Ấn Độ trả tàu ngầm hạt nhân cho Nga
Ấn Độ không gia hạn hợp đồng thuê tàu ngầm INS Chakra từ Nga, khiến lực lượng tàu ngầm hạt nhân nước này thiếu hụt nghiêm trọng.
Hình ảnh được chia sẻ trên mạng xã hội hôm nay cho thấy tàu ngầm hạt nhân INS Chakra đang di chuyển qua eo biển Singapore với sự hộ tống của tàu khu trục săn ngầm Đô đốc Tributs của Nga. Một tàu tuần tra lớp Independence của Singapore cũng được triển khai để giám sát chuyến di chuyển.
Tàu ngầm Chakra trước đó rời quân cảng phía đông Ấn Độ, dường như sẽ tiến vào Biển Đông trên hành trình về cảng Vladivostok, miền đông nước Nga.
INS Chakra vượt eo biển Singapore sáng 5/6. Ảnh: Twitter/OlliSuorsa .
INS Chakra là tàu ngầm hạt nhân tấn công thuộc Đề án 971 “Shchuka-B”, được Nga hạ thủy năm 2008 với tên gọi K-152 Nerpa. Con tàu được New Delhi thuê từ tháng 4/2012 với chi phí khoảng 670 triệu USD và thời hạn 10 năm, trở thành tàu ngầm hạt nhân đầu tiên trong biên chế hải quân Ấn Độ.
Các tàu ngầm lớp Shchuka-B có thể lặn tới độ sâu tối đa 600 m, gấp đôi những tàu ngầm tương tự của Mỹ và đạt tốc độ tối đa lên tới 65 km/h.
Video đang HOT
INS Chakra được trang bị 4 ống phóng ngư lôi 533 mm và 4 ống phóng ngư lôi 650 mm, ba bệ phóng tên lửa phòng không Igla-M và mang được hàng chục tên lửa hành trình. Hệ thống tên lửa RK-55 Granat với tầm bắn 3.000 km được thay bằng tổ hợp tên lửa đa năng Klub-S trước khi chuyển cho Ấn Độ, nhằm tuân thủ Hiệp ước Kiểm soát Công nghệ tên lửa (MTCR), vốn cấm xuất khẩu tên lửa có tầm bắn trên 300 km.
Hải quân Ấn Độ đang gặp tình trạng thiếu hụt tàu ngầm nghiêm trọng. Sau khi hoàn trả chiếc INS Chakra, Ấn Độ sẽ không còn tàu ngầm hạt nhân tấn công trong biên chế, chỉ còn một tàu ngầm hạt nhân mang tên lửa đạn đạo lớp Arihant tự đóng và 15 tàu ngầm diesel-điện.
New Delhi hồi năm 2019 ký thỏa thuận trị giá 3,3 tỷ USD với Moskva để thuê thêm một tàu ngầm hạt nhân tấn công Đề án 971 với thời hạn 10 năm. Con tàu sẽ mang tên INS Chakra III trong biên chế hải quân Ấn Độ và dự kiến được bàn giao trước năm 2025.
Quốc gia thứ 10 sở hữu vũ khí hạt nhân: ... Brazil?
Thế giới trong tương lai có thể xuất hiện thêm một quốc gia sở hữu vũ khí hạt nhân, có thể đó sẽ là Brazil.
Quốc hội Brazil xem xét vấn đề phát triển hạt nhân
Giới truyền thông hôm 04/12 đưa tin, thông báo của dịch vụ báo chí của Thượng viện Liên bang Brazil cho biết, Ủy ban của Thượng viện Quốc hội Brazil sẽ xem xét vấn đề khả năng nước này sẽ sở hữu vũ khí hạt nhân để ngăn chặn sự can thiệp của nước ngoài.
Một bản kiến nghị với đề xuất như vậy đã được đệ trình lên hệ thống nghị viện vào hồi giữa tháng 10. Tác giả của đề xuất là một cư dân của bang Paraná, Vitu Angelou Duarte Pascaretta.
Thật bất ngờ là bản kiến nghị này đã nhận được 20 nghìn phiếu bầu cần thiết vào ngày 2 tháng 11, sau đó nó được gửi đến ủy ban chuyên ngành của quốc hội có trách nhiệm xem xét.
