Ấn Độ thử thành công hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo giai đoạn II
Cuộc thử nghiệm khẳng định khả năng phòng thủ của Ấn Độ trước tên lửa đạn đạo tầm bắn 5.000 km và tích hợp nhiều công nghệ tiên tiến.
Tên lửa hành trình siêu vượt âm tầm xa BrahMos của Ấn Độ. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo phóng viên TTXVN tại New Delhi, ngày 24/7, Tổ chức Nghiên cứu và Phát triển Quốc phòng (DRDO) Ấn Độ đã thử thành công Hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo giai đoạn II từ ngoài khơi bờ biển Odisha, miền Đông Ấn Độ.
Tuyên bố từ Bộ Quốc phòng Ấn Độ cho biết tên lửa mục tiêu được phóng từ cơ sở phóng phức hợp LC-IV Dhamra lúc 16h20, mô phỏng tên lửa đạn đạo của đối phương, đã bị phát hiện bởi các radar của hệ thống vũ khí được triển khai trên đất liền và trên biển và kích hoạt hệ thống đánh chặn AD.
Video đang HOT
Trong bài đăng trên mạng xã hội X, DRDO cho hay tên lửa nội khí quyển AD giai đoạn II được phóng từ cơ sở LC-III tại ITR, Chandipurat lúc 16h24 đã “đáp ứng tất cả các mục tiêu thử nghiệm, xác nhận hệ thống vũ khí chiến tranh lấy mạng làm trung tâm bao gồm hệ thống cảm biến LR, hệ thống liên lạc có độ trễ thấp và tên lửa Đánh chặn tiên tiến”.
Cuộc thử nghiệm đã chứng minh khả năng của Ấn Độ trong nỗ lực phòng thủ trước tên lửa đạn đạo tầm bắn 5.000 km. Dữ liệu phóng của tên lửa đã được thu thập bởi các thiết bị theo dõi tầm xa như Hệ thống quang điện, Radar và Trạm đo từ xa được triển khai tại nhiều địa điểm khác nhau, bao gồm cả trên tàu.
Tên lửa nội khí quyển AD giai đoạn II là hệ thống tên lửa phóng từ mặt đất sử dụng nhiên rắn được phát triển bản địa nhằm vô hiệu hóa nhiều loại mối đe dọa tên lửa đạn đạo của đối phương trong phạm vi độ cao từ khu vực nội khí quyển đến khu vực ngoài khí quyển thấp. Một số công nghệ bản địa tiên tiến nhất được phát triển bởi nhiều phòng thí nghiệm DRDO khác nhau đã được tích hợp vào hệ thống tên lửa này.
Rời chiến tuyến, binh sĩ Ukraine bất ngờ đến Mỹ huấn luyện
Khoảng 100 binh sĩ Ukraine sẽ tới Mỹ ngay trong tuần tới để bắt đầu tập huấn sử dụng hệ thống phòng thủ tên lửa Patriot.
Ukraine đã yêu cầu Mỹ cung cấp hệ thống phòng thủ tên lửa đất đối không Patriot có tên lửa dẫn đường trong nhiều tháng vì hệ thống này có thể nhắm mục tiêu máy bay, tên lửa hành trình và tên lửa đạn đạo tầm ngắn.
Trong chuyến thăm Mỹ vào cuối tháng 12-2022, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky cho biết khẩu đội này sẽ tạo ra sự khác biệt đáng kể trong việc củng cố hệ thống phòng thủ của Kiev trước cuộc tấn công từ Nga.
Mỹ cam kết cung cấp một khẩu đội Patriot hồi tháng 12-2022 cho Ukraine. Ảnh: AP
Phát ngôn viên Lầu Năm Góc Pat Ryder hôm 10-1 cho biết số lượng binh sĩ Ukraine đến Fort Sill ở bang Oklahoma - Mỹ để huấn luyện bằng số lượng cần thiết để vận hành một khẩu đội. Họ cũng sẽ học cách bảo trì các khẩu đội Patriot.
Người phát ngôn Ryder cho hay tiến trình huấn luyện thường có thể kéo dài vài tháng nhưng những binh sĩ rời khỏi chiến tuyến càng lâu, họ sẽ không thể tham chiến nên thời gian huấn luyện sẽ được rút ngắn.
Mỹ đã cam kết cung cấp một khẩu đội Patriot vào tháng 12-2022 như một phần của các gói hỗ trợ quân sự lớn mà họ đã cung cấp cho Ukraine trong những tuần gần đây. Tuần trước, Đức đã cam kết bổ sung một khẩu đội Patriot cho Ukraine. Lục quân Mỹ hiện có 16 tiểu đoàn Patriot.
Trong diễn biến liên quan, theo ước tính mới nhất của tạp chí Forbes, các biện pháp trừng phạt chưa từng có đối với các cá nhân Nga kể từ khi Moscow mở chiến dịch quân sự ở Ukraine đã tác động mạnh đến danh sách những người giàu nhất nước Nga. Dữ liệu của Forbes cũng cho thấy những người trụ lại ở đầu danh sách người giàu nước Nga chứng kiến khối tài sản giảm dần.
Ông Alexey Mordashov, chủ tịch của Công ty thép Severstal, đứng đầu danh sách những người có tài sản "bốc hơi" nhiều nhất, với khối tài sản của ông giảm khoảng 11,1 tỉ USD trong năm 2022 xuống còn 18,4 tỉ USD. 68 doanh nhân Nga sở hữu hơn 1 tỉ USD vào tháng 12-2022 cũng chứng kiến tài sản giảm dần trong năm qua.
Theo sau ông Mordashov là tỉ phú Tatyana Bakalchuk, giám đốc điều hành của công ty giao hàng và thương mại điện tử Wildberries (Nga), người có tài sản giảm gần một nửa xuống còn 4,7 tỉ USD. Người sáng lập Ngân hàng Tinkoff, ông Oleg Tinkov, cũng mất 5,9 tỉ USD.
Đức giải thích quyết định tiếp nhận tên lửa tầm xa của Mỹ Bộ trưởng Quốc phòng Đức Boris Pistorius cho biết việc tiếp nhận các tên lửa tầm xa từ Mỹ sẽ cho phép Berlin có cơ hội phát triển các loại vũ khí tương tự. Bộ trưởng Quốc phòng Đức Boris Pistorius phát biểu tại phiên họp Hạ viện ở thủ đô Berlin ngày 5/6/2024. Ảnh tư liệu: Getty Images/ TTXVN Theo đài RT...