Ấn Độ tố lính Trung Quốc định vượt biên
Lục quân Ấn Độ cáo buộc lính Trung Quốc định vượt biên để “tìm cách thay đổi hiện trạng” ở đông Ladakh, song Bắc Kinh bác bỏ.
“Vào đêm 29, rạng sáng 30/8, binh sĩ Trung Quốc vi phạm thỏa thuận đạt được trước đó ở đông Ladakh và thực hiện các hoạt động quân sự khiêu khích nhằm thay đổi hiện trạng”, lục quân Ấn Độ hôm nay ra thông cáo cho biết.
Lực lượng này cho hay đã triển khai các binh sĩ để “phòng ngừa” và củng cố vị trí nhằm “ngăn chặn ý định đơn phương thay đổi hiện trạng của phía Trung Quốc”. Thông cáo cũng cho hay một cuộc gặp cấp chỉ huy lữ đoàn đã được hai bên tổ chức để giải quyết vấn đề.
Tuy nhiên, Trung Quốc bác cáo buộc của Ấn Độ. “Binh sĩ Trung Quốc luôn tuân thủ nghiêm ngặt Đường Kiểm soát Thực tế (LAC) và không bao giờ vượt qua ranh giới”, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên nói trong buổi họp báo hôm nay và cho biết hai nước đang trao đổi về tình hình biên giới.
Binh sĩ Trung Quốc (trái) và Ấn Độ (phải) trong một lần đối đầu tại Đường Kiểm soát Thực tế (LAC) hồi tháng 5. Ảnh: ANI.
Căng thẳng biên giới Ấn – Trung chưa có dấu hiệu hạ nhiệt bất chấp nhiều cuộc đàm phán giữa quan chức hai nước nhằm rút bớt lực lượng quân sự trong khu vực. Mâu thuẫn tại khu vực tranh chấp giữa hai bên nổ ra từ đầu tháng 5, với đỉnh điểm là vụ ẩu đả chết người hôm 15/6 tại Thung lũng Galwan, nằm giữa Aksai Chin do Trung Quốc kiểm soát và Ladakh do Ấn Độ kiểm soát.
Video đang HOT
Ấn Độ và Trung Quốc được cho đã triển khai nhiều khí tài lên khu vực biên giới như tiêm kích, trực thăng quân sự, radar cảnh giới, tên lửa phòng không vác vai và các hệ thống phòng không khác. Tuy nhiên, cả Ấn Độ và Trung Quốc không bình luận về thông tin trên.
Bộ Ngoại giao Trung Quốc hôm 28/7 cho biết nước này và Ấn Độ đã “hoàn tất rút quân” khỏi hầu hết khu vực biên giới tranh chấp giữa đôi bên. Tuy nhiên, Bộ Ngoại giao Ấn Độ sau đó bác bỏ thông tin từ phía Trung Quốc, cho rằng tuyên bố hai nước đã hoàn tất việc rút binh sĩ ở biên giới là không chính xác.
Hồ Pangong Tso trên cao nguyên Tây Tạng, nơi LAC cắt qua, là tâm điểm tranh chấp lãnh thổ giữa Ấn Độ và Trung Quốc. Hai nước thường xuyên triển khai binh sĩ tuần tra trong khu vực ven hồ, nhưng hoạt động này chấm dứt sau khi căng thẳng biên giới bùng phát từ cuối tháng 4, đầu tháng 5.
Vị trí hồ Pangong Tso và nơi binh sĩ Ấn Độ và Trung Quốc ẩu đả chết người tối 15/6. Đồ họa: Telegraph.
Ấn – Trung có thể lại triển khai khí tài sát biên giới Ấn, Trung điều tiêm kích hiện đại lên biên giới Trung Quốc bị nghi triển khai oanh tạc cơ gần biên giới Ấn Độ Ấn Độ triển khai tăng T-90 sát biên giới Trung Quốc Trung Quốc đưa ‘máy xúc kiểu nhện’ đến gần biên giới Ấn Độ
Ấn Độ triển khai tăng T-90 sát biên giới Trung Quốc
Ấn Độ triển khai 12 xe tăng T-90 cùng hàng nghìn binh sĩ tới một căn cứ sát biên giới để đối phó nguy cơ lính Trung Quốc vượt biên.
