu rồi.
Một số quốc gia đã đưa chương trình chuyển tiền có điều kiện cho người nghèo. Một trong những chương trình thành công nhất là Bolsa Família của Brazil, giúp giảm đáng kể tỉ lệ hộ nghèo ở nước này vào những năm 2000. Nhiều nước khác đã áp dụng chương trình tương tự như Philippines, Thổ Nhĩ Kỳ, Chile, Mexico, Indonesia và Nam Phi.
Sở dĩ chương trình hỗ trợ tiền có thể thực hiện được chính là nhờ hệ thống nhận dạng điện tử bằng số Aadhaar, một dự án cấp chứng minh thư khổng lồ mà Ấn Độ đang thực hiện. Nó giúp người dân tiếp cận được các dịch vụ như ngân hàng và nhận hỗ trợ nhanh chóng hơn. Hộ gia đình có thẻ Aadhaar mà đủ điều kiện nhận hỗ trợ sẽ nhận tiền trực tiếp qua tài khoản ngân hàng.
Tất nhiên, vẫn còn rất nhiều khó khăn để thực hiện thành công chương trình này vì không phải người dân nào cũng có thẻ Aadhaar. Khoảng 300 triệu dân trong tổng số 1,2 tỉ dân vẫn chưa có giấy tờ nhân thân chính thức, do vậy họ không thể mở được tài khoản hay có việc làm.
Theo 24h
Indonesia cạn nguồn xăng dầu trợ giá
Nhiều cây xăng ở Indonesia treo bảng "không còn xăng Premium" trong những ngày qua - Ảnh: Jakarta Globe
Bộ trưởng Năng lượng Indonesia cho biết nguồn nhiên liệu trợ giá sẽ hết trước hạn, giữa lúc dân chúng bất bình vì tình trạng khan hiếm những ngày qua.
Bộ trưởng Năng lượng Indonesia Jero Wacik cho biết tại cuộc họp báo hôm 28.11, dầu diesel trợ giá sẽ hết vào ngày 11.12, còn xăng trợ giá RON 88 (được gọi phổ biến là Premium) chỉ còn được đến ngày 23.12.
Năm 2012, quota nhiên liệu trợ giá được Quốc hội Indonesia phê duyệt là 44 tỉ lít.
Theo tính toán, Chính phủ cần phải mua thêm 1,2 tỉ lít nữa để đủ trợ giá đến cuối năm, tương đương số tiền 6.000 tỉ rupiah (625 triệu USD).
Lấy đâu ra số tiền này là một dấu chấm hỏi.
"Chúng tôi đang tính gặp Quốc hội để tìm kiếm khả năng được duyệt thêm quota nhiên liệu trợ giá cho 1,2 tỉ lít này", ông Jero Wacik nói.
Hồi tháng 3 năm nay, Quốc hội đã bỏ phiếu bác đề nghị tăng giá bán lẻ xăng của chính phủ trước sự phản đối của công chúng.
Từ nhiều thập niên qua, Indonesia theo đuổi chính sách trợ giá mạnh những sản phẩm hóa dầu được cho là bình dân, phục vụ nhu cầu của người có thu nhập thấp, gồm RON 88, diesel và dầu hỏa (kerosene).
RON 88 (Premium) có giá thành chừng 8.200 rupiah/lít, nhưng giá bán lẻ chỉ 4.500 rupiah/lít (tương đương 10 ngàn đồng/lít), bằng một nửa giá các loại xăng mang thương hiệu Pertamax không được trợ giá, khiến Indonesia trở thành nước có giá xăng rẻ nhất châu Á.
Diesel cũng được bán với giá 4.500 rupiah/lít.
Dĩ nhiên, người tiêu dùng hầu hết chọn xăng Premium.
Do mức tiêu thụ vượt dự toán, nguồn cung gần cạn kiệt, những ngày qua tình trạng khan hiếm nhiên liệu trợ giá xảy ra khắp cả nước, đặc biệt ở các thành phố lớn.
"Tôi khốn khổ suốt cả hôm thứ hai. Không tìm được xăng Premium ở Depok, tôi phải chạy lên Pondok Indah, vậy mà cũng không tìm được xăng trợ giá dù tôi đã đến ba trạm xăng", Budi Sumarsono, nhân viên một công ty vận chuyển thư tín, nói với báo điện tử Kompas.
Depok là một thị trấn ở tỉnh Tây Java, giáp ranh với thủ đô Jakarta; còn Pondok Indah là một khu thượng lưu của thủ đô.
Báo Jakarta Globe cho hay, tại tỉnh Đông Nusa Tenggara, xe hơi lẫn xe gắn máy rồng rắn xếp hàng dài hơn một cây số đợi đổ xăng, nhưng nhiều người phải về tay không vì hết nguồn cung khi đến lượt.
Còn ở thành phố Bogor, tỉnh Tây Java, nhiều cây xăng đã đóng cửa vì không còn xăng Premium để bán. Nhiều người phải chấp nhận mua xăng Pertamax với giá cao gấp đôi.
Giao thông công cộng bị đình trệ, nhiều sinh viên phải trễ hoặc bỏ học vì thiếu xăng, Jakarta Globe cho hay.
Cơ quan quản lý xăng dầu quốc gia BPH Migas hồi cuối tuần trước mở chiến dịch vận động hạn chế xài nhiên liệu trợ giá và quyết định lấy ngày chủ nhật 2.12 là "Ngày không xăng Premium" (No-Premium Day).
Tuy nhiên, trước khả năng biểu tình phản đối sẽ nổ ra, ông Jero Wacik tuyên bố hủy kế hoạch ngày 2.12.
"Sau khi tính toán, chúng tôi quyết định bỏ kế hoạch đó vì lượng xăng trợ giá có thể tiết kiệm được trong một ngày cũng tương đối nhỏ, trong khi có quá nhiều phản đối từ công chúng", ông nói.
Thay vào đó, chính phủ Indonesia đang khuyến khích người giàu nên bỏ thói quen mua xăng trợ giá.
Theo TNO
Chính phủ Thái Lan sẽ điều trần bất tín nhiệm Ngày 28.10, thủ lĩnh Đảng Dân chủ Thái Lan Abhisit Vejjajiva cho biết, cuộc điều trần bất tín nhiệm đối với chính phủ của bà Yingluck Shinawatra vẫn sẽ được thực hiện vào ngày 26-27.11, và cuộc bỏ phiếu sẽ diễn ra một ngày sau đó, dù cuộc cải tổ Nội các Thái Lan vừa diễn ra. Hàng ngàn người biểu tình chống...