Ấn Độ tính đưa dàn UAV tấn công kiểu “bầy đàn” tới gần biên giới Trung Quốc
Quân đội Ấn Độ dự kiến triển khai đội máy bay không người lái ( UAV) tấn công kiểu “bầy đàn” tới gần biên giới Trung Quốc, trong bối cảnh căng thẳng giữa 2 nước chưa có dấu hiệu hạ nhiệt.
Tác chiến UAV kiểu “bầy đàn” được xem là xu thế mới trong tương lai (Ảnh minh họa: UK Defence Journal).
Sputnik đưa tin, quân đội Ấn Độ đã vạch ra kế hoạch triển khai UAV tấn công kiểu “bầy đàn” ở khu vực biên giới Trung Quốc trong một nỗ lực nhằm “phát hiện các hoạt động trên bộ của đối phương và nhắm mục tiêu vào các lực lượng mặt đất của đối thủ, bao gồm quân đội, phương tiện, các liên kết chỉ huy và kiểm soát”.
Các UAV này sẽ được đưa tới khu vực giáp ranh giữa Ấn Độ và Trung Quốc ở khu vực Himalaya.
Máy bay không người lái bầy đàn là một nhóm UAV tác chiến cùng với lực lượng mặt đất, nhằm mang lại khả năng cơ động trên không trong các nhiệm vụ tấn công và phòng thủ.
Video đang HOT
Tác chiến dùng UAV tấn công “bầy đàn” được xem là một trong những chiến thuật tác chiến mới trong tương lai. Trong nhiều trường hợp, các UAV chỉ sở hữu kích thước nhỏ, nhưng lại được trang bị nhiều thiết bị hiện đại như hệ thống trinh sát, tác chiến điện tử hoặc thậm chí mang theo thuốc nổ để biến thành UAV “cảm tử”.
Một nhóm máy bay không người lái số lượng lớn lao vào mục tiêu có thể làm rối loạn lá chắn phòng không và gây ra sức sát thương lớn trong khi giá thành của chúng không cao. UAV “bầy đàn” được xem là một trong những thách thức lớn và đặc biệt của tác chiến hiện đại.
Lực lượng UAV bầy đàn của Ấn Độ có thể tấn công mục tiêu hoặc phát hiện sự di chuyển của đối thủ ở khoảng cách tối đa 50 km. Quân đội Ấn Độ cho biết, các máy bay này sẽ có thể hoạt động được tối thiểu 2 giờ trong điều kiện nhiệt độ dưới 0 độ C ở Himalaya.
Ấn Độ cho biết, các UAV bầy đàn sẽ hỗ trợ cho hoạt động giám sát dưới mặt đất để phát hiện những hoạt động của đối thủ tại độ cao hơn 4.500 m so với mặt biển.
Trước đó, Ấn Độ đã sử dụng các hệ thống phòng không mới nhằm chống lại các mối đe dọa trên không từ phía đối thủ ở khu vực giáp với Trung Quốc.
Căng thẳng Trung Quốc – Ấn Độ nóng lên từ giữa năm ngoái, sau vụ đụng độ chết người ở tại khu vực Himalaya – nơi 2 bên đều tuyên bố chủ quyền.
Ít nhất 24 người ở 2 bên đã thiệt mạng trong vụ đụng độ. Đây được xem là lần đầu tiên trong hơn 40 năm xảy ra một vụ đụng độ gây chết người ở khu vực tranh chấp chủ quyền giữa quân đội Trung Quốc và Ấn Độ.
Kể từ cuộc giao tranh, căng thẳng giữa 2 nước liên tục leo thang khi các bên đều triển khai quân nhân và vũ khí dồn dập tới các điểm “nóng”.
Theo Sputnik, hai bên đã đưa tới khu vực biên giới ở Ladakh thêm 500.000 quân, vũ khí hiện đại và tên lửa. Hiện thời các cuộc đàm phán cấp lãnh đạo quân sự giữa 2 nước vẫn chưa đạt được bước tiến cụ thể, dù 2 bên đã rút bớt lực lượng ở một số điểm nóng.
Ấn Độ cáo buộc Trung Quốc đã tăng cường sức mạnh tấn công gần Đường kiểm soát Ấn Độ – Trung Quốc (LAC). Tư lệnh Lục quân Ấn Độ, Tướng Manoj Mukund Naravane, đã tuyên bố sẽ đối phó với hoạt động xây dựng cơ sở hạ tầng và triển khai quân sự của Trung Quốc với sức mạnh tương đương.
Tổng thống Putin tiết lộ số máy bay không người lái của Nga
Tổng thống Vladimir Putin vừa tiết lộ rằng quân đội Nga đang mở rộng kho khí tài quân sự không người lái, cho phép các đơn vị vận hành quan sát và chống lực lượng thù địch từ cách xa nhiều km, theo Đài RT.
Tổng thống Vladimir Putin chủ trì cuộc họp với giới sĩ quan quân đội cấp cao và lãnh đạo trong ngành công nghiệp quốc phòng Nga ở thành phố Sochi ngày 1.11. Ảnh REUTERS
Đài RT ngày 2.11 đưa tin trong cuộc họp với giới sĩ quan quân đội cấp cao và lãnh đạo trong ngành công nghiệp quốc phòng ở thành phố Sochi ngày 1.11, Tổng thống Putin tiết lộ rằng Nga có ít nhất 2.000 máy bay không người lái (UAV) được sử dụng cho các sứ mệnh trinh sát và ngày càng đóng vai trò tác chiến.
Theo ông Putin, các nhà khoa học và kỹ sư Nga cần tiếp tục làm việc về UAV, tận dụng trí tuệ nhân tạo và những thành tựu mới nhất về công nghệ hiện đại.
UAV Orion-E của Nga
"Chúng ta biết rất rõ máy bay không người lái đã thể hiện như thế nào trong các cuộc xung đột vũ trang trong những năm gần đây, nó có thể hiệu quả và nguy hiểm như thế nào đối với chúng ta, nhớ những gì chúng ta đã thấy ở Syria- các cuộc tấn công khủng bố dùng máy bay không người lái. Chúng ta có được kinh nghiệm đẩy lùi những cuộc tấn công này và chúng ta đang làm một cách khá hiệu quả", Tổng thống Putin phát biểu.
Cách đây vài tuần, Moscow đã dùng cuộc tập trận Zapad 2021 để phô diễn robot tác chiến không người lái mà có thể phá hủy xe tăng mà không đặt các đơn vị lục quân Nga trong tình trạng gặp nguy cơ bị tổn hại.
Hồi tháng 7, những nhà phát triển vũ khí được nhà nước Nga ủng hộ giới thiệu một loại UAV mới Orion-E, được trang bị rốc két và bom. UAV mới này có khả năng phá hủy xe tăng và xe bọc thép chở quân trong lúc bay ở tầm cao.
Mỹ bồi thường nạn nhân vụ không kích nhầm ở Kabul Lầu Năm Góc đề nghị đền tiền cho thân nhân 10 người chết do không kích nhầm ở Kabul cuối tháng 8, sẵn sàng hỗ trợ đưa họ đến Mỹ. Bộ Quốc phòng Mỹ hôm qua đề xuất chi trả số tiền chưa được công bố cho thân nhân gia đình 10 người thiệt mạng trong vụ tấn công bằng máy bay không...