Giờ đây, quốc hội Brazil cần tìm ra nghị sĩ chịu trách nhiệm về việc xem xét thêm đề xuất này. Sau đó có khả năng một dự thảo luật sẽ được soạn thảo.
Ngày nay, chín quốc gia trên thế giới có vũ khí hạt nhân là Hoa Kỳ, Nga, Anh, Pháp, Trung Quốc, Ấn Độ, Pakistan, Triều Tiên. Các nước này hình thành một nhóm dưới cái tên không chính thức "Câu lạc bộ hạt nhân". Năm quốc gia đầu tiên có tư cách hợp pháp của một cường quốc hạt nhân.
Ngoài ra, Israel được coi là quốc gia thứ 9 sở hữu vũ khí hạt nhân, thậm chí là có cả tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) và có tới hàng trăm đầu đạn hạt nhân, mặc dù nước này chưa bao giờ thừa nhận.
Được biết, Brazil là một quốc gia được coi là có trình độ khoa học công nghệ dân dụng và quân sự rất phát triển. Nước này cũng đã làm chủ công nghệ hạt nhân dân dụng, nên nếu muốn sở hữu vũ khí hạt nhân thì đây được coi là điều "trong tầm tay" về mặt công nghệ. Tuy nhiên, trở ngại của sáng kiến trên lại đến từ những vấn đề khác.
Tàu ngầm hạt nhân tấn công lớp SNB Alvaro Alberto của Hải quân Brazil
Khả năng Brazil sử hữu vũ khí hạt nhân là không cao
The giới phân tích, có nhiều nguyên nhân khiến khả năng Brazil trở thành quốc gia thứ 10 sở hữu vũ khí hạt nhân là không cao.
Đầu tiên là chưa chắc đã có nghị sĩ nào của Brazil chịu đứng ra chịu trách nhiệm xem xét đề xuất này và soạn thảo một dự thảo luật để tiếp tục đệ trình lên quốc hội xem xét thông qua.
Thứ hai là trở ngại từ chính Hiến pháp hiện tại của Brazil, trong đó quy định rằng tất cả các hoạt động hạt nhân chỉ được mang tính chất hòa bình. Nếu muốn sở hữu vũ khí hạt nhân, nước này sẽ phải sửa đổi hiến pháp, mà đây là vấn đề liên quan đến ý nguyện của toàn dân.
Thứ ba là nếu cả 2 điều trên được thực hiện thì Brazil cũng còn con đường rất dài mới có thể sở hữu vũ khí hạt nhân, bởi nước này là thành viên của một số điều ước quốc tế về không phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt. Nếu quyết định sở hữu vũ khí hạt nhân, Brazil sẽ phải rút khỏi những hiệp ước này.
Thứ tư là vì những lí do "tế nhị", các cường quốc trên thế giới hiện nay sẽ không cho phép thêm bất cứ nước nào sở hữu vũ khí hạt nhân để đe dọa vị thế của họ. Do đó, họ sẽ làm tất cả để ngăn chặn một quốc gia nghiên cứu, phát triển và thử nghiệm vũ khí hạt nhân.
Mặc dù như vậy, cũng không thể loại bỏ hoàn toàn khả năng Brazil trở thành quốc gia thứ 10 sở hữu vũ khí hạt nhân, bởi các quy định là do con người đặt ra và cũng có thể gỡ bỏ nó.
Hơn nữa, nước này được coi là có quan hệ rất tốt với nhóm bộ ngũ hạt nhân Hoa Kỳ, Nga, Anh, Pháp, Trung Quốc, nên Brazil có thể sẽ không vấp phải sự phản đối quyết liệt như đối với Iran hay Triều Tiên.
'Sát thủ đại dương' K-329 Belgorod: Siêu tàu ngầm hạt nhân dài nhất thế giới Tàu ngầm hạt nhân K-329 Belgorod được xem là tàu ngầm dài nhất trong lịch sử, với chiều dài 178 m. Chuyên gia I. Sutton của Forbes vừa công bố bảng xếp hạng các tàu ngầm dài nhất từng được đóng ở các quốc gia trên thế giới. Danh sách được tổng hợp dựa trên dữ liệu từ cổng thông tin Covert Shores...