Ấn Độ tích cực mua lại than của Australia bị tồn ở Trung Quốc
Ấn Độ đang mua số than nhiệt của Australia nằm tồn tại các bến cảng Trung Quốc nhiều tháng nay, thêm phần phức tạp hoá cuộc chiến chống khủng hoảng năng lượng của Bắc Kinh.
Công nhân bốc dỡ than nhập khẩu tại một bến cảng ở tỉnh Giang Tô. Ảnh: Reuters
Tờ Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng (SCMP) dẫn lời một số nguồn thạo tin về thương vụ trên các lô than vừa được gửi từ Australia đến Trung Quốc đang được giảm giá 12 – 15 USD/tấn và là một trong những loại than nhiệt rẻ nhất so với chất lượng của nó trên thị trường. Các nhân vật trên đề nghị ẩn danh vì họ không được phép trả lời báo giới.
Các nhà máy sản xuất xi măng và sắt xốp của Ấn Độ là nhóm khách hàng đang thu mua than nhiệt tồn đọng ở Trung Quốc để thu hẹp tình trạng thiếu hụt trong nước. Các công ty đã mua gần 2 triệu tấn than.
Video đang HOT
Diễn biến này phản ánh mức độ xấu đi trong mối quan hệ Trung Quốc-Australia. Bắc Kinh đang phải đối phó với cuộc khủng hoảng điện năng vốn được dự báo trở nên tồi tệ hơn khi mùa đông bắt đầu, song không hề động chạm đến lượng than của Australia do bất ổn địa chính trị.
Dự trữ than các nhà máy nhiệt điện chạy bằng than của Ấn Độ, nơi sản xuất gần 70% điện năng của cả nước, đang ở gần mức thấp nhất trong 4 năm. Công ty khai thác mỏ Coal India thuộc sở hữu nhà nước đang tìm kiếm nhiều nguồn cung cấp hơn.
Dữ liệu của chính phủ cho thấy hơn một nửa trong số 135 nhà máy nhiệt điện than của Ấn Độ có lượng dự trữ nhiên liệu dưới mức sử dụng cho 3 ngày, thiếu mạnh so với mức khuyến nghị ít nhất là hai tuần.
Các nhà xuất khẩu than lớn gần đây đã tăng giá lên mức cao nhất mọi thời đại. Giá than Newcastle của Australia, được coi là tiêu chuẩn của thị trường châu Á, đã tăng gần mức kỷ lục. Giá xuất khẩu của Indonesia cũng tăng 30% trong ba tháng qua.
Mối bất hòa giữa Trung Quốc, nước tiêu thụ và nhập khẩu than lớn nhất thế giới, và Australia đã khiến 70 tàu và 1.400 thuyền viên phải chờ đợi được bốc hàng bên ngoài các cảng của Trung Quốc hồi tháng 1. Hầu hết các tàu sau đó đã dỡ hàng hoặc chuyển hướng đến các điểm đến khác.
Ấn Độ xây cảng biển 700 triệu USD tại Sri Lanka để cạnh tranh với Trung Quốc
Một công ty Ấn Độ vào ngày 30/9 đã đạt được thỏa thuận 700 triệu USD xây dựng cảng container chiến lược tại Sri Lanka.
Tàu container đậu tại bến do Trung Quốc vận hành ở cảng Colombor, Sri Lanka. Ảnh: Reuters
Hãng thông tấn AFP (Pháp) đánh giá đây là động thái để Ấn Độ tạo đối trọng với ảnh hưởng ngày càng tăng của Trung Quốc trong khu vực.
Cơ quan Cảng vụ Sri Lanka (SLPA) xác nhận đã ký thỏa thuận với tập đoàn Adani (Ấn Độ) để xây dựng cảng biển mới kế bên cảng biển 500 triệu USD do Trung Quốc vận hành tại Colombo.
SLPA thông báo: "Thỏa thuận trị giá trên 700 triệu USD là đầu tư nước ngoài lớn nhất từ trước đến nay trong lĩnh vực cảng của Sri Lanka".
Theo đó, Adani sẽ trở thành đối tác với tập đoàn địa phương John Keells và SLPA đóng vai trò đối tác thiểu số. John Keells sẽ đóng góp 34% trong khi Adani đóng góp 51% tiền vốn của liên doanh có tên Cảng quốc tế Tây Colombo.
Cảng biển mới dài 1,4 km, có độ sâu 20 m và công suất xử lý 3,2 triệu container mỗi năm. Giai đoạn đầu của dự án với nhà ga 600 m dự kiến hoàn thiện trong vòng 2 năm. Cảng biển sẽ được chuyển quyền sở hữu cho Sri Lanka sau 35 năm vận hành.
Colombo nằm tại Ấn Độ Dương giữa Dubai (Các tiểu vương quốc Arab Thống nhất) và Singapore. Sri Lanka sở hữu vị trí "đắc địa" với trung bình 200 tàu vận tải và tàu chở dầu di chuyển qua mỗi ngày trên tuyến đường biển nhộn nhịp nối giữa châu Á, Trung Đông và châu Âu. Sri Lanka đồng thời là trung tâm chuyển tải lớn nhất tại Nam Á, điều này đồng nghĩa với việc một số tàu biển lớn nhất thế giới thường cập cảng tại nước này để dỡ và chất hàng hóa.
Theo hãng thông tấn Reuters (Anh), Trung Quốc đã "nhiệt tình" đầu tư cho các cảng biển và công trình xây dựng tại Sri Lanka - quốc gia Nam Á giữ vị trí chiến lược trong sáng kiến "Vành đai, Con đường" của Bắc Kinh.
Trung Quốc yêu cầu các công ty điện lực duy trì nguồn cung bằng mọi giá Chính quyền Trung Quốc đã yêu cầu các công ty năng lượng nhà nước - cụ thể là các nhà máy nhiệt điện, nhà máy phát điện chạy dầu diesel, phải bảo đảm nguồn cung trong mùa đông này. Giao thông ách tắc tại thủ phủ Thẩm Dương, tỉnh Liêu Ninh do đèn tín hiệu không hoạt động vì mất điện. Ảnh: Weibo...