Một đại đội tăng chiến đấu chủ lực T-90 cùng một lữ đoàn gồm 4.000 lính và nhiều thiết giáp được Ấn Độ triển khai tại căn cứ Daulat Beg Oldi, sát ngã ba biên giới Ấn Độ - Trung Quốc - Pakistan. Các chỉ huy Ấn Độ cho biết lực lượng này có nhiệm vụ ngăn chặn bất cứ vụ xâm nhập nào của binh sĩ Trung Quốc qua ngả đèo Shaksgam - Karakoram thuộc vùng Ladakh, tờ Hindustan Times hôm nay đưa tin.
Các cây cầu trên tuyến Darbuk-Shyok-Daulat Beg Oldi không chịu được trọng lượng 46 tấn của T-90, do đó những chiếc xe tăng này phải dùng thiết bị chuyên dụng để vượt suối. Lục quân Ấn Độ cũng điều một số xe chiến đấu bộ binh, pháo M-777 155 mm và pháo M-46 130 mm lên nhiều địa điểm phía đông Ladakh, gồm Daulat Beg Oldi, thung lũng Galwan và hồ Pangong Tso.
Xe tăng T-90 của Ấn Độ tham gia cuộc diễn tập tại Hanumangarh, gần biên giới với Pakistan, năm 2012. Ảnh: AFP.
Đợt triển khai quân diễn ra sau khi quá trình đàm phán rút quân giữa hai nước thất bại và quân đội Trung Quốc (PLA) điều thêm gần 50.000 quân tới khu vực Aksai Chin. Ảnh vệ tinh cho thấy lượng lớn binh sĩ Trung Quốc tập trung tại khu tự trị Tây Tạng và một số đường hầm có thể được dùng để cất giấu thiết bị. Giới chuyên gia nhận định PLA dường như sẵn sàng cho đợt triển khai quân dài ngày trong mùa đông khắc nghiệt ở địa hình núi cao thuộc dãy Himalaya.
Tài khoản Twitter Detresfa ngày 20/7 đăng ảnh vệ tinh chụp thị trấn Sư Tuyền Hà, huyện Cát Nhĩ, khu tự trị Tây Tạng, cho thấy quân đội Trung Quốc điều khoảng 5.000 quân cùng nhiều trang thiết bị lên khu vực. Các bãi đáp trực thăng xuất hiện tại đây và một số công trình mới đang được xây dựng.
Ảnh vệ tinh khu vực thị trấn Sư Tuyền Hà, huyện Cát Nhĩ, khu tự trị Tây Tạng của Trung Quốc, ngày 20/7. Ảnh: Twitter/detresfa.
Ấn Độ và Trung Quốc nhiều lần tổ chức đàm phán quân sự và ngoại giao sau vụ ẩu đả chết người hôm 15/6, khiến 20 binh sĩ Ấn Độ thiệt mạng và nhiều lính Trung Quốc thương vong. Tuy nhiên, hai nước chỉ đạt được đồng thuận về việc rút quân khỏi khu vực thung lũng Galwan.
Các nguồn tin Ấn Độ cho biết Trung Quốc chưa rút lực lượng khỏi khu vực hồ Pangong Tso và thung lũng Depsang. Một nguồn tin chính phủ Ấn Độ cho biết lính Trung Quốc đã xâm nhập 8 km vào lãnh thổ nước này tại khu vực thung lũng Depsang.
Căng thẳng trên biên giới Ấn - Trung leo thang từ cuối tháng 4, khi Trung Quốc đưa hàng nghìn binh sĩ cùng xe cơ giới và pháo vào khu vực tranh chấp dọc theo Đường Kiểm soát Thực tế (LAC). Giới chuyên gia cho biết Trung Quốc một mặt đẩy mạnh xây dựng hạ tầng trong khu vực, mặt khác tìm cách cản trở Ấn Độ nâng cấp các căn cứ quân sự của nước này.
Vị trí căn cứ Daulat Beg Oldi của Ẩn Độ (đánh đấu đỏ). Đồ họa: Times.
Máu đổ ở biên giới Trung Quốc-Ấn Độ ra sao và ý đồ của Bắc Kinh là gì? Không sử dụng súng nhưng các vụ đụng độ ở biên giới Trung Quốc và Ấn Độ vẫn rất đẫm máu. New Delhi tố Bắc Kinh đang cố thay đổi hiện trạng. Vụ đụng độ mới đây nhất ở biên giới Trung Quốc-Ấn Độ đã làm hàng chục binh sĩ thiệt mạng. Đây là vụ việc căng thẳng nhất trong quan hệ giữa...