Ấn Độ tiếp nhận máy bay quân sự lớn nhất thế giới
Ấn Độ hôm nay (2/9) đã chính thức tiếp nhận vào quân đội nước này chiếc máy bay vận tải quân sự lớn nhất thế giới – C-17 Globemaster III. Đây là một nỗ lực nhằm tăng cường năng lực của Không quân Ấn Độ trong hoạt động chuyên chở binh lính và xe tăng đến các chiến trường nhanh nhất có thể.
Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ A.K. Antony cho biết, chiếc máy bay vận tải quân sự hạng nặng 70 tấn C-17 đã được đưa vào biên chế của Căn cứ Không quân Hindon, cách thủ đô New Delhi chỉ khoảng 30km. “Sự có mặt của chiếc máy bay quân sự này đánh dấu một bước tiến dài trong sự phát triển của lực lượng Không quân. Chiếc máy bay mới sẽ thực hiện các chiến dịch chiến thuật và phi truyền thống”, ông Antony phát biểu.
Chiếc C-17 Globemaster III do Mỹ chế tạo có thể chở được khoảng 150 binh lính được trang bị vũ khí đầy đủ và đây là loại máy bay được dự kiến thay thế cho những chiếc IL-76 già cỗi mà Ấn Độ mua của Nga trước đây.
Tính đến nay, Ấn Độ đã có 3 chiếc máy bay vận tải quân sự C-17 và quốc gia Châu Á này dự kiến sẽ đón thêm 7 chiếc máy bay loại này từ nay đến cuối năm tới theo một hợp đồng được ký kết với Mỹ năm 2011.
Tập đoàn Boeing của Mỹ đã bàn giao cho Không quân Ấn Độ 3 chiếc máy bay vận tải chiến lược C-17 Globemaster III lần lượt vào các tháng 6, 7 và 8. Theo kế hoạch, Boeing sẽ giao cho phía Ấn Độ thêm 2 chiếc C-17 trong thời gian còn lại của năm nay và 5 chiếc vào năm 2014.
C-17 là loại máy bay có thể hoạt động trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt, vận chuyển được tải trọng lớn trên quãng đường dài và hạ cánh trên những đường băng dã chiến ngắn.
Trong một diễn biến khác liên quan đến hoạt động trang bị vũ khí của các nước, Lực lượng Bảo vệ Bờ biển của Hải quân Nga sẽ được đón nhận khoảng 20 hệ thống tên lửa mới và hơn 70 chiếc trực thăng vào năm 2020. Đây là thông tin vừa được Tư lệnh Hải quân Nga – Đô đốc Viktor Chirkov tiết lộ trong ngày hôm nay.
Các đơn vị Lực lượng Bảo vệ Bờ biển sẽ được trang bị khoảng 20 hệ thống tên lửa Bastion và Bal, 21 máy bay mới và 54 chiếc trực thăng. Những vũ khí hiện tại đang phục vụ trong lực lượng này sẽ được hiện đại hóa và nâng cấp.
Cũng theo ông Chirkov, Nga sẽ đặt ưu tiên cho nhiệm vụ hiện đại hóa những chiếc máy bay chống tàu ngầm.
Theo_VnMedia
Video đang HOT
Báo TQ: Quân đội Việt Nam vươn tầm kiểm soát Biển Đông
Truyền thông Trung Quốc (TQ) đưa thông tin trên và tỏ rõ sự quan tâm tới quá trình hiện đại hóa của quân đội Việt Nam (VN)
'Sức mạnh từng bước được nâng tầm, cùng với đó là sự đồng bộ trong trang bị vũ khí chiến lược đã giúp cho quân đội VN có được vị thế không thể xem thường trong khu vực.
Sự lớn mạnh nhanh chóng của lực lượng quân đội VN thể hiện rõ trong việc có thể vươn tầm kiểm soát trên biển Đông', tờ CNJ của TQ phân tích.
Không những có sự phân tích liên quan tới sức mạnh quân đội VN mà báo chí TQ còn đưa ra những hình ảnh về các loại vũ khí bảo vệ chủ quyền quốc gia đã, đang và sẽ sớm có mặt trong quân đội VN.
Tờ Chinamil của TQ nhận định, hiện đại hóa lực lượng hải quân là điều mà VN đang rất nỗ lực triển khai.
Theo đó, VN đã ký kết với Nga mua 6 tàu ngầm phi hạt nhân Kilo 636 trị giá gần 2 tỷ USD vào năm 2009.
