Ấn Độ tiếp tục ghi nhận số ca nhiễm và tử vong ở mức cao chưa từng thấy
Ấn Độ tiếp tục ghi nhận số ca nhiễm mới và tử vong do COVID-19 trong 1 ngày đều tăng cao chưa từng thấy kể từ khi đại dịch bùng phát.
Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 tại Bhopal, Ấn Độ. Ảnh: THX/TTXVN
Trong 24 giờ qua, quốc gia Nam Á này ghi nhận 332.503 ca nhiễm và 2.256 ca tử vong. Theo trang thống kê worldometers.info, tính đến 8 giờ sáng 23/4 (giờ Việt Nam), Ấn Độ có tổng cộng 16.257.309 ca nhiễm và 186.928 ca tử vong.
Đây là ngày thứ 2 Ấn Độ ghi nhận số ca nhiễm mới vượt 300.000 ca/ngày, sau chuỗi 8 ngày liên tiếp có số ca nhiễm mới trên 200.000 ca/ngày. Đây cũng là ngày thứ 3 liên tiếp số ca tử vong vượt 2.000 ca/ngày. Thực trạng này làm gia tăng áp lực vốn đã nặng nề đối với hệ thống y tế của Ấn Độ hiện đang trong tình trạng thiếu thốn vật tư y tế nghiêm trọng, đặc biệt là thiết bị cung cấp oxy cho các ca bệnh nặng.
Video đang HOT
Theo giới chức thành phố Nashik, cách thành phố Mumbai lớn nhất của Ấn Độ 167 km, số ca tử vong do thiếu thiết bị cung cấp oxy sau vụ rò rỉ khí oxy trong một bể chứa đã lên tới 29 người. Hiện giới chức Ấn Độ đã mở cuộc điều tra sự cố này.
Trong khi đó, thủ đô New Delhi đã cảnh báo nhiều bệnh nhân COVID-19 có nguy cơ tử vong nếu các nguồn cung oxy tại các bệnh viện không được đảm bảo.
Hiện giới chuyên gia y tế đang đặc biệt quan ngại về tình hình dịch bệnh COVID-19 và chưa thể xác định nguyên nhân số ca nhiễm mới tại Ấn Độ tăng đột biến trong thời gian gần đây do sự xuất hiện biến thể kép của SARS-CoV-2 hay thói quen sinh hoạt của người dân, đặc biệt trong các dịp lễ hội tập trung đông người thời gian gần đây.
Trước tình hình hình dịch tại Ấn Độ, nhiều nước như Australia và Canada đã hạn chế và đình chỉ các chuyến bay khởi hành từ quốc gia này. Ngày 22/4, Các Tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE) đã quyết định đình chỉ mọi chuyến bay từ Ấn Độ. Hành lang hàng không giữa Ấn Độ và UAE là một trong những tuyến đường đông đúc nhất thế giới, ước tính khoảng 300 chuyến bay/tuần.
Thế giới vừa trải qua tuần có số ca mắc mới COVID-19 cao kỉ lục
Thế giới vừa trải qua tuần có 5,2 triệu ca mắc COVID-19 mới, mức cao nhất kể từ khi đại dịch bùng phát, với việc nhiều nước ghi nhận mức lây nhiễm kỉ lục.
Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 tại Bhopal, Ấn Độ, ngày 10/4/2021. Ảnh: THX/TTXVN
Xu hướng đáng ngại này xuất hiện chỉ ít ngày sau khi thế giới ghi nhận cột mốc đáng buồn với 1,3 triệu người tử vong vì COVID-19, bất chấp việc các nước đẩy nhanh nỗ lực tiêm phòng vaccine. Dữ liệu của Đại học Johns Hopkins cho thấy, số ca nhiễm trong tuần tăng 12% so với tuần trước đó, làm giấy lên lo ngại về kỳ vọng sớm dập tắt được đại dịch.
Mức lây nhiễm theo tuần đã vượt so với thời kỳ đỉnh điểm trước đó hồi giữa tháng 12/2020. Dịch bệnh có chiều hướng giảm ở Mỹ và Anh, nhưng lại tăng mạnh ở nhóm nước đang phát triển, với Ấn Độ và Brazil là hai tâm dịch nguy hiểm nhất. Số ca tử vong trên toàn thế giới cũng tăng trở lại, với trung bình có gần 12.000 người chết/ngày trong tuần qua, tăng mạnh so với mức 8.600 ca tử vong/ngày của tuần từ 7-14/3 - thời điểm dịch bệnh có xu thế lắng xuống.
Ấn Độ và Brazil là hai nước chiếm tỉ trọng lớn nhất về số ca nhiễm mới trên toàn cầu, một cuộc đua mà không một nước nào muốn thành người chiến thắng. Đối diện với lây nhiễm bùng phát mạnh, Ấn Độ đã vượt Brazil để trở thành tâm dịch lớn thứ hai sau Mỹ.
Các bệnh viện ở Ấn Độ, Brazil đều đang trong tình trạng quá tải, khi số người nhập viện do mắc COVID-19 tăng nhanh. Tiến độ tiêm ngừa vaccine ở hai nước này hiện cũng ở mức thấp, lần lượt ở ngưỡng 4,5% và 8,3% tổng dân số, kém sa so với mức 33% ở Mỹ và 32% ở Anh.
Nhưng không phải chỉ các nước đang phát triển mới phải đối mặt với bước thụt lùi trong cuộc chiến chống COVID-19. Một số ca mắc chứng đông máu hiếm gặp sau khi tiêm vaccine Johnson & Johnson và AstraZeneca khiến chính phủ nhiều nước trên thế giới phải đối diện với xu thế gia tăng nghi ngờ với vaccine trong dân chúng.
Những biến chủng mới của SARS-CoV-2 cũng là một tác nhân làm dịch bệnh bùng phát mạnh. Brazil là nước khởi nguồn của biến chủng P.1, được đánh giá là có mức độ "chết chóc nhất", được phát hiện hồi tháng 12/2020. Những nghiên cứu mới đây cho thấy, P.1 cùng với biến chủng ở Anh, Nam Phi, đều là loại có khả năng lây nhiễm mạnh hơn so với các chủng cũ.
Chuyển nhà 18 lần trong ba năm vì vợ sợ gián Anh chồng ở Bhopal, cho biết sẽ đệ đơn ly hôn vì xấu hổ với gia đình, bạn bè, khi vợ liên tục đòi chuyển nhà vì sợ gián. Anh kỹ sư phần mềm lần đầu biết về nỗi ám ảnh của vợ sau khi họ kết hôn năm 2017. Lúc đó, cô vợ phát hiện một con gián trong bếp nên lao...