Ấn Độ tiếp nhận máy bay huấn luyện – chiến đấu hiện đại
Ngày 23-9, Hải quân Ấn Độ đã tiếp nhận chiếc máy bay huấn luyện phiên bản hải quân tiên tiến Hawk Mk-132 đầu tiên, từ Tập đoàn Hàng không Hindustan (HAL) tại một buổi lễ ở thành phố Bangalore.
“Chúng tôi đã chế tạo chiếc máy bay này đúng tiến độ để bàn giao cho lực lượng hải quân. Họ đã đặt mua 17 biến thể máy bay huấn luyện hiện đại này. 4 chiếc nữa sẽ được bàn giao trong năm nay,” chủ tịch HAL R.K. Tyagi cho biết tại buổi lễ.
17 chiếc máy bay huấn luyện Hawk mà Hải quân Ấn Độ đã đặt mua, thuộc một hợp đồng mua 57 chiếc máy bay được ký năm 2010, trong đó 40 chiếc cho Không quân Ấn Độ.
Tập đoàn HAL sản xuất loại máy bay huấn luyện siêu âm này, theo giấy phép sản xuất của Tập đoàn BAE System và Rolls-Royce của Anh cho Không quân và Hải quân Ấn Độ.
Video đang HOT
Máy bay huấn luyện – chiến đấu phản lực Hawk
Là loại máy bay phản lực đa năng 2 chỗ ngồi, được trang bị một động cơ Rolls Royce Adour Mk 871, Hawk được sử dụng để huấn luyện cơ bản, nâng cao và vận hành vũ khí cho phi công và có thể thực hiện một loạt các động tác nhào lộn trên không. Hawk cũng có thể được sử dụng như một máy bay tấn công mặt đất hoặc thực hiện các nhiệm vụ phòng không.
Không quân Ấn Độ đã đặt mua 121 chiếc máy bay huấn luyện Hawk hiện đại, trong đó có 24 chiếc mua nguyên chiếc do Anh sản xuất, số còn lại do Tập đoàn HAL chế tạo tại Ấn Độ.
Không quân Ấn Độ đã triển khai phi đội máy bay huấn luyện Hawk tại căn cứ Bidar tại thành phố miền bắc Karnataka, nằm cách Bangalore khoảng 690 km, để huấn luyện phi công mới vận hành các máy bay chiến đấu siêu âm như Sukhois, MiG, Mirage và Jaguar.
Theo ANTD
T-50i của Hàn Quốc "đánh bóng" hình ảnh sau tai nạn
Ngày 10-9, hai chiếc máy bay chiến đấu huấn luyện T-50i đã rời Hàn Quốc lên đường sang Indonesia, đánh dấu lần xuất ngoại đầu tiên của dòng máy bay huấn luyện siêu âm của Hàn Quốc.
Động thái trên diễn ra 2 năm sau khi Tập đoàn Công nghiệp Hàng không Hàn Quốc (KAI) ký một hợp đồng trị giá 400 triệu USD, xuất khẩu 16 chiếc máy bay huấn luyện T-50i cho đất nước Đông Nam Á này, các quan chức KAI cho biết.
Với lô xuất khẩu này, Hàn Quốc đã trở thành nước thứ 6 trên thế giới xuất khẩu máy bay chiến đấu siêu âm sau Mỹ, Nga, Anh, Pháp và Thụy Điển.
Theo các quan chức KAI, 2 chiếc máy bay huấn luyện này sẽ dừng chân tại Đài Loan và Philippines để tiếp nhiên liệu trước khi hạ cánh xuống Căn cứ không quân Iswahyudi của Indonesia vào ngày 11-9.
Máy bay huấn luyện chiến đấu T-50i Golden Eagle
Dự kiến, 14 chiếc T-50i còn lại sẽ được chuyển giao nốt cho Indonesia theo 7 đợt riêng rẽ trước khi kết thúc năm nay, sớm hơn 4 tháng so với kế hoạch ban đầu.
Ông Ha Sung-yong, chủ tịch kiêm giám đốc điều hành tập đoàn KAI, cho biết, công ty còn đang thúc đẩy nỗ lực bán máy bay chiến đấu T-50 cho Philippines, Iraq và Ba Lan.
Ông cho rằng vụ tai nạn gần đây của một chiếc máy bay T-50 trong khi đang thực hiện nhiệm vụ huấn luyện thông thường ở Hàn Quốc không có ảnh hưởng gì lớn đến việc xuất khẩu máy bay, mặc dù nó gây tổn hại đến hình ảnh của KAI.
Theo ANTD
Hàn Quốc lần đầu xuất khẩu máy bay huấn luyện chiến đấu Hai máy bay quân sự Hàn Quốc hôm nay 10/9 đã rời nước này để tới Indonesia trong khuôn khổ hợp đồng xuất khẩu máy bay huấn luyện chiến đấu siêu thanh đầu tiên của Hàn Quốc. Một chiếc T-50 do Hàn Quốc chế tạo. Động thái trên diễn ra 2 năm sau khi Tập đoàn công nghiệp hàng không vũ trụ Hàn...