Ngoài đóng tàu ngầm, Nga còn đảm nhiệm chương trình huấn luyện thủy thủ cho VN, cung ứng những thiết bị và vật tư kỹ thuật cần thiết.
Bên cạnh đó, Hà Nội còn đang củng cố sức mạnh của các loại tàu chiến mặt nước hiện đại bằng việc đóng thêm tàu hộ vệ Gepard 3.9 Project 11661E thứ 2.
Trước đó, VN đã ký hợp đồng mua 2 tàu chiến Gepard 3.9 vào năm 2007 và được bàn giao năm 2011.
Tàu ngầm phi hạt nhân Project 636 có thể được tích hợp các loại vũ khí mới trên tàu, mở rộng phạm vi tấn công mục tiêu được báo chí TQ tỏ ra quan ngại nhất.
Dự kiến, trong năm 2013, VN sẽ nhận được 2 chiếc tàu ngầm Kilo 636 đầu tiên từ Nga. Các tàu còn lại đang được phía Nga khẩn trương tiếp tục chế tạo.
Đội tàu mặt nước của VN sẽ có được sự đồng bộ khi các dự án đóng tàu cỡ lớn, cũng như tàu pháo, tàu tuần tra được hoàn thành.
'Theo kế hoạch, VN tổng cộng sẽ trang bị 10 tàu cao tốc tên lửa Project 12418, trong đó 6 tàu đã ký hợp đồng đóng.
Bắt đầu từ năm 2010, Nga đã cung cấp cho VN các bộ phận lắp ráp với trị giá 30 triệu USD, dự kiến sẽ kết thúc vào năm 2016.
VN có thể lựa chọn đóng 4 tàu lớp Molniya khác', tờ Hoàn cầu phân tích.
Tuy nhiên, điều báo chí TQ cảm thấy lo ngại nhất chính là sự đa dạng trong chiến lược hợp tác nhằm tăng cường sức mạnh hải quân của Hà Nội.
'Họ (VN) không chỉ còn là bạn hàng quen thuộc của Nga mà giờ đây đã có nhiều loại vũ khí, tầu chiến có nguồn gốc từ phương Tây, cũng như nhiều quốc gia khác xuất hiện.
Điều này chứng tỏ VN đang cố gắng tổng hòa sức mạnh đa quốc gia thành sức mạnh của riêng mình', tờ CNJ phân tích.
Hình ảnh đại diện quân đội VN có buổi thăm và làm việc trên tàu chiến của Mỹ, chứng tỏ sự hợp tác khá 'thân thiện' giữa 2 quốc gia.
Không chỉ chú trọng tới sức mạnh biển, báo chí TQ cũng bày tỏ sự quan tâm tới sức mạnh của lực lượng không quân VN.
Đối với lực lượng không quân, trong 10 năm gần đây VN tăng cường số lượng máy bay tiêm kích đa năng Sukhoi.
Hiện nay, trong biên chế của Không quân Nhân dân VN đã có 12 tiêm kích Su-27SK/UBK và 24 Su-30MK2, tờ CNJ nhận định.
Năm 2003, VN lại mua 4 máy bay tiêm kích đa năng hiện đại hơn Su-30MK2, và được bàn giao vào năm 2004.
Năm 2009, ký mua 8 máy bay Su-30MK2 và được bàn giao vào năm 2010 - 2011.
Năm 2010 VN ký hợp đồng mua tiêm kích Sukhoi quy mô lớn nhất với 12 chiếc Su-30MK2, bàn giao trong năm 2011 - 2012.
Ngoài ra, trong tương lai VN có thể cũng sẽ là khách hàng tiềm năng lớn mua tiêm kích đa năng thế hệ 4 Su-35 từ Nga.
Và điều đó sẽ tạo ra một sức mạnh 'tổng hòa' giúp quân đội VN khẳng định được vị thế của mình trong khu vực.
Theo Báo Đất Việt
Philippines biểu tình toàn cầu chống sự bắt nạt của Trung Quốc Một liên minh mới thành lập hôm qua (17/7) đã lên tiếng kêu gọi người dân Philippines hãy đứng lên chống lại cái mà họ gọi là sự bắt nạt, ức hiếp của Trung Quốc ở Biển Đông trong các cuộc biểu tình được phát động trên khắp thế giới vào ngày 24/7 tới. Liên minh Biển Đông của Philippines đang háo hức...