Ấn Độ tràn lan nạn làm giả giấy xét nghiệm COVID-19 âm tính
Trong thời gian qua, Ấn Độ xảy ra tình trạng sử dụng tràn lan kết quả xét nghiệm âm tính COVID-19 giả.
Nhân viên y tế tiến hành xét nghiệm COVID-19 tại New Delhi, Ấn Độ. Ảnh: AP
Theo DW (Đức), trong tuần trước, cảnh sát bang Odisha đã phát hiện đường dây làm giả kết quả xét nghiệm PCR để bán cho những cá nhân muốn thăm đền Jagannath Puri. Cảnh sát địa phương đã bắt giữ 12 người, trong đó có kẻ cầm đầu đường dây tổ chức tinh vi này.
Cũng đã có một số sự cố trong đó các cá nhân đã tự làm giả giấy xét nghiệm để né tránh quy định cách ly hoặc tự do đi lại mà không cần thực hiện các xét nghiệm PCR – yêu cầu bắt buộc mà một số thành phố và bang đưa ra với người muốn vào địa phương.
Tại bang Kerala, giới chức đã phát hiện nhiều vụ làm giả giấy xét nghiệm COVID-19. Bang Kerala là nơi có số ca lây nhiễm gia tăng đột biến trong hai tháng qua. Một quan chức cảnh sát cấp cao cho biết: “Chúng tôi đang điều tra về khả năng có mối liên hệ giữa những kẻ làm giấy xét nghiệm giả và đơn vị thực hiện xét nghiệm”. Đã có nhiều giấy xét nghiệm COVID-19 giả mang nhãn mác của phòng xét nghiệm hoặc bệnh viện hàng đầu.
Trên 100 du khách đến thăm quan Mussoorie và Nainital tại bang Uttarakhand đã bị bắt vì mang theo giất xét nghiệm giả. Trong lễ hội tôn giáo nổi tiếng Kumbh Mela được tổ chức vào tháng 4, chính quyền bang Uttarakhand đã cấp phép cho 11 công ty tư nhân xét nghiệm COVID-19 cho các tín đồ đến dự sự kiện.
Video đang HOT
Tuy nhiên, các nhà điều tra sau đó tiết lộ trên 100.000 xét nghiệm chỉ được thực hiện trên giấy chứ không phải trên thực tế. Kumbh Mela cũng là một trong những sự kiện xảy ra tình trạng lây lan COVID-19 nghiêm trọng nhất trong năm nay tại Ấn Độ.
Ngoài sử dụng giấy xét nghiệm giả trong nước, nhiều người Ấn Độ đã dùng giấy xét nghiệm COVID-19 giả để di chuyển quốc tế. Điều này khiến một số hãng hàng không chỉ nhận giấy xét nghiệm có mã QR để có thể kiểm tra xét nghiệm qua thiết bị điện tử.
Tuy nhiên, các nhóm tội phạm có tổ chức đã tìm được cách lợi dụng sơ hở dựa vào việc chỉnh sửa để tạo mã QR. Chúng có thể khiến việc quét mã QR giúp hiển thị bản điện tử của kết quả xét nghiệm nhưng đây có thể là kết quả giả mạo.
Trước tình trạng này, một số hãng hàng không đã đề nghị chính phủ Ấn Độ tiêu chuẩn hóa mọi kết quả xét nghiệm COVID-19, tương tự như chứng nhận vaccine COVID-19.
Chính phủ Ấn Độ cho biết sẽ sớm liên kết kết quả xét nghiệm COVID-19 với phần mềm quản lý tiêm chủng của nước này là Co-WIN do Bộ Y tế và Phúc lợi gia đình Ấn Độ vận hành. Các biện pháp mới sẽ hỗ trợ kiểm tra kết quả xét nghiệm PCR chỉ bằng cách nhập số điện thoại của một người.
Toàn thế giới đã ghi nhận 222,9 triệu ca nhiễm SARS-CoV-2
Theo trang thống kê worldometers.info, tính đến 22h ngày 8/9 (giờ Việt Nam), toàn thế giới ghi nhận 222,9 triệu ca nhiễm SARS-CoV-2, trong đó 4,6 triệu người không thể qua khỏi do COVID-19 mà virus này gây ra.
Số bệnh nhân bình phục hiện đã lên tới 199,49 triệu người.
Một điểm xét nghiệm COVID-19 tại New York, Mỹ. Ảnh: THX/TTXVN
Châu Á đến nay vẫn đang là "điểm nóng" của dịch COVID-19 trên toàn thế giới, với tổng số ca mắc mới hằng ngày ở mức cao nhất so với khu vực khác. Trong 24 giờ qua, Ấn Độ, Iran, Malaysia, Philippines là những nước ghi nhận số ca nhiễm mới cao nhất khu vực này, dao động từ khoảng 12.700 - 37.800 ca. Ấn Độ ghi nhận số ca nhiễm mới cao nhất châu lục trong ngày với 37.875 ca. Đến nay, châu Á có tổng cộng 71,85 triệu ca mắc, trong đó có trên 1,06 triệu ca tử vong do COVID-19.
Theo worldometers.info, sau châu Á, châu Âu là khu vực chịu ảnh hưởng nghiêm trọng thứ 2 của dịch COVID-19 với tổng cộng 56,25 triệu ca nhiễm, trong đó Nga ghi nhận 7,06 triệu ca nhiễm. Tiếp theo là Bắc Mỹ (49,46 triệu ca nhiễm), Nam Mỹ (37,12 triệu ca nhiễm), châu Phi (8,02 triệu ca nhiễm), châu Đại Dương (177.000 ca nhiễm).
Nhiều nước châu Á đang hết sức cảnh giác với biến thể siêu lây nhiễm Delta. Nhiều nước như Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ,... đều đưa ra quyết định tăng cường các biện pháp phòng dịch. Nhật Bản tuyên bố gia hạn tình trạng khẩn cấp do dịch COVID-19 tại 19 tỉnh đến ngày 30/9. Lệnh này vốn đang được áp đặt tại 21/47 tỉnh tới ngày 12/9.
Trong khi đó, để ngăn ngừa nguy cơ dịch bệnh lây lan trong dịp Tết Trung Thu, Chính phủ Hàn Quốc đã quyết định gia hạn áp dụng các biện pháp giãn cách xã hội cấp độ 4 ở khu vực Seoul và vùng phụ cận và cấp độ 3 ở các khu vực khác thêm 4 tuần cho đến hết ngày 3/10.
Tại Ấn Độ, chính quyền các bang sẽ tăng cường biện pháp phòng dịch trước thềm các lễ hội tôn giáo lớn, đồng thời cảnh báo thành phố Mumbai - thủ phủ tài chính của nước này- đang có nguy cơ đối mặt với một làn sóng dịch COVID-19 mới. Dự kiến, các lễ hội lớn sẽ bắt đầu vào tuần này và thường thu hút nhiều người tham gia.
Điều trị cho bệnh nhân mắc COVID-19 tại bệnh viện ở Siliguri, Ấn Độ. Ảnh: AFP/TTXVN
Cùng với sự xuất hiện của các biến thể mới đang được giới khoa học theo dõi sát sao, các thành viên lực lượng đặc nhiệm chống COVID-19 của Ấn Độ kêu gọi các bác sĩ cần bổ sung các triệu chứng mới của COVID-19 gồm giảm thính lực, khô miệng, đau nhói đầu, viêm kết mạc, giảm tiết nước bọt và phát ban trên da đối với các trường hợp nghi nhiễm, qua đó nhanh chóng xác định đúng các đối tượng nghi mắc COVID-19 ngay cả khi họ không có triệu chứng phổ biến như ho, sốt, khó thở. Hiện Ấn Độ đứng thứ hai thế giới, sau Mỹ, về số ca mắc COVID-19 với trên 33 triệu ca và đứng thứ ba thế giới về số ca tử vong với 441.000 ca.
Trong bối cảnh virus SARS-CoV-2 vẫn tiếp tục biến đổi ở những quốc gia chưa tiêm hoặc có tỷ lệ tiêm chủng vaccine phòng bệnh thấp trên thế giới, các quan chức của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cho rằng COVID-19 có thể sẽ là "phần tất yếu" của thế giới. Giám đốc điều hành Chương trình Y tế khẩn cấp của WHO Mike Ryan cho rằng khả năng cao thế giới sẽ không thể xóa bỏ hay loại bỏ hoàn toàn virus SARS-CoV-2 như những tuyên bố lâu nay. Theo Tiến sĩ Ryan, virus SARS-CoV-2 sẽ luôn tồn tại và cuối cùng sẽ trở thành một dạng virus giống như những virus gây đại dịch cúm hay những loại virus khác từng ảnh hưởng đến con người.
Nhân viên y tế tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho người dân tại Manila, Philippines. Ảnh: AFP/TTXVN
Vaccine hiện vẫn được coi là vũ khí tối thượng để phòng chống COVID-19. Liên minh toàn cầu về vaccine và tiêm chủng (GAVI) thông báo trong 6 tháng qua, có 240 triệu liều vaccine đã được phân phối tới 139 quốc gia trong cơ chế COVAX. Cơ quan này hy vọng cơ chế COVAX sẽ phân phối hơn 1,4 tỷ liều vaccine COVID-19 trong năm 2021 này, trong đó 1,2 tỷ liều dành cho các nền kinh tế có thu nhập thấp hơn.
Trong thông báo mới nhất liên quan đến phát triển vaccine, Cơ quan Quản lý dược phẩm châu Âu (EMA) cho biết sẽ bổ sung các khuyến cáo về phản ứng phụ mà người tiêm vaccine của hãng AstraZeneca có thể gặp phải như đau chân, cánh tay hay xuất hiện các triệu chứng như cúm, trong khi người tiêm vaccine của hãng Johnson&Johnson có thể bị buồn nôn, tiêu chảy...
Thế giới vượt 196,2 triệu ca mắc COVID-19; dịch lập đỉnh mới ở nhiều nước Theo trang thống kê worldometers.info, tính đến 22h00 ngày 28/7 (giờ Việt Nam), toàn thế giới ghi nhận 196.200.313 ca nhiễm virus SARS-CoV-2 gây bệnh COVID-19, trong đó có 4.197.159 ca tử vong. Số bệnh nhân được điều trị khỏi bệnh là 177.831.557 người. Tiêm vaccine ngừa COVID-19 tại Bhopal, bang Madhya Pradesh, Ấn Độ. Ảnh: THX/TTXVN Biến thể Delta phát hiện đầu...