Ấn Độ thử thành công tên lửa có thể mang đầu đạn hạt nhân “Prithvi-2″
Ấn Độ đã tiến hành giai đoạn thử nghiệm kế tiếp tên lửa đất đối đất tầm ngắn, nhiên liệu lỏng “Prithvi-2″.
Đây là lần thử nghiệm thứ năm của loại tên lửa này trong sáu tháng qua và tất cả các vụ phóng thử đều thành công mỹ mãn.
Vụ phóng được thực hiện từ một bệ phóng di động ở trường bắn Chandipur, bang phía đông Odisha, với khoảng cách tối đa theo thiết kế là 350km. Tên lửa đã tiêu diệt mục tiêu theo đúng kế hoạch đã định.
Được biên chế cho Bộ tư lệnh lực lượng đặc biệt của Ấn Độ vào năm 2003, Prithvi là loại tên lửa đạn đạo đầu tiên do Ấn Độ tự phát triển. Đây là loại tên lửa một tầng, nhiên liệu lỏng có độ chính xác cao và là một trong năm loại tên lửa được chế tạo theo Chương trình phát triển tên lửa đạn đạo dẫn đường tích hợp của nước này.
Video đang HOT
Tên lửa đạn đạo tầm ngắn 1 tầng, nhiên liệu lỏng Prithvi-2
Tên lửa đạn đạo tầm ngắn Prithvi-2 dài 9m, đường kính 1m, có thể mang đầu đạn nặng 500-1.000kg, bao gồm cả đầu đạn hạt nhân đương lượng nổ nhỏ, với hệ thống dẫn đường tiên tiến, độ chính xác cao và khả năng đánh lừa các tên lửa chống tên lửa đạn đạo.
Tên lửa tầm ngắn này có khả năng đạt độ cao 43,5km, thời gian bay tấn công mục tiêu là 483s (khoảng 8 phút) nên nó được coi là nỗi kinh hoàng của các hệ thống phòng thủ tên lửa. Bởi vì thời gian bay ngắn, có phát hiện được thì các hệ thống phòng thủ cũng không kịp đánh chặn.
Theo ANTD
Israel phóng thử tên lửa đánh chặn tầm xa Arrow III
Ngày 3-1, Israel đã một lần nữa phóng thử thành công hệ thống đánh chặn tên lửa đạn đạo Arrow III cải tiến từ căn cứ không quân Palmachim.
Theo các quan chức Bộ Quốc phòng Israel, vụ phóng thử tên lửa Arrow III ngày hôm nay được phóng từ căn cứ không quân Palmachim qua bầu trời Địa Trung Hải và không nhằm vào một mục tiêu đánh chặn nào.
Đây là lần thứ hai, quân đội Israel phóng thử thành công hệ thống đánh chặn tên lửa do Tập đoàn hàng không vũ trụ Israel và hãng Boeing của Mỹ hợp tác phát triển này.
Arrow III là phiên bản nâng cấp của hệ thống phòng thủ tên lửa trước đó, Arrow II, đã được Israel đưa vào biên chế từ một thập kỷ trước và thành công đến 90% trong tất cả các lần phóng thử.
"Tên lửa đánh chặn Arrow III đã được phóng thành công và đã bay theo một đường bay ngoài khí quyển trên vũ trụ," Bộ Quốc phòng Israel cho biết trong một tuyên bố.
Tên lửa đánh chặn tầm xa Arrow III
Hệ thống đánh chặn tên lửa Arrow III được thiết kế để tiêu diệt các tên lửa đang bay tới từ Iran và Syria.
Dự kiến, hệ thống tên lửa đánh chặn này sẽ được triển khai vào năm tới, song tới nay, Arrow III vẫn chưa trải qua toàn bộ các quy trình thử nghiệm mô phỏng đánh chặn.
Arrow là bộ phần tầm xa trong hệ thống phòng thủ tên lửa đa lớp của Israel. Hệ thống phòng thủ này còn bao gồm tên lửa phòng khong tầm ngắn "Vòm Sắt" (Iron Dome) đã được triển khai thành công, và tên lửa phòng không tầm trung "David's Sling" đang được phát triển. Chúng có thể sẽ được triển khai cùng với các hệ thống phòng thủ tên lửa cùng loại như Aegis, THAAD... của Mỹ.
Theo ANTD
MIRV: Công nghệ xuyên phá mọi hệ thống phòng thủ tên lửa Liên tiếp trong tháng 11 vừa qua, Mỹ và Nga đã dùng 1 tên lửa đẩy phóng lên quỹ đạo lần lượt 29 và 32 quả vệ tinh. Đằng sau công nghệ 1 tên lửa phóng nhiều vệ tinh này là công nghệ đa đầu đạn phân hướng (MIRV) hết sức siêu việt. Có thể nói MIRV chính là khắc tinh không